Triệu chứng đau vùng bụng trên bên trái (hạ sườn trái)
Để giúp bạn làm rõ triệu chứng đau bụng trên bên trái, trước hết phải giúp bạn làm rõ trong đó có những cơ quan nào, đó là những cơ quan gồm: lách, dạ dày, tụy tạng (chớ nên quên tụy tạng nằm ngang cả vùng bụng trên), ruột, và hoành cách mô bên trái. Vì gan và mật không có ở bụng trên bên trái, nên cơn đau bên trái thường có tỉ lệ phát bệnh ít hơn bên phải.
Khi nào là vấn đề của lách ? lách gần bề mặt của thân thể, còn tụy tạng thì chẩn sâu ở bên trong khoang bụng, thật ra là trên cột sống. Cho nên khi bác sĩ kiểm tra lách, không cần ấn thật sâu hoặc thật mạnh, chỉ cần ấn nhẹ trên bề mặt thì trúng ngay. Chức năng của lách là chiết xuất từ máu những tế bào hồng cầu quá hạn sử dụng trong 120 ngày. Số hồng cầu đó sẽ tích tụ ở lách, để lách tiến hành phân giải. Sau đó đưa thành phần phân giải về tủy xương, tủy xương là nơi chế tạo huyết cầu mới. Có rất nhiều chứng bệnh khiến lách sưng to, lúc này màng bọc bên ngoài lách bị buộc phải giãn ra, gây cảm giác đau đớn. Ngoài ra khi mắc phải chứng nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân, cả lách trở nên mềm và to, vì lách tiếp cận cơ thể, nên dễ bị chấn thương cho nên người bị chứng bệnh này phải tránh cơ thể có tính va chạm, tốt nhất là tránh hết các hoạt động thể thao. Kể cả những động tác mãnh liệt bất kỳ, va chạm… cũng có thể khiến lách đã trương to sẽ bị rạn nứt. Ngoài ra còn một cách có thể dễ dàng nghiệm ra trạng thái bị nứt của lách chính là xem xung quanh rốn có bị ứ máu hay không. Vì máu chảy trong cơ thể có màu lam, cho tới khi để lộ ra ngoài không khí mới chuyển sang màu đỏ.
Hay có gì liên quan tới ruột ? Đại tràng ngang qua bụng trên, cong về phía dưới tại khoang bụng trên bên trái, sau đó kéo dài xuống dưới theo khoang bụng bên trái. Sự đau của bụng trên bên trái, khác với các vị trí khác trong bụng, nó thường không đại diện cho bất kỳ chứng bệnh nào, vì đây chỉ là một đốt chuyển của đại tràng, có bọng khí trong đó mới gây đau đớn. Nhưng nếu phần ruột này bị mắc chứng bệnh viêm hoặc chứng viêm túi thừa (nguyên do như tình hình phát bệnh của bên bụng phải), cũng có đau ở vị trí này. Ngoài ra, còn có tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc hai thứ đều có, trong phân có máu hoặc chất nhầy, cũng có thể bị sốt.
Nhân đây xin nêu với các bạn một nguyên tắc cơ bản, khi bụng đau ở bất cứ vị trí nào, cần phải quan sát phân, nếu phân có máu đỏ, tức là ruột nằm ở phía thấp bị chảy máu, thường do trĩ gây nên. Nếu là phân màu đen, cho thấy máu đang chảy ở nơi cao hơn như dạ dày, ruột non; còn một điều nữa, đó là khi thấy phân màu đen chớ nên hốt hoảng vì có lúc thức ăn chứa chất sắt hoặc than cháy cũng gây hiện tượng như vậy, nhưng cần phải kiểm tra tình hình dính máu ở phân.
Có phải là vấn đề của dạ dày không ? Rất có khả năng. Vì dạ dày không như tim nằm giữa thân, mà vị trí chính xác của nó nằm ở bụng trên bên trái.
Sự kích thích thành dạ dày ta gọi là viêm dạ dày hoặc kém chức năng tiêu hóa, dù chất kích thích đó là rượu cồn hoặc trúng thực, hoặc uống thường xuyên thuốc aspirin. Nói chung triệu chứng bệnh không phải khó chịu lắm mà kèm theo buồn nôn, ói mửa. Lúc này cho uống thuốc hạn chế toan, sẽ dễ chịu hơn. Nếu đau kéo dài liên tục hơn một ngày, thì cần phải tìm tới bác sĩ, có lẽ bạn bị loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. nhưng thông thường viêm dạ dày chiếm đa số.
Hay là bị bệnh thoái vị lỗ thực quản ? Hoành cách mô phân chia khoang bụng và khoang ngực có một lỗ để thực quản đi vào bụng, thông thường theo sự tăng trưởng của tuổi tác, cơ bắp không chế lỗ hổng đó trở nên mềm yếu, khiến dạ dày ở phần trên có thể tự do xuyên từ bụng (chỗ dạ dày) ngang qua hoành cách mô tới khoang ngực (không phải chỗ có dạ dày), tình hình đó gọi là thoát vị lỗ thực quản. Một khi dịch vị trào ngược lên thực quản, sẽ gây đau ở vùng bụng trên bên trái, có khi cũng khiến ngực bị đau, khiến người bệnh lo lắng sợ mình bị chứng bệnh tim. Thật ra, hai thứ bệnh này có triệu chứng giúp phân biệt : sự khó chịu do chứng thoát vị lỗ thực quản sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh khom lưng hoặc nằm xuống.
Tuy nhiên chứng bệnh do tim thì không có hiện tượng như vậy. Nhưng vì không thể phân biệt tuyệt đối rõ ràng cho nên khi đau ở ngực, tốt nhất nhờ đến bác sĩ để chẩn đoán.
Còn vấn đề tụy tạng thì sao ? Tất nhiên rất có khả năng vì tụy tạng kéo dài ngang qua đại bộ phận phần trên bụng, cho nên chỉ cần tụy tạng bị viêm, sẽ xuất hiện đau tại bên trái, chính giữa hoặc bụng phải bị đau.
Có nhiều chứng bệnh và chất độc khiến tụy tạng bị tổn hại, bao gồm cả tế bào ung thư (người hút thuốc nhiều càng nguy hiểm), cồn, uống lâu dài thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc steroid (nhiều người dùng để trị bệnh viêm khớp, hen suyễn, một số chứng bệnh mãn), hoặc do mật từ trong ống mật chảy ra, hoặc sỏi chảy qua các ống dẫn gây viêm… nếu quá đau, cảm giác như trong chỗ sâu của cơ thể, lại kèm theo có sốt, buồn nôn, ói mửa, chắc bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh tụy tạng.
Ngoài ra, viêm màng phổi do virus, viêm phổi, hay bất kỳ dạng kích thích đối với phổi, cũng khiến bạn bị đau nhói khi thở sâu. Nếu kích thích đó lan sang hoành cách mô, thì đau cứ như xuất phát từ bụng. Khi hệ hô hấp bị viêm nhiễm, đau bụng không rõ nguyên nhân, có thể do điểm này gây nên.
Khi bạn bị va chạm khiến xương sườn bị thương hoặc chị em mãn kinh bị loãng xương, cảm thấy cơn đau như xuất phát từ trong bụng, muốn phân biệt rõ không khó, vì sườn bị thương sẽ thấy đau hơn khi ho, hắt hơi, hoặc đụng đè phải vết thương. Còn loét tá tràng cũng có thể gây đau tại vùng bụng trên bên trái.