Có nhiều người lúc bình thường thì không uống nước gì cả, chỉ khi nào thấy khát mới nốc một hơi hết hàng cốc to nước, vì họ cho rằng khi miệng không thấy khát tức là trong cơ thể không thiếu nước, nên không cần uống. Họ có biết đâu rằng uống nước cũng như là tưới nước cho đồng ruộng vậy, nếu chờ đến khi đồng ruộng khô nứt nẻ ra rồi mới tưới nước vào thì mùa màng, cây cối trên đó đã vì khô khát mà khô tóp lại rồi. Bản thân khát nước chính là sự cảnh báo thiếu nước nghiêm trọng trong cơ thể, cấp bách phải bổ sung thêm nước, vì vậy nếu chờ đến khi người cảm thấy khát nước thì tức là một bộ phận trong cơ thể cũng đã ở vào trạng thái mất điều hòa sự cân đối rồi, cho nên thói quen khi thấy khát mới uống nước rất có hại đối với sức khỏe.

Vai trò của nước
Vai trò của nước

Thành phần chủ yếu nhất trong cơ thể là nước. Nước chiếm tới trên 60% tổng trọng lượng cơ thể. Trong huyết dịch lưu thông không ngừng trong các mạch máu toàn cơ thể có tới 70% là nước. Người ta mỗi ngày thải loại ra khỏi cơ thể qua con đường bài tiết nước tiểu khoảng 1500 ml nước, bài tiết qua hô hấp khoảng 500 ml nước, bài tiết qua đại tiện từ 100 đến 200 ml nước. Ngoài ra, dù thời tiết không nóng, ta có cảm giác như không ra chút mồ hôi nào đi nữa thì mỗi ngày thực tế cũng vẫn bài tiết qua da ít nhất là 500 ml nước chứ không ít. Vì thế nên, mỗi ngày một người lớn, trong trường hợp bình thường cũng vẫn tiêu hao mất đi lượng nước ít nhất là vào khoảng 2500 ml – 2700 ml nước. Trong khi đó, sự thay thế chuyển hóa vật chất trong nội bộ cơ thể có thể oxy hóa sinh ra được khoảng 300 ml nước, có thể hấp thu được qua các bữa ăn từ 500 đến 1000 ml nước. Ngoài ra, số nước cần thiết nữa cho cơ thể từ 1000 đến 1500 ml là cần được bổ sung bằng uống nước trắng hoặc các loại nước rau, nước giải khát khác. Nếu trong những ngày nắng hoặc khi lao động thể lực mệt nhọc, thì lượng nước cần thiết cho cơ thể lại càng phải nhiều hơn nữa. Phần nước cần tăng thêm nhiều nữa đó chủ yếu dựa vào uống là chính. Chỉ khi nào đưa vào cơ thể đủ lượng nước cần thiết theo nhu cầu như nói trên mới có thể làm cho cơ thể duy trì được sự cân đối dịch thể, bảo đảm cho cơ thể luôn ở trạng thái sinh lí bình thường.

Khi khát mới uống một hơi với lượng lớn nước vào một lúc, như vậy rất bất lợi. Một là làm cho cơ thể có sự tổn hại do thiếu nước không được bổ sung kịp thời gây nên, hai là lượng lớn nước vào đột nhiên một lúc trong dạ dày sẽ làm cho niêm mạc dạ dày trương to ra kéo theo sự tổn thương thành dạ dày. Cách uống như vậy vừa làm tăng thêm gánh nặng đối với dạ dày và ruột, gây ảnh hưởng xấu đến việc hấp thu và sử dụng số nước đó, vừa gây cảm giác khó chịu đối với dạ dày và ruột, ảnh hưởng không tốt đến công năng tiêu hóa và làm giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, đột nhiên một lúc tăng thêm lượng lớn nước vào trong cơ thể cũng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cả cho tim và thận phải làm việc nhiều một lúc, như vậy rất có hại đến sức khỏe.

