Đái dầm là một chứng hay gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, khi ngủ tự đái cũng có khi gặp ở người lớn, được miêu tả thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y.

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm do thận khí hư hàn không ước thúc được bàng quang, do cơ chế suy nhược khí của phế, tỳ bị hư hoặc do thói quen xấu của trẻ em.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC C TRUYỀN

Sau đây xin giới thiệu phân loại các thể bệnh theo nguyên nhân triệu chứng và cách chữa chứng đái dầm.

Thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn)

Triệu chứng: đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 – 3 lần một đêm sắc mặt trắng sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác.

Phương pháp chữa: ôn thận cố sáp.

Bài thuốc

Bài 1.

Tổ con bọ ngựa

ích trí nhân

40 gam

40 gam

Bài 2.

Tổ con bọ ngựa 12 gamPhá cố chỉ12 gam
Thỏ ty tử 8 gamĐẳng sâm12 gam
ích trí nhân 8 gamBa kích8 gam
Mỗi ngày uống 1 thang.  
Bài 3. Lục vị hoàn gia, Ô dược ích trí nhân. Ngưu tất, phá cố chỉ, tang phiêu tiêu, xương bồ. 
Xương bồ 5 gam 
Thục địa 12 gamô dược12 gam
Sơn thù 8 gamNgưu tất12 gam
Hoài sơn 12 gamPhá cố chỉ8 gam
Trạch tả 8 gamích trí nhân8 gam
Đan bì 8 gamTang phiêu tiêu8 gam
Phục linh 8 gam
Ngày uống 1 thang.  
Bài 4. Tang phiêu tiêu tán.  
Tang phiêu tiêu 12 gamĐẳng sâm16 gam
Viễn chí 8 gamPhục thần12 gam
Xương bồ 6 gamĐương quy8 gam
Long cốt 12 gamQuy bản8 gam
Mẫu lệ 12 gam  
Ngày uống 1 thang.  
Bài 5. Củng dê hoàn.  
Bài thuốc  
Thỏ ty tử 8 gamSơn thù du6 gam

ích trí nhân               8 gam                     Phi tử                             4 gam

Phá cố chỉ                 8 gam                     Ngũ vị tử                       4 gam

Phụ tử chế                8 gam                     Bạch truật                   12 gam

Phục thần                 8 gam

Ngày uống 1 thang.

Có thể phốỉ hợp hai bài Tang phiêu tiêu và Củng dê hoàn tác dụng càng tốt.

Vị thuốc Tang phiêu tiêu điều trị đái dầm
Vị thuốc Tang phiêu tiêu điều trị đái dầm

Châm cứu: cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bát liêu, Thận du, Tam âm giao, châm các huyệt Nội quan, Thần môn.

Phế khí, tỳ khí hư (khí hư)

Vị thuốc Khiếm Thực
Vị thuốc Khiếm Thực

Triệu chứng: đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa: bổ khí cố sáp.

Bài thuốc

Bài 1

Hoài sơn                    12 gam                  Đảng sâm                   12  gam

Mạch môn                   8 gam                  Khiếm thực                12  gam

Sa sâm                         8 gam                  Thỏ ty tử                      8  gam

Kỷ tử                           8 gam                  Tang phiêu tiêu                    8  gam

Sắc ngày uống 1 thang.

Bài 2. Bổ trung ích khí thang gia giảm, vổi các thuốc như hoài sơn, ích trí nhân, thỏ ty tử, xa tiền tử, ngũ vị tử, kỷ tử.

Đảng sâm12 gamTrần bì6 gam
Bạch truật12 gamCam thảo6 gam
Hoàng kỳ12 gamSài hồ12 gam
Đương quy12 gamThăng ma10 gam
Bài 3. Cố phù thang gia giảm.  
Hoàng kỳ12 gamSơn thù8 gam
Sa uyển tật tê 8 gamThăng ma8 gam
Đương quy8 gamích mẫu8 gam
Bạch thược8 gamPhục thần8 gam

Uống ngày 1 thang.

Châm cứu: châm trước, cứu sau các huyệt: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Thận du, Trung cực.

Can kinh uất nhiệt

Vị thuốc Long đởm thảo
Vị thuốc Long đởm thảo

Triệu chứng: đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Nếu âm hư thì rêu lưỡi sạch, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: sơ can thanh nhiệt nếu do can kinh có nhiệt, tư âm thanh nhiệt nếu âm hư.

Bài thuốc

Bài 1. Long đởm tả can thang gia giảm.

Long đởm thảo 6 gam                             Tri mẫu                       8 gam

Chi tử                             8 gam                Mộc thông                   8 gam

Sài hồ                             8 gam                Sinh địa                       8 gam

Hoàng bá                       6 gam                Cam thảo                     6 gam

Bài 2. Bát vị tri bá

Tức là bài Lục vị hoàn thêm tri mẫu, hoàng bá.

Châm cứu: châm bình bổ, bình tả các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Tam âm giao, Thận du, Nội quan, Thần môn.

Theo nghiên cứu của Viện y học cổ truyền từ năm 1959 – 1969 đã dùng châm cứu để chữa thấy kết quả:

Tốt khá 310 bệnh nhân tỉ lệ 77,9%.

Ngoài ra 1 số tác giả đã dùng biện chứng luận trị và điều trị cho 60 bệnh nhân kết quả:

Tốt và khá                       40 bệnh nhân

Trung bình                      15 bệnh nhân

Kém                               5  bệnh   nhân

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Điều trị căn nguyên: viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, bệnh giun kim ở trẻ em.

Cho uống vitamin E.

Với người lớn: chủ yếu là điều trị căn nguyên (hay gặp do suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể).

0/50 ratings
Bình luận đóng