Bệnh bạch cầu còn gọi là ung thư máu là một loại ung thư ác tính nguyên phát của tổ chức tạo máu. Tế bào bạch cầu tăng sinh một cách vô tổ chức xâm lấn vào các tổ chức tạng phủ trong toàn thân gây nên sự chèn ép, hủy hoại tổ chức tế bào, trong máu ngoại vi, bạch cầu non tăng nhiều và biến dạng hoặc giảm sút, dòng hồng cầu và tiểu cầu giảm sút nghiêm trọng. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là sốt kéo dài (do nhiễm khuẩn) thiếu máu, chảy máu, gan lách to, hạch lymphô to.
Tuổi phát bệnh phần lớn dưới 30 tuổi chiếm trên 50%, là một loại ung thư tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân bệnh cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nhưng người ta phát hiện có nhiều yếu tố liên quan như nhiễm virut, chất phóng xạ, chất hoá học và yếu tố di truyền.
Bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng, huyết hư” trong đông y học.
Bệnh thường được chia ra bạch cầu cấp xuất hiện đột ngột và bạch cầu mãn diễn tiến từ từ. Phương pháp điều trị bệnh theo y học hiện đại chủ yếu là hóa trị, kết quả điều trị ở trẻ em tốt hơn người lớn nhưng tỷ lệ khỏi bệnh cũng còn rất ít, và việc dùng thuốc cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Theo báo cáo của các học giả Trung Quốc dùng thuốc đông y có thể chữa có kết quả bệnh bạch cầu mạn tính, thuốc đông dược có thể làm giảm bớt tác hại của hoá trị gây nên và nâng cao kết quả điều trị.
BỆNH BẠCH CẦU CẤP
Triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh bắt đầu cấp diễn, phát triển nhanh, chỉ có số rất ít phát triển từ từ. Người mệt mỏi, khó thở, váng đầu, họng đau, chán ăn, gầy, tinh thần uể oải…
- Sốt là triệu chứng bắt đầu (trên 80%) có thể là sốt liên tục, sốt dao động hoặc sốt ngắt quãng kèm theo tự hãn hoặc đạo hãn do bạch cầu hạt trưởng thành giảm sút, khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm bể thận… Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong.
- Chảy máu là triệu chứng thường gặp, thường từ 50% đến trên 80%. Thường thấy là chảy máu cam, chảy máu chân răng, cũng có trường hợp ho ra máu, nôn ra máu và tiêu tiểu ra máu, có trường hợp chảy máu não gây tử vong (khoảng 20%).
- Thiếu máu: Bệnh nhân sắc mặt xanh tái, hồi hộp khó thở, mệt mỏi, phù… huyết, sắc tố giảm.
- Gan lách to thường gặp, hạch lymphô to.
- Triệu chứng thần kinh có khi có triệu chứng như ung thư não hoặc triệu chứng của áp lực sọ não tăng như đau đầu, nôn, phù đáy mắt, áp lực nước não tủy tăng… Ngoài ra bệnh nhân đau các khớp đặc biệt xương ức ấn đau rất rõ.
Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào:
- Khởi bệnh cấp, phát triển nhanh.
- Có các triệu chứng sốt, xuất huyết (ngoài da, răng, mũi) thiếu máu nặng thêm, gan lách, hạch lymphô to, xương ức ấn đau…
- Máu ngoại vi: số lượng bạch cầu tăng cao, thường có thể cao đến 100.000 – 500.000mm3, cũng có thể giảm xuống 200 – 500mm3, có nhiều tế bào bạch cầu non, hồng cầu, huyết sắc tố, hồng cầu lưới, tiểu cầu đều giảm và càng giảm về cuối.
Điều trị: Có thể chia làm 2 thể biện chứng luận trị như sau:
- Huyết nhiệt:
- Triệu chứng chủ yếu: Sốt, đau đầu, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, môi khô lưỡi đỏ mạch sác…
- Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.
+ Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.
