Cảm mạo và cúm xuất hiện bốn mùa, hay gặp nhất về mùa đông vì hàn tà nhiều và chính khí kém, cúm hay phát thành dịch. Phong hàn gây ra cảm mạo, phong nhiệt gây ra cúm. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế làm công năng tuyên giáng của phế luôn thêm vệ khí bị trở ngại phát sinh ra các chứng ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn (phong hàn) ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác (phong nhiệt).

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Cảm mạo (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt ít, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Nếu kèm thêm thấp, thì người mình, các khớp xương nhức mỏi.

Phương pháp chữa: phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu) nếu kèm thêm thấp thì thêm trừ phong thấp.

Bài thuốc:

Bài 1.

Lá tía tô                  80 gam                     Hương phụ                 80 gam

Cây cà gai               80 gam                     Trần bì                       40 gam

Tán bột ngày uống 20 gam (có thể sắc uống).

Bài 2. Nấu nước sống với 3 loại lá:

Loại lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp, lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả.

Loại lá có tác đụng kháng sinh: hành, tỏi.

Loại lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, lá duối.

Bài 3. Hương tô tán

Hương phụ         80 gam                     Tô  tử                         80  gam

Trần bì                      40 gam              Cam thảo                   20  gam

Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 12 gam (có thể sắc uống).

Bài 4. Ma hoàng thang gia giảm

Ma hoàng                  6 gam                     Quế chi                        4  gam

Hạnh nhân                8 gam                     Cam thảo                     4  gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Vị thuốc ma hoàng điều trị cảm lạnh
Vị thuốc ma hoàng điều trị cảm lạnh

Bài 5. Nếu kèm thêm thấp (người đau nhức mỏi, đau các khớp).

Dùng bài Kinh phòng bại độc tán hoặc bài cửu vị khương hoạt thang.

Bài Kinh phòng bại độc tán:

Sài hồ                    40 gam

Tiên hồ                 40 gam

Chỉ xác                 40 gam

Xuyên khung       40 gam

Khương hoạt       40 gam

Độc hoạt               40 gam

Phục linh      40 gam

Cát cánh       40 gam

Cam thảo      20 gam

Kinh giới       40 gam

Phòng phong            40 gam

Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 12 đến 20 g sắc uống.

Bài cửu vị khương hoạt thang:

Khương hoạt 6 gam

Phòng phong 6 gam

Thương truật 6 gam

Tế tân             6 gam

Xuyên khung 8 gam

Bạch chỉ         8 gam

Sinh địa          8 gam

Hoàng cầm     8 gam

Cam thảo       6 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu: châm các huyệt Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, nhức đầu thêm Bách hội, Thái dương, ho châm các huyệt Xích trạch, Thái uyên, ngạt mũi, châm Nghinh hương.

Vị thuốc Bạch chỉ điều trị cảm mạo
Vị thuốc Bạch chỉ điều trị cảm mạo

Cúm phong nhiệt

Triệu chứng: sốt, sợ gió, ra mồ hôi nhiều , nặng đầu, miệng khô, mũi khô, ho ra đàm có thể chảy máu cam, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phương pháp chữa: tân lương giải biểu (phát tán phong nhiệt)

Bài thuốc:

Bài 1: Bột thanh hao địa liền.

Thanh hao80 gamKinh giới80 gam
Địa liền40 gamKim ngân80 gam
Cà gai40 gamGừng20 gam
Tía tô40 gam
Tán bột môi ngày sắc uống 16-20 gam.
Bài 2. Bột kinh giới thạch cao
Kinh giới60 gamPhác tiêu15 gam
Thạch cao60 gamPhèn chua phi30 gam
Bạc hà60 gam
Tán bột, mỗi ngày uống 4 – 8 gam chia 2 lần.
Bài 3. Tang cúc ẩm
Lá dâu10 gamHạnh nhân8 gam
Cúc hoa6 gamCam thảo4 gam
Liên kiều6 gamCát cánh8 gam
Bạc hà4 gam
Sắc uống mỗi ngày 1 thang có thể 2 thang
Bài 4. Ngân kiều tán
Kim ngân40 gamCam thảo20 gam
Liên kiều40 gamĐậu xị20 gam
Cát cánh24 gamHoa kinh giới16 gam
Bạc hà24 gamNgưu bàng tử24 gam
Lá tre4 gam

Tán bột, lấy 24 gam sắc uống, mỗi ngày có thể uống 3 – 4 lần tuỳ bệnh nặng nhẹ, có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Chẫm cứu: châm tả các huyệt Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Khúc vị, nếu nhức đầu châm trên thái dương Bách hội, chảy máu cam thêm Nghinh hương.

Vị thuốc Liên Kiều
Vị thuốc Liên Kiều

Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Y học cổ truyền Trung ương dùng thuốc Nam để chữa các bệnh cảm cúm thì tổng số bệnh nhân là 125.

Loại tốt và khá là 144 bệnh nhân đạt tỉ lệ 91,2 %.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm ở trẻ em – triệu chứng và điều trị

Bệnh Cúm

Thuốc nam điều trị cảm mạo

  • Cách ly bệnh nhân

Dùng riêng khăn mặt, chén, bát, không nên tiếp xúc người đang bị cảm cúm.

  • Nằm nghỉ cho đến khi hết sốt

Uống nước chè nóng, sữa nóng.

An đủ chất, calo và vitamin.

  • Trẻ nhỏ

Tiêm globulin 0,3 – 0,5 ml/kg thể trọng để tăng sức đề kháng.

  • Chữa triệu chứng

Xông, chườm

Trợ tim mạch

Giảm ho

An thần

Vitamin C, B1

Kháng sinh đề phòng biến chứng trong các trường hợp nặng.

Thuốc giảm đau: APC, atpirin.

0/50 ratings
Bình luận đóng