Uống nhiều nước và ăn uống hợp lý tốt cho người viêm đường tiết niệu
Uống nhiều nước và ăn uống hợp lý tốt cho người viêm đường tiết niệu

Thói quen uống nước một cách khoa học phải là: Trong ngày, thỉnh thoảng uống một chút nước, nhưng không nên uống quá nhiều một lúc, không nên chờ đến khi khát mới uống. Vì cơ thể cứ mỗi khắc, mỗi giờ trong ngày đều có sự bài tiết nước ra khỏi cơ thể, bài tiết qua con đường hô hấp thì lúc nào cũng có đều đặn, liên tục không ngừng; bài tiết qua da cũng vậy; chính thận cũng không ngừng sản sinh ra nước giải. Mặc dù những nước giải khát đó sau khi uống được tích lại tạm thời trong bàng quang chưa bài tiết ra ngay, nhưng nó nằm im tại đó chứ không tham gia vào trong tuần hoàn dịch thể nữa, mà đã thuộc vào phần nước chờ bị thải loại ra khỏi cơ thể rồi. Cho nên, phương pháp uống nước ít một và uống làm nhiều lần rải ra trong ngày không những có thể làm cho cơ thể thường xuyên được bổ sung kịp thời lượng nước đã mất đi, làm cho tổng dịch thể luôn giữ được ở trạng thái đầy đủ, cân đối mà còn không làm tăng gánh nặng của dạ dày, ruột, tim và thận, có lợi cho sự hấp thu và sử dụng nước của cơ thể.

Trước bữa ăn hoặc trong bữa ăn, uống chút ít nước hoặc ăn chút nước canh, không những không làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột mà trái lại sẽ càng thúc đẩy sự tiết ra nước bọt và các dịch ở dạ dày và ruột.

Ngoài chất dịch ra, lượng nhỏ nước hoặc lượng nhỏ canh được đưa vào cơ thể có thể trợ giúp cho sự nhuần nhuyễn và hòa tan thức ăn, giúp cho tiêu hóa được dễ dàng thuận lợi, đó chính là lúc cơ thể cần bổ sung nước nhất. Những lúc như thế mà uống một chút nước hoặc ăn một chút canh là hợp lí và có lợi nhất. Trong các quán ăn ở Nhật Bản, đồng thời với việc bưng các món ăn lên cho khách, thường bao giờ người ta cũng rót ra một cốc nước trắng đun sôi, điều đó rõ ràng là có lí do khoa học của nó. Nhưng cần phải chú ý, trong bữa ăn hoặc trước bữa ăn, sau khi ăn, tốt nhất không nên uống nước trà, vì trà không có lợi cho tiêu hóa thức ăn cũng như cho việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định.

Mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy cũng nên uống một cốc nước trắng đun sôi để ấm, như vậy vừa có thể bổ sung lượng nước bị mất đi trong cơ thể qua da, qua hô hấp sau một đêm ngủ say, lại vừa có thể giúp cho thận bài tiết ra các chất thải bã do thay đổi, chuyển hóa chất còn tích đọng lại. Ngoài ra uống nước như vậy giúp rửa sạch các chất còn đọng lại ở dạ dày và ruột qua một đêm, làm tăng thêm kích thích thải loại qua đại tiện. Đều đặn làm như vậy là tạo một thói quen tốt có lợi cho sức khỏe. Đương nhiên, tốt nhất là sau khi đánh răng xong, trước khi ăn sáng từ 10 đến 30 phút mà uống nước như vậy sẽ tránh được tình trạng do uống nước vào nhiều mà ảnh hưởng đến sự thèm ăn bữa sáng.

Tóm lại, có học vấn trong uống nước là có ý thức tạo cho mình một thói quen tốt, rất khoa học trong uống nước hàng ngày nhằm làm tăng thêm sức khỏe cho chính bản thân mình.

0/50 ratings
Bình luận đóng