Quảng tê giác 8g (bột mịn hoà thuốc) Đơn bì 12 – 20g, Xích thược, Tử thảo, Bản lam căn, Đại thanh diệp đều 20g, Huyền sâm 20g, Bán chi liên 40g. Nếu sốt cao bứt rứt khát nước, ra mồ hôi, dùng Hoàng liên giải độc thang hợp Bạch hổ thang, nếu sốt cao hôn mê dùng Chí bảo đơn hoặc Tử tuyết đơn.
- Khí âm đều hư:
- Triệu chứng chủ yếu: Người mệt mỏi ra mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, chán ăn, miệng khát, chảy máu răng, chất lưỡi đỏ mạch tế sác.
- Phép trị: ích khí dưỡng âm.
- Bài thuốc: Sinh mạch tán gia vị:
Nhân sâm 8g (thay Đảng sâm 16g), Mạch môn, Thiên môn, sinh Địa mỗi thứ 40g, Địa cốt bì 20g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 8g, nếu âm hư nặng gia chích Miết giáp, chích Qui bản, nếu dương hư dùng bài Hữu qui hoàn hợp Tứ quân tử thang để ôn dương ích khí, trường hợp gan lách và hạch lymphô to nhiều gia thuốc hoạt huyết tán kết như: Đương qui, Xích thược, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung để hoạt huyết tán kết.
Giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm:
- Thiềm tô 0,15 – 0,3 bỏ vào nang nhựa mỗi tối trước khi ngủ uống kết hợp với Prednison 30mg/ngày, một liệu trình 10 ngày (Y học viện Hồ Nam).
- Thiềm can phấn người lớn 1,0g ngày uống 2 – 3 lần, trẻ em giảm liều (Giai Đại trung tâm y viện).
- Lục thần hoàn 30 viên, ngày uống 2-3 lần kèm uống cortison 20mg ngày uống 1 lần (Thiên Tân).
- Kháng bạch đơn: Hùng hoàng, Ba đậu, sinh Xuyên ô, Nhũ hương, Uất kim, Binh lang, Chu sa đều 9g, tán mịn, Đại táo nhục 7 quả làm hoàn, chế thành 100 viên to bằng hạt đậu nành, mỗi ngày uống 4 – 8 hoàn. Sáng sớm uống với nước trắng (Bệnh viện Tây Uyển trực thuộc Viện nghiên cứu Trung y).
BỆNH BẠCH CẦU MẠN TÍNH
Triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh bắt đầu từ từ cho nên bệnh nhân không có cảm giác gì khó chịu lúc đến khám bệnh thì lách đã to, hoặc do đi khám bệnh khác thầy thuốc mới phát hiện.
- Triệu chứng toàn thân thường thấy là sút cân, mệt mỏi, váng đầu hồi hộp, chán ăn, ra mồ hôi, sắc da trắng bệch thiếu máu, tiếp theo là triệu chứng xuất huyết như chảy máu mũi, chảy máu dưới da, đường tiêu hóa…
- Lách gan to, hạch lymphô to gây chèn ép như chèn ép bao tử gây ăn kém đau bụng, chèn ép ruột gây tắc ruột, chèn ép khí quản gây khó thở, tế bào bạch cầu xâm nhập vào xương khớp gây đau xương khớp… Đặc biệt là lá lách to phát triển nhanh choáng cả vùng bụng chiếm đến hố chậu, xương ức ấn đau, võng mạc mắt xuất huyết, sung huyết… (thường là triệu chứng của bệnh bạch cầu hạt). Hạch lymphô to khắp người thường thấy ở cổ, nách, bẹn, cũng có thể hạch to ở vùng ngực, trung thất…
- Ngoài da có thể xuất hiện hồng ban, dạng mề đay, thấp chẩn, nốt cục…
Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào:
- Khởi bệnh từ từ, triệu chứng chủ quan không rõ rệt, mệt mỏi, có khối u vùng bụng trên, xét nghiệm bạch cầu phát hiện có bệnh lý về chất và lượng.
