Mục lục
THUỐC DIAMICRON
LES LABORATOIRES SERVIER
viên nén bẻ được 80 mg: hộp 60 viên – Bảng B.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên | |
Gliclazide | 80 mg |
(Lactose) |
DƯỢC LỰC
Sulfamide hạ đường huyết phát minh tại Pháp.
Về phương diện dược lý, Thuốc Diamicron có hai tác động độc lập nhau: tác động trên sự chuyển hóa và tác động đặc biệt trên hệ vi mạch.
Tác động trên sự chuyển hóa :
Thuốc Diamicron là thuốc gây kích thích bài tiết insuline và làm tăng tác dụng gây bài tiết insuline của glucose.
Thuốc Diamicron làm tăng đáp ứng ở tụy và gây bài tiết insuline ở pha sớm khi có thức ăn vào cơ thể. Thuốc Diamicron do đó làm giảm đường huyết sau các bữa ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, được ghi nhận qua các kết quả khảo sát đường huyết liên tục, theo chu kỳ và kết quả định lượng đường huyết sau các bữa ăn.
Nguy cơ gây tụt đường huyết được xem là rất thấp do Thuốc Diamicron gây hạ đường huyết từ từ và thời gian bán hủy sinh học trung bình (12 giờ) cho phép dùng 2 liều một ngày. Tác động trên hệ vi mạch :
- Ở độ ng vật :
Thuốc Diamicron ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, tác động lên một trong những cơ chế gây bệnh trên hệ vi mạch ở bệnh nhân đái tháo đường :
- làm chậm sự xuất hiện huyết khối ở thành mạch máu ;
- làm chậm sự tiến triển của cục huyết khối vốn là nguyên nhân gây tắc mạch hoàn toàn ;
- làm giảm đáng kể thời gian kéo dài của chứng huyết khối ;
- làm tăng tốc độ biến mất của cục huyết khối.
Thuốc Diamicron can thiệp lên ba tác nhân chủ yếu của sự hình thành cục huyết khối :
- lên tiểu cầu :
Thuốc Diamicron làm giảm đáng kể sự kết dính tiểu cầu lên thành mạch và cản trở sự hình thành nút tiểu cầu, giai đoạn đầu của sự hình thành cục huyết khối ;
- lên sợi fibrine :
Thuốc Diamicron làm tăng sự tiêu giải sợi fibrine ở thành mạch và ngăn cản sợi fibrine lưu lại dai dẳng trên thành mạch;
- lên sự tấn công của adrénaline :
Thuốc Diamicron làm bình thường hóa sự nhạy cảm của mạch máu đối với adrénaline và cản trở sự tấn công của adrénaline vốn đặc biệt có hại đối với mạch máu của bệnh nhân đái tháo đường.
- Ở n gườ i :
- đã có kết luận trên lâm sàng về tác dụng làm giảm sự kết dính và kết tập của tiểu cầu, Thuốc Diamicron làm chậm tốc độ kết tập của tiểu cầu, bình thường hóa hoạt động tiêu giải sợi fibrine ở nội mô của bệnh nhân đái tháo đường týp 1 lẫn týp 2 ;
- trong bệnh võng mạc do đái tháo đường, một nghiên cứu có kiểm soát dài hạn đã được thực hiện so sánh với các thuốc giảm đường huyết cổ điển. Nghiên cứu này cho thấy rằng, khi đạt được cùng một tình trạng cân bằng đường huyết, có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê và kết luận rằng Thuốc Diamicron làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường, ở giai đoạn chưa phát triển nhiều ;
- trong bệnh thận do đái tháo đường, dùng lâu dài Thuốc Diamicron không làm thay đổi chức năng thận đang ở mức bình thường hoặc ổn định và đồng thời làm giảm đáng kể protéine niệu, song song với tác động kiểm tra tốt mức huyết áp và đường huyết.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thuốc Diamicron được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 đến 6 giờ. Ở người, gắn kết với protéine huyết tương là 94,2%.
