Kết mạc trong Đông y thuộc 3 luân khác nhau: kết mạc mi thuộc thổ luân, kết mạc nhãn cầu vừa thuộc khí luân vừa thuộc huyết luân. Chính vì thế mà phương pháp điều trị càng phong phú. Về bệnh kết mạc, Đông y có rất nhiều nhận xét. Sau đây giới thiệu một số bệnh: viêm kết mạc có hột, Đông y gọi là tiêu sang, viêm kết mạc thành dịch gọi là thiên hành xích nhãn; viêm kết mạc cấp gọi là bao phong khách nhiệt, viêm kết mạc có bọng (kerato-conjonctivite phlyctenulaire) gọi là bạch mạc sâm tinh, mộng thịt gọi là nô nhục v.v…
Mục lục
1. Đối với viêm kết mạc (thiên hành xích nhãn, bạo phong khách nhiệt)
Là bệnh rất phổ biến, nhất là mùa hè, ở trẻ có do hoàn cảnh kém vệ sinh, do hoàn cảnh gây ra mắt thường sưng tấy, kết mạc cương tụ có khi có hiện tượng phù nề, màng giả kết mạc, thường có mấy loại điều trị sau:
— Thuốc rỏ: thường dùng dung dịch khoáng chất và thực vật như dung dịch thanh phần (đồng Sulfat), dung dịch kẽm sunfat; nước hoàng liên, hoàng đằng; nguồn động vật như mật gấu, mật ếch, mật ong; mật cá trăm dưới dạng hoà tan trong nước cất hay nước muối sinh lý để rỏ ngày 4, 5 lần.
— Thuốc đắp: là loại thuốc rất phổ biến trong nhân dân; người ta thường dùng lá tươi, lá khô giả nhỏ hoặc đơn thuần hoặc trộn với một ít lòng đỏ trứng gà tươi hay tí muối bếp gói vào gạc sạch để đắp.
Một số vị thuốc nam nhân dân hay dùng để điều trị viêm kết mạc như:
Lá dành dành Lá tiết dê Lá bạc thau
Lá mã đề Lá thài lài tía Lá nhãn non
Lá mần cộng Cỏ mần chầu Lá dâu non
Lá rau má Lá rau sam
Lá cây sung Vỏ cây vông
Lá cây bún thiêu Lô hội
— Thuốc uống:
Một số bệnh có thể dùng ngay sau khi đã dùng các phương pháp trên không khỏi, có thể dùng các vị sau đây, dưới dạng thuốc uống. Những thứ này tính dược đều hàn lương.
Sài hồ nam, bạch chỉ nam, quả dành dành, ké đầu ngựa, cây hay hoa kim ngân, lá dâu tằm, bồ công anh, răng cưa, hoàng liên, hoàng cầm, sinh địa, xích thược, phòng phong, khương hoạt, nhân trần, thạch cao.
Những thứ trên có thể dùng với một vài vị hay nhiều hơn. Nếu dùng một vài vị lượng độ 100 – 200; nếu dùng nhiều vị lượng, mỗi thứ thường từ 12 – 50g sắc uống sau khi ăn cơm độ 1 giờ.
— Xông và rửa mắt:
Một số trường hợp khác trong nhân dân còn điều trị dưới hình thức xông hơi những vị thuốc có tinh dầu bay hơi như lá rấp cá, lá húng chó, lá húng dổi răng cưa, kinh giới v.v… thái nhỏ, bỏ vào ca đổ nước nóng vào xông hơi bốc lên, sau dùng nước đó rửa mắt.
Năm 1967, chúng tôi xác định tác dụng 6 thứ thuốc với viêm kết mạc cấp và bán cấp thấy có kết nhận xét sau:
+ Lá dành dành: Tên khoa học là gardinea Radican Thunb, họ cà phê, là thứ nhân dân rất hay dùng đắp viêm kết mạc và một số bệnh mắt khác. Hiện chưa biết hoạt chất. Trong đó có gardenin thủy phân cho α-crocetin và các muối Na, Ca, NH3 và tinh dầu bay hơi.
Dùng dạng nước lọc tỷ lệ 1g lá/lml nước rỏ, phân một loại tiệt khuẩn 100° X 30’ và một loại không tiệt khuẩn trên lâm sàng có kết quả sau:
Loại không tiệt khuẩn điều trị 22 bệnh nhân viêm kết mạc cấp và bán cấp, khỏi 18, đỡ 2 không khỏi 2.
