VI.CHIẾT XUẤT.
            Spath dựa vào sự đóng mở vòng lacton để chiết xuất một số coumarin. Trước hết là chiết coumarin bằng ether dầu hoặc bằng một dung môi hữu cơ khác. Tiếp theo, lắc dung môi hữu cơ với dung dịch natri hydroxyd. Tách riêng lớp kiềm rồi lại acid hóa, sau đó lại chiết lại với dung môi hữu cơ, bốc hơi dung môi rồi tinh chế.
            Đối với các dẫn chất coumarin có nhiều nhóm OH hoặc đối với coumarin glycosid thì chúng khó hòa tan trong dung môi hữu cơ, hơn nữa các phenolcoumarin rất dễ bị oxy hóa bởi không khí trong môi trường kiềm, các acyl coumarin cũng dễ bị cắt nhóm acyl trong môi trường kiềm nên phương pháp Spath cũng bị hạn chế. Trong trường hợp này nên chiết bằng các dung môi kém phân cực rồi tăng dần độ phân cực. Bốc hơi từng dung môi, kiểm tra sự có mặt của coumarin rồi tách riêng biệt từng dẫn chất coumarin bằng sắc ký cột. Dùng chất hấp phụ là silicagel, dung môi đẩy là CHCl3 + 2% aceton, hỗn hợp aceton -CH3COOH – H2O (90:10:1) hoặc dùng polyamid đẩy bằng MeOH với các độ cồn khác nhau .
            Để tinh chế có thể dùng phương pháp thăng hoa chân không.
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất

bản Y học

Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

5/54 ratings
Bình luận đóng