Thời gian bán hủy sinh học trung bình của gliclazide trong khoảng 12 giờ ở người, do đó Thuốc Diamicron có thể được dùng 2 lần trong ngày nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Gliclazide được chuyển hóa mạnh: chất chuyển hóa chính ở máu chiếm 2 đến 3% liều uống vào và không có tác động hạ đường huyết nhưng có những tác động huyết sinh học.
Thuốc được đào thải chủ yếu qua thận: dưới 1% liều uống vào được tìm thấy dưới dạng không đổi trong nước tiểu.
CHỈ ĐỊNH
Thuốc Diamicron được dùng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường cần điều trị bằng thuốc uống: đái tháo đường không có nhiễm toan cétone hay nhiễm toan acide lactique, đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành và người lớn tuổi khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đái tháo đường ở trẻ em, đái tháo đường khởi phát lúc trẻ.
- Nhiễm toan, nhiễm cétone nặng.
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng.
- Suy gan nặng.
- Tiền sử bị dị ứng đã biết với
- Phối hợp với miconazole dạng viên (xem Tương tác thuốc: nguy cơ bị hạ đường huyết).
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
- Dùng Thuốc Diamicron vẫn phải theo chế độ ăn kiêng ít năng lượng và (hoặc) ít
- Phải thực hiện đều đặn các kiểm tra sinh học thông thường như kiểm tra đường huyết lúc đói và sau khi ăn, đường niệu trong 24 giờ.
- Trường hợp có can thiệp phẫu thuật hoặc các nguyên nhân khác cản trở thuốc phát huy tác dụng, cần dự trù insuline để cấp cứu.
Hạ đường huyết :
Hạ đường huyết trung bình hoặc nặng, kể cả hôn mê, có thể xảy ra trong trường hợp :
- Dùng thuốc không đúng chỉ định, trong đái tháo đường chỉ cần kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng;
- Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là ở người già ;
- Dinh dưỡng không đầy đủ hoặc mất cân bằng về hydrate carbone ;
- Suy thận và (hoặc) suy gan đã được xác nhận hoặc kiểm tra bằng các xét nghiệm sinh học. Tuy nhiên, trong các khảo sát lâm sàng dài hạn, Thuốc Diamicron có thể được dùng với liều chia nhỏ ra ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận và không làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Để tránh việc hạ đường huyết :
- Nên bắt đầu điều trị đái tháo đường týp 2 bằng một giai đoạn áp dụng chế độ ăn kiêng ít glucide và ít năng lượng, thường xuyên kiểm tra đường huyết lúc đói và sau khi ăn, nếu được thì chỉ dùng chế độ ăn kiêng để điều trị ;
- Cũng nên chú ý đến tuổi tác của bệnh nhân ; ở người già, tuổi càng cao thì khả năng bị hạ đường huyết càng lớn và khả năng kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng càng thấp ;
- Khi kê toa, liều phải được nâng từ từ và thật thận trọng trong những ngày đầu điều trị, theo dõi đường huyết lúc đói và sau khi ăn cũng như đường niệu trong 24 giờ.
Do đó việc đánh giá lại liều lượng có thể là cần thiết :
- Trường hợp có biểu hiện hạ đường huyết trung bình hoặc nhẹ (đổ mồ hôi, xanh tái, đói cồn cào, tim đập nhanh, bất ổn): trước tiên cần cho bệnh nhân ngậm đường, sau đó đánh giá lại chế độ tiết thực hoặc điều trị tùy theo nguyên nhân, có thể giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc ;
- Trường hợp hạ đường huyết nặng (xem Quá liều) ;
- Trường hợp đường huyết vẫn còn cao, tăng liều từ từ và nếu vẫn không kiểm soát được, có thể tạm thời sử dụng insuline.
LÚC CÓ THAI
Chống chỉ định.
TƯƠNG TÁC THUỐC
- Hạ đường huyết nặng (hôn mê) được ghi nhận khi phối hợp một vài loại sulfamide hạ đường huyết (glibenclamide, gliclazide) với miconazole dạng uống. Do đó chống chỉ định phối hợp Thuốc Diamicron với thuốc này.
