Vũ Văn Đính
ĐẠI CƯƠNG
- Đặc điểm:
- Cơn nhịp tim chậm (CNTC) được phát hiện thường do ngất xỉu phải đưa đi câ’p cứu, (nhịp dưới 40/ph).
- Nguyên nhân thường do cường phế vị, nhiễm virus ở người trẻ, nhồi máu cơ tim ở người già.
- Chẩn đoán:
Lâm sàng: Mạch chậm 20-301/phút kèm theo
- Cơn ngất xỉu, đôi khi co giật (hội chứng Stokes – Adams)
- Mạch chậm 30-401/phút.
- Vã mồ hôi, mặt mũi nhợt nhạt, nôn mửa, mệt nhoài: Nghĩ tới nhịp chậm xoang do cường phế vị
Điện tim có thể thấy:
- Nhịp chậm xoang, bloc xoang nhĩ.
- Bloc nhĩ thất cấp 3.
- Chú ý tìm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân:
Ở người già hay gặp : Do nhồi máu cơ tim. Người trẻ: thường gặp do nhiễm virus. Ngoài ra còn gặp ở những người bị nhiễm độc thuốc chẹn bêta.
XỬ TRÍ
- Tại chỗ (ngất do cường phế vị):
- Cho bệnh nhân nằm, tiêm atropin 0,5 mg tĩnh mạch
- Tại bệnh viện
- Truyền tĩnh mạch isuprel 0,2mg 5 ống trong dd glucose 5% 250ml , tốc độ 5-5 microgam/ph.
- Trong khi chờ truyền thuốc, nếu nhịp chậm dưới 201/ph: Đấm vào vùng trước tim 60/lần/phút.
- Glucagon lmg dưới da nếu nhịp tim chậm do thuốc chẹn bê ta, sau đó truyền tĩnh mạch chậm l-5mg.
- Nếu dùng isuprel không kết quả:
+ Đặt máy tạo nhịp tim thời hoặc vĩnh viễn tùy theo trường hợp.
+ Điều trị nhồi máu cơ tim.