- Mệt mỏi, sút cân, ra mồ hôi, sốt, mạch tế sác.
- Gan lách to, lách to nhiều, hạch lymphô to nhất là về cuối.
- An xương ức đau (75% bệnh nhân có triệu chứng này). Có thể xương sườn và các xương toàn thân đau.
- Triệu chứng xuất huyết: Xuất huyết niêm mạc miệng mũi, tiêu tiểu ra máu, nữ kinh nguyệt ra nhiều, nam dương vật cương bất thường (ít gặp).
- Xét nghiệm máu: Huyết sắc tố, hồng cầu giảm rõ, tổng số bạch cầu thường tăng từ 100.000 đến 250.000 có khi đến 1000.000/mm3, tế bào hạt non dưới 10%, tỷ lệ tế bào ái kiềm tăng cao, tiểu cầu tăng nhưng theo sự phát triển của bệnh giảm dần.
- Xét nghiệm tủy xương: Tủy xương tăng sinh mạch, nguyên bạch cầu hạt dưới 2% chủ yếu tế bào non thời kỳ giữa và cuối, tế bào ái kiềm và ái toan thường thấy.
- Sinh hóa: Hoạt tính men phosphataza kiềm giảm rõ.
Điều trị:
Theo biện chứng y học cổ truyền: Có thể chia làm 3 thể điều trị:
- Huyết ứ:
Triệu chứng chủ yếu: Gan lách to chủ yếu là lách to nhiều, ngực sườn đầy tức, đau không chịu được, ăn kém, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc huyền sác.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ tiêu trưng giải độc.
+ Bài thuốc: Đào hồng tứ vật gia giảm.
Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Xích thược, Ngũ linh chi đều 12g, Xuyên khung, Tam lăng, Nga truật đều 6 – 8g, Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ đều 16g, Đơn bì, Thanh đại đều 12g.
- Khí huyết đều hư:
- Triệu chứng chủ yếu: sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, hoa mắt, tim hồi hộp khó thở, ăn kém tiêu lỏng, môi lưỡi nhợt, thân lưỡi bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm nhược hoặc tế sác.
- Phép trị: Bổ khí dưỡng huyết.
+ Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.
Nhân sâm 8g (nếu dùng Đảng sâm 16g), Thục địa, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh đều 12g, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 20g, Hoa hoè (sao) Bạch cập, cổ cốt chỉ đều 12g, Thanh đại, Đơn sâm, Xích thược đều 12g.
- Huyết nhiệt điều trị như bệnh bạch cầu cấp.
Giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm:
- Thanh hoàng tán: Thanh đại và Hùng hoàng tỷ lệ 9: 1, tán mịn trộn đều, lượng mỗi ngày 6 – 16g chế thành viên nang nhựa, chia 3 lần uống sau bữa ăn (Bệnh viện Tây Uyên trực thuộc Viện nghiên cứu trung y Trung Quốc).
- Ngưu hoàng giải độc phiến’. 4-8 viên/ngày chia 3 lần.
- Lục thần hoàn: 20 – 30 viên con, ngày uống 3 lần.
Bệnh bạch cầu cấp và bạch cầu mạn tính là 2 loại bệnh ung thư ác tính của hệ thống tổ chức tạo máu. Bệnh bạch cầu cấp không chuyển thành bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu mạn tính giai đoạn cuối có thể có triệu chứng như bạch cầu cấp cho nên trong biện chứng luận trị có thể tham khảo.
Giới thiệu một số bài thuốc dược nghiên cứu điều trị trên lâm sàng:
(1) Sinh sinh thang: (Trung y học viện Hắc Long Giang).
- Công thức: Thanh đại 40g, Thiên hoa phấn 30g, Ngưu hoàng 10g, Lô hội 20g tán bột mịn làm thành hoàn. Ngày uống 3g chia 2 lần.