Thời gian nhanh nhất là 2 ngày, chậm là 8 ngày, trung bình 4 – 5 ngày
Loại tiệt khuẩn 100° X 30 , điều trị 25 bệnh nhân cùng đối tượng trên, chỉ khỏi 8, không khỏi 17, thời gian nhanh là 7 ngày, chậm 18 ngày.
Nhận xét: Nước dành dành tỷ lệ lg lá/lml loại tươi không tiệt khuẩn có một số tác dụng đối với viêm kết mạc. Chất tác dụng của lá dành dành bị nhiệt độ 100° X 30 phá hỏng.
+ Lá rau sam: tên khoa học là Portulaca olcacea Linne còn gọi là mã sĩ hiên. Nhân dân hay dùng điều trị lỵ, đắp mắt, mụn nhọt. Đến nay mới thấy trong sau ram có: hydrat carbon, tanin, saponin, men urease, vitamin A, B, c, lipid protein. Trung Quốc báo cáo nước sắc rau sam 25% có tác dụng ức chê vi khuẩn lỵ, Shiga. Flexner tác dụng chậm đối với thương hàn.
Với tỷ lệ nước lọc lg/lml, điều trị 23 bệnh nhân viêm kết mạc cấp và bán cấp, với kết quả là khỏi 18, đỡ 3, không khỏi 2. Thời gian khỏi nhanh là 2 ngày, chậm là 8 ngày, trung bình là 5 ngày.
Nhận xét nước lọc rau sam tỷ lệ lg lá/lml có tác dụng tốt đối với viêm kết mạc cấp và bán cấp.
+ Sài đất: tên khoa học là Wedelia chinensis Merr. Nhân dân thường dùng điều trị mụn nhọt, sốt, theo tài liệu Viện nghiên cứu Đông y thì sài đất có một số tác dụng với một số loại vi khuẩn như: Flexner, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn bạch cầu v.v…
Hoạt chất chưa được xác định.
Pha chế theo dạng nước lg lá/lml, điều trị 22 bệnh nhân viêm kết mạc cấp và bán cấp có kết quả sau: khỏi 13, đỡ 4, không khỏi 5.
Thời gian nhanh là 3 ngày, chậm là 6 ngày, trung bình 4, 5 ngày.
Nhận xét nước lọc lg/lml sài đất có một số tác dụng đối với viêm kết mạc cấp, nhưng hạn chế.
+ Lá rấp cá: tên khoa học là Houttuynica Cordata Thunb. Trong nhân dân thường dùng để chữa mụn nhọt, lòi dom, viêm tai giữa v.v… hoạt chất chưa rõ. Hiện ta được biết trong đó có ít tinh dầu alcaloid, ílavonoid, chế theo dạng nước lọc lg lá/1 ml điều trị 31 bệnh nhân viêm kết mạc cấp và bán cấp, cho kết quả là khỏi 20, đỡ 2, không khỏi 9. Thời gian khỏi nhanh là 3 ngày, chậm là 13 ngày, trung bình là 7,5 ngày. Có tác dụng tốt đôi với trực khuẩn, đối với tụ cầu vàng ít tác dụng.
Nhận xét: nước lọc nước rấp cá tỷ lệ lg/lml có một số tác dụng đôi với viêm kết mạc cấp và bán cấp, nhất là nguyên nhân là do trực trùng (bacilli).
+ Mật gấu: còn gọi là hùng đởm, tên khoa học là Fel Ursi. Nhân dân thường dùng chữa mắt, đau bụng, xoa bóp chấn thương, tụ máu, hoàng đảm. Trong đó có một số muối của cholic, Cholesterol, sắc tố mật, biluribin. Có hai loại acid cholic; là acid chẹnodesoxycholic và acid urso desoxycholic là loại chỉ có trong mật gấu.
Pha chế theo nhiều nồng độ 1%, 2%, 5%, dùng phương pháp tyndal để tiệt khuẩn và khử albumin đóng vào rôtô hoặc ống tiêm để bảo quản.
