Buồn nôn là cảm giác muốn nôn và thường xảy ra trước khi nôn hoặc đang nôn. Nôn ói là sự tống xuất mạnh các chất trong dạ dày ra ngoài qua miệng.

Nôn khan là gắng sức thở theo nhịp xảy ra sau khi nôn. Trào ngược là sự tống xuất các chất trong dạ dày từ từ mà không có cảm giác buồn nôn và không sử dụng cơ hoành bụng. Nhai lại là nhai lại, và nuốt lại thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.

Sinh lý bệnh

Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày-thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành. Tăng áp lực trong lồng ngực dẫn đến sự chuyển động của các chất đến miệng. Tăng phản xạ của khẩu cái mềm và thanh môn đóng lại để bảo vệ vùng mũi-hầu và khí quản và kết thúc việc nôn. Nôn ói được điều khiển bởi hai vùng trong thân não, trung tâm nôn và vùng hoá thụ thể kích hoạt. Kích hoạt vùng này dẫn đến tạo ra các xung đến trung tâm nôn, nơi điều khiển các hoạt động cơ thể gây ra nôn.

Nguyên nhân

Buồn nôn và nôn ói là biểu hiện của nhiều bệnh.

Bảng. NGUYÊN NHÂN GÂY BUỒN NÔN VÀ NÔN

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn 

Đánh giá bệnh nhân

Bệnh sử, gồm tiền sử dùng thuốc chi tiết, thời gian và đặc tính của chất nôn có thể hữu ích. Ví dụ, nôn ói xảy ra phần lớn vào buổi sáng thường gặp trong khi mang thai, tăng ure máu và viêm dạ dày do rượu; chất nôn có mùi hôi gợi ý tắc ruột đoạn xa hoặc dò dạ dày-đại tràng; nôn vọt gợi ý tăng áp lực nội sọ; nôn trong hoặc ngay sau khi ăn có thể do các nguyên nhân tâm thần hoặc loét dạ dày. Các triệu chứng liên quan có thể hữu ích: chóng mặt và ù tai trong bệnh Ménière, giảm đau bụng sau khi nôn trong loét dạ dày, và no sớm trong liệt dạ dày. X quang bụng không sửa soạn gợi ý chẩn đoán như tắc ruột. Đánh giá nhu động cũng như niêm mạc của đường tiêu hoá trên. Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định, như chụp rửa dạ dày (liệt dạ dày do đái tháo đường) và chụp CT não.

Biến chứng

Vỡ thực quản (Hội chứng Boerhaave), nôn ra máu do rách niêm mạc (hội chứng Mallory-Weiss), mất nước, suy dinh dưỡng, sâu răng và mòn răng, kiềm chuyển hoá, hạ kali máu, và viêm phổi hít.

Điều trị buồn nôn và nôn

Mục tiêu điều trị là điều trị các nguyên nhân đặc hiệu. Hiệu quả của thuốc chống nôn tuỳ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng, đáp ứng của bệnh nhân và các tác dụng phụ. Thuốc kháng histamin như meclizine và dimenhydrinate có hiệu quả cho buồn nôn mặc dù làm rối loạn chức năng tai trong. Thuốc kháng cholin như scopolamine hiệu quả trong buồn nôn có liên quan đến say tàu xe. Haloperidol và phenothiazine dẫn xuất từ prochlorperazine thường hiệu quả trong việc ngăn chặn buồn nôn và nôn ói nhẹ, nhưng các tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ, hạ huyết áp và các triệu chứng như Parkinson. Thuốc đồng vận dopamine chọn lọc như metoclopramide có thể tốt hơn phenothiazines khi điều trị buồn nôn và nôn ói nặng và đặc biệt hữu ích trong điều trị liệt dạ dày. Metoclopramide truyền tĩnh mạch có thể hiệu quả trong việc phòng ngừa buồn nôn trước khi hoá trị liệu. Ondansetron và granisetron, chất chẹn thụ thể serotonin, và glucocorticoid thường được dùng để điều trị buồn nôn và nôn ói do hoá trị trong ung thư.

Aprepitant, một chất chẹn thụ thể neurokinin, hiệu quả trong việc khống chế buồn nôn do dùng các thuốc dễ gây nôn như cisplatin.

Erythromycin thì hiệu quả ở một số bệnh nhân liệt dạ dày.

5/51 rating
Bình luận đóng