Hồng hoa 3g, Hoàng kỳ 18g, Phục linh 12g, Sơn từ cô 12g, Thanh đại 12g, Tử thảo 9g, Hoàng dược tử 9g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: 2 bài thuốc cùng uống đã trị 12 ca bạch cầu cấp, kết quả tốt 3 ca, tiến bộ 6 ca, không kết quả 3 ca. Tỷ lệ có kết quả 75%.
- Hoàng cầm long đởm thang (Chu Quốc Hùng, Viện y học Tứ Xuyên).
- Công thức: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông, Đương qui, sinh Địa, Sài hồ, Trư linh, Trạch tả đều 10g, Kê huyết đằng, Đơn bì đều 30g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: nhiệt thịnh gia Ngũ vị tiêu độc ẩm, Hoàng liên giải độc thang, Thanh ôn bại độc ẩm, Hạ khô thảo, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sơn đậu căn, Thấp nặng gia Hoắc phác hạ linh thang, Tam nhân thang, Nhị trần thang, Ngũ linh tán, khí âm lưỡng hư gia Nhân sâm, Bắc sa sâm, Đảng sâm, Bạch thược, Cam thảo, Mạch động, sinh Địa, Long cô, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, Táo nhân, Sơn thù nhục, Phù tiểu mạch, Đại táo để bổ khí dưỡng âm.
- Kết quả lâm sàng: đã dùng tri 26 ca bạch cầu cấp kết quả 92,3%, không bớt 2 ca. Bệnh nhân sống được trên 1 năm 13 ca, trên 2 năm 3 ca.
(2)Song sâm địa thược thang (Trung y học viện Liêu Ninh, Trung Quốc).
- Công thức: Đảng sâm 10g, sinh Địa 30g, Huyền sâm 30g, Bạch thược, Mã bột, Hoàng dược tử, Ngưu bàng tử đều 15g, Bản lam căn, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, Bạch khương hoàng, Đơn bì đều 9g, A giao (hoà uống) 6g, sắc nước uống.
Đồng thời dùng thuốc tán: Sơn từ cô, Ngũ bội tử, Thiên kim tử, Đại kích, Hùng hoàng, Hổ phách, Xạ hương, Ngưu hoàng tán bột trộn đều, 2 – 3g X 2 lần mỗi ngày.
- Biện chứng gia giảm: Khí huyết hư gia Hoàng kỳ, Đương qui, Giáp châu, Đơn sâm, Xuất huyết gia sinh Địa thán, Hoa hòe, bột Mẫu lệ nung, Tiểu kế, Mao căn, bột Tam thất. Sốt gia Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Dã cúc hoa.
- Kết quả lâm sàng: Trị bệnh bạch cầu 18 ca, tốt 6 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 5 ca.
(3) Từ cô hóa ứ thang (Diệp Huy Quang, Bệnh viện nhân dân số 1 Thị Liêu Nguyên tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).
- Công thức: Đương qui, Đơn sâm, Xích thược, Sa sâm đều 20g, Xuyên khung 10g, Mạch đông 15g, Bản lam căn 50g, Sơn đậu căn 30g, Sơn từ cô 50g sắc nước uống.
- Biện chứng gia giảm: Nhiệt độc huyết ứ gia Ngân hoa, Liên kiều đều 20g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều 15g, huyết nhiệt lộng hành gia dùng Tê giác địa hoàng thang gia giảm.
- Kết quả lâm sàng: Dùng trị bạch cầu cấp 36 ca (một số phối hợp hoá trị) có đối chiếu 16 ca đơn thuần dùng hoá trị. Kết quả tổ dùng Trung dược là có kết quả 80,5%, tổ đối chiếu 68,5%, tỷ lệ kết quả của tổ bệnh bạch cầu làm 3 cấp là 90%.
(4) Đương qui Xuyên khung thang (Trịnh Hữu An, Trùng Khánh, Tứ Xuyên).