Điều trị 25 bệnh nhân viêm kết mạc cấp và bán cấp , kết quả là: khỏi 19, không khỏi 6. Thời gian khỏi nhanh là 3 ngày, chậm là 9 ngày, trung bình 6 ngày.
Nhận xét: Mật gấu có tác dụng tốt đối với viêm kết mạc cấp, tỷ lệ 2-3% là phù hợp; tỷ lệ 1% quá loãng, 5% khó khử albumin.
Để kín trong ống tiêm bảo quản được lâu, để trong rôtô mau kết tủa.
+ Nước rỏ clorophylin trong lá chuyển thành. Đã dùng loại clorophylin Na 2%, 4%.
Điều trị 25 bệnh nhân, khỏi 20, đỡ 3, không khỏi 2. Thời gian khỏi nhanh là 3 ngày, chậm 11 ngày, trung bình 7 ngày.
Trên kháng sinh đồ 1% clorophylin đã có tác dụng ức chế staphilococ, streptococ v.v…
Đối với một số trường hợp viêm kết mạc dai dẳng, đã dùng tất cả các loại kháng sinh, loại corticoid và thuốc thông thường không khỏi, có thể dùng cao tiêu viêm A (19) ngày 50 – 100ml sau bữa cơm 30 phút.
2. Viêm kết mạc mùa xuân
Là loại bệnh mà ta nghĩ nhiều đến nguyên nhân dị ứng, hiện tại trong điều trị, đang gặp khó khăn. Một số phương pháp được áp dụng như tiêm loại corticoid dưới kết mạc có đỡ ngứa nhưng thực thể không thay đổi. Dùng phương pháp vá da môi vẫn còn tái phát.
Chúng tôi đã dùng một số vị thuốc dân gian dùng chống dị ứng, phát ban như:
Lá đơn tướng quân | 50g |
Lá đơn tía | 30 – 50g |
Bèo cái | 30 – 50g |
Hoa kim ngân | 30 – 50g |
Sắc uống ngày một thang, hiện tượng ngứa đỡ nhiều, nhưng thực thể không thay đổi. Kiểm tra so sánh một số bệnh nhân trước, sau điều trị thấy tế bào ái toan có giảm.
3. Đối với dị ứng ở mắt do sơn
Trong nhân dân dùng nước lá khế non đắp hay thấm, có một số tác dụng tốt.
4. Viêm kết mạc giác mạc
Là bệnh rất dai dẳng, thường bắt đầu với một viêm kết mạc nhẹ ít dử, có ít nhiều hột, sau 3 đến 7 hay 10 ngày xuất hiện triệu chứng chói, mờ chảy nước mắt. Kết mạc phù nể, giác mạc xuất hiện nhiều chấm thẩm lậu ở lớp biểu bì và dưới biểu bì, sau thành loét nhỏ bắt màu fluorescein, dày đặc khắp giác mạc, đôi khi có cả ở lóp sâu, gây nên những nếp nhăn mô nhục và có phản ứng thể mi, cảm giác giác mạc giảm nhẹ.
Nguyên nhân do virus thuộc nhiều gốc khác nhau. Hiện dùng một số thuốc chống viêm như biomycin, tetraxyclin, oreomycin nhưng vẫn chậm, có khi kéo dài hàng mấy tháng.
Chúng tôi đã theo dõi mấy trăm bệnh nhân phân làm nhiều nhóm khác nhau, nhóm Đông y dùng cao tiêu viêm A (19), cao KBD (20), nhóm Tây y dùng uống và rỏ thuốc mỡ, thuốc nước biomicin, oreomyxin, tetracyclin và điện phân (Ionophorese) dionin và oreomycin, thấy kết quả gần giống nhau, đều phải trung bình trên dưới 1 tháng. Do đó đi đến nhận xét nếu có điều kiện kết hợp cả hai phương pháp sẽ đạt kết quả tốt.
5. Mộng thịt
Mộng thịt Đông y có tên là nô nhục đang trong thời kỳ sưng tấy, chưa có điều kiện cắt bỏ.
Đông y có thể dùng các đơn thuốc như: “chi tử thăng kỳ thang” (26) trong “nguyên cơ khởi vi” hay “tiêu viêm A” (19)
6. Viêm kết mạc có bọng
(Kerato conjonctivite phlyctenulaire).
Dùng cao tiêu viêm A (19) hay cao KBD (20) đều có kết quả.