Hạ đường huyết cũng được báo cáo trong những trường hợp :
tăng tác động hạ đường huyết gây ra bởi các thuốc kháng viêm không st roide (đặc biệt là các salicylate), sulfamide kháng khuẩn, coumarine, IMAO, thuốc ức chế bêta, diazépam, tétracycline, perhexiline maléate, chloramphénicol, clofibrate. Uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
- Các barbiturate có thể làm giảm tác động của Thuốc Diamicron.
- Một vài thuốc (corticoide, thuốc lợi tiểu, estroprogestatif) có thể làm mất cân bằng đường huyết trong chiều hướng làm tăng đường huyết.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
- Phản ứng da-niêm mạc, đặc biệt là ngứa, phát ban, nổi mề đay. Các triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất vài ngày sau khi ngưng điều trị.
Mặc dầu một vài trường hợp viêm da có bọng nước (hội chứng Lyell) được ghi nhận khi dùng sulfamide hạ đường huyết, tuy nhiên đối với Thuốc Diamicron, cho đến nay không có trường hợp nào được ghi nhận.
- Rối loạn tiêu hóa rất hiếm khi xảy ra: buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón. Các rối loạn này sẽ giảm rất nhiều nếu dùng thuốc trong các bữa ăn.
- Rối loạn ở gan: rất hiếm khi gặp vàng da tắc mật do dị ứng với sulfamide hạ đường huyết: cho đến nay, chưa có trường hợp nào được ghi nhận với Thuốc Diamicron.
- Rối loạn ở máu, thường hồi phục khi ngưng điều trị: các rối loạn này ngoại lệ có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhạy cảm với sulfamide: giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hoặc giảm bạch cầu, thiếu máu.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Trong tất cả các dạng đái tháo đường không kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần. Đái tháo đường ở người béo phì :
Trong đa số trường hợp: 2 viên mỗi ngày chia làm 2 lần.
Đối với Thuốc Diamicron, liều dùng có thể linh động và có thể thích nghi trong mọi trường hợp :
- 1 viên trong đái tháo đường nhẹ ;
- 3 viên trong đái tháo đường nặng hơn.
Trường hợp điều trị thay thế, ngưng thuốc đã được chỉ định trước đó và sau đó chỉ định dùng Thuốc Diamicron.
Việc ổn định đường huyết có liên quan đến việc sụt cân. Trường hợp không ổn định được đường huyết, cần kiểm tra lại chế độ tiết thực có được chấp hành tốt không, và tùy tình hình có thể điều chỉnh lại liều dùng Thuốc Diamicron.
Đái tháo đường ở người có trọng lượng bình thường, không phụ thuộc insuline :
Áp dụng chế độ ăn kiêng, sau đó chỉ định dùng Thuốc Diamicron. Trong đa số trường hợp: 2 viên mỗi ngày chia làm 2 lần.
Đối với Thuốc Diamicron, liều dùng có thể linh động và có thể thích nghi trong mọi trường hợp :
- 1 viên trong đái tháo đường nhẹ ;
- 3 viên trong đái tháo đường nặng hơn, ngoại lệ có thể tăng đến 4 viên.
Trường hợp điều trị thay thế, ngưng thuốc đã được chỉ định trước đó và sau đó chỉ định dùng Thuốc Diamicron.
Ở những bệnh nhân rất khó ổn định lại đường huyết, có thể nghĩ rằng đái tháo đường đã ở tình trạng rất xấu, cần dùng đến insuline.
QUÁ LIỀU
Vô tình hay cố ý dùng thuốc quá liều chủ yếu đưa đến các biểu hiện hạ đường huyết.
Trong các trường hợp nặng, nếu có biểu hiện mù mờ ý thức: phải dùng ngay lập tức dung dịch đường ưu trương 10% hoặc 30% bằng đường tĩnh mạch, sau đó đưa bệnh nhân nhập viện.