- Công thức: Đương qui, Xuyên khung, Kê huyết đằng đều 15 – 30g, Xích thược 15 – 20g, Hồng hoa 8 – 10g, Sâm tam thất 6g sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: Can thận âm hư gia Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Hà thủ ô đều 15g, khí huyết hư gia Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Hà thủ ô đều 10g, Hoàng tinh, Câu kỷ tử, Thục địa đều 15g. Nhiệt độc thịnh gia Thuỷ ngưu giác, Sinh Địa đều 3g, Đơn bì 12g, Thuyên thảo 10g, Tàm hưu 6g, Ngân hoa 20g, Liên kiều 15g, Bồ công anh 30g, Bản lam căn 15g.
- Kết quả lâm sàng: Có kết hợp hóa trị điều trị bạch cầu cấp và mạn tính, kết quả hoàn toàn ổn định 10 ca trong số 18 ca, ổn định một phần 6 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ có kết quả là 88,8%. Còn trong số 21 ca chỉ dùng đông y có 7 ca hoàn toàn ổn định, 5 ca ổn định một phần, không kết quả 9 ca, tỷ lệ có kế quả 57,4% và cao hơn kết quả so với tổ chỉ dùng hóa trị.
Chú thích: Theo Đông y cho rằng bệnh bạch cầu là do huyết ứ, dùng bài thuốc kết hợp hoá trị có khả năng nâng cao tỷ lệ kết quả, làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. Theo kết quả nghiên cứu của dược lý hiện đại, thuốc hoạt huyết hoá ứ có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu của tủy xương nên rất có lợi trong điều trị kết hợp với hóa trị.
(5) Long qui dĩ nhân thang (Trịnh Thành Sách, Bệnh viện Tây Uyên thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh).
Công thức: Long qui, sinh Dĩ nhân đều 30g, Hoàng dược tử 15g, Ô mai 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sinh Cam thảo 5g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: bài này dùng uống cùng với Thanh hoàng phiến (Thanh đại, Hùng hoàng 7 : 3) hoặc Lục thần hoàn; khí huyết lưỡng hư gia Đương qui bố huyết thang; âm dư nội nhiệt dùng Thanh hao miết giáp thang; tỳ vị không điều hòa dùng Hương sa chỉ truật thang; người mình đau gia Đơn sâm, Diên hồ, Hương phụ; phê nhiệt đàm ho gia Ngân hoa, Hoàng cầm, Bách bộ, tiêu có máu gia sinh Địa du, Ngẫu tiết, tiểu có máu gia Bạch mao căn, Tiểu kế, nôn, buồn nôn gia Trúc nhự, Trần bì, Bán hạ.
- Kết quả lâm sàng: Bài này dùng trị bệnh bạch cầu mạn tính cấp diễn 14 ca, ổn định hoàn toàn 3 ca, tiến bộ 5 ca, tỷ lệ kết quả 57,1%, không kết quả 6 ca. Sống trên 1 năm 3 ca. Bài này kết hợp hoá trị nâng cao hiệu quả điều trị.
(6) Ngủ sanh thuỷ vương thang (Nghiêm Đức Hương,
Bệnh viện trực thuộc Y học viện đường sắt Thượng Hải).
- Công thức: Thủy hồng hoa tử lOg, Bì tiêu 30g, Chương não, Đào nhân, Địa miết trùng đều 12g, sinh Nam tinh, sinh Bán hạ, Xuyên sơn giáp, Tam lăng, Vương bất lưu hành, Bạch giới tử, sinh Xuyên ô, sinh Thảo ô đều 15g, sinh Bạch phụ tử, Diên hồ đều 9g, tất cả tán bột mịn, dùng mật và giấm trộn thuốc khuấy đều, gia Xạ hương, Mai phiến 1,2 và 3g, đắp vùng lách to.
- Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị bệnh bạch cầu mạn tính thể bạch cầu hạt 7 ca, kết quả tốt (lách nhỏ trên 5 ca) 4 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca. Thường đắp sau 3 – 5 ngày kiến hiệu, sau 2 tuần lách thu nhỏ rất rõ, 3 tuần về sau tiến bộ chậm.