Hiện tượng điếc, ù tai, tạp âm…

Người già thường gặp những tật về thính lực, như nghe không rõ những câu đối thoại trong phim, nghe không rõ những gì mình nói và người khác nói trong những nơi ồn ào, hay bỏ sót những chữ nghĩa quan trọng và then chốt. Sự mất khả năng nghe một phần này là dạng thần kinh cảm giác, tức là điếc dạng thần kinh như người ta thường nói (Nerve Deafness).Trong những người ở độ tuổi từ 55, có 1/4 không còn có sức nghe hoàn toàn bình thường, tuy nhiên không cần lo là sẽ diễn biến tới dạng điếc. Trong chương này tôi chỉ muốn nói về một số hiện tượng đáng sợ, một hay cả hai tai hoàn toàn không nghe thấy gì cả, trước hết xin mời các bạn tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thính giác. Khi sóng âm thanh đi vào lỗ tai, đập vào màng nhĩ, khiến màng nhĩ rung động, có ba miếng xương nhỏ nối liền với màng nhĩ, sẽ rung động theo, và kích thích máy tiếp thu thần kinh nhỏ, nhờ đó phát ra tín hiệu, do thần kinh thính giác truyền về não bộ.

Cho nên muốn duy trì khả năng nghe bình thường, cần giữ cho đường nhĩ thông thoáng, sóng âm thanh truyền vào không bị cản ngại, nguyên nhân phổ biến gây trở ngại về thính giác của người thành niên, thường do đường nhĩ có quá nhiều ráy tai gây tắc nghẽn, trẻ em thì do dị vật trong tai, như một số đồ chơi nhỏ, hạt đậu…

Bất kỳ độ tuổi nào nếu thành trong đường nhĩ mắc chứng bệnh mãn, hay bị viêm nhiễm, khiến thành bị sưng, ảnh hưởng tới sức nghe.

Ngoài ra, vấn đề có thể ở bản thân màng nhĩ, do màng nhĩ bị sẹo, hay nhiễm khuẩn, bị thương, hay sức ép thay đổi khó thích ứng, khiến màng nhĩ bị thủng, tín hiệu truyền vào bị mất chính xác.

Những miếng xương nhỏ sau màng nhĩ, cũng có thể xảy ra vấn đề, có khi miếng xương nhỏ đó ở người già bị dính liền, không thể rung động một cách độc lập, không thể kích thích đầu mút dây thần kinh, để thần kinh phát ra tín hiệu.

Khi Cơ chế chịu trách nhiệm đưa tín hiệu tới thần kinh não, xẩy ra vấn đề, người ta vẫn không nghe thấy âm thanh dù đường tai, màng nhĩ và miếng xương nhỏ đều không mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là do mạch máu phụ trách cung cấp chất dinh dưỡng bị xơ cứng, hay mạch máu bị khối u đè, gây tắc nghẽn, cuối cùng có một trường hợp là bản thân não bị tổn thương, không thể tiếp nhận sóng âm thanh, và phân giải cho chính xác.

Ngoài ra, có một số chứng bệnh tuy không liên quan tới thính giác nhưng lại ảnh hưởng tới thính giác, như chứng bệnh yếu chức năng tuyên giáp, chỉ cần bổ sung kích thích tố giáp trạng, sẽ trở lại thính giác như bình thường.hay chứng viêm thấp khớp, cũng gây ảnh hương tới thính giác.

Bệnh tiểu đường cũng gây ảnh hưởng xấu tới thính giác, tuy nhiên chỉ cần duy trì đường máu, sẽ cải thiện được triệu chứng thị giác nhưng lại không thể giúp thính giác bị thương ấy trd lại bình thường.

Nếu trong cơ thể có tỉ lệ cholesterol máu cao, cân nặng quá mức, thính giác cũng chịu ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, những chứng bệnh như biên chứng ở thận, hút thuốc quá nhiều, dị ứng, uống thuốc aspirin quá liều, một số thuốc kháng sinh, hay thuốc khác gây dị ứng, cũng có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng nghe.

Xin tóm lược một số triệu chứng dưới đây để các bạn tiện theo dõi:

  • Đột nhiên mất khả năng nghe mà không có cảm giác đau, chắc do ráy tai hay dị vật gây ách tắc.
  • Bạn đang dùng một số thuốc gì ư ? Như aspirin liều cao, kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc trị bệnh tim, thường gây hại cho giác quan nghe của người uống.
  • Nếu cộng thêm có cảm giác đau, chắc do đường tai hay màng nhĩ bị viêm.
  • Khi bị cảm, cảm giác khó chịu ở tai, nghe không rõ, nếu bây giờ còn ngồi máy bay, vòi Eustache (vòi nhĩ) nôi tai giữa với họng bị tắc nghẽn, khiến triệu chứng điếc càng thêm nghiêm trọng. Thông thường tai sẽ đau vài ngày nhưng sau đó sẽ dần dần trở lại bình thường trừ phi sự thay đổi áp lực trên máy bay quá lớn khiến màng nhĩ bị nứt mà thôi.
  • Nếu trong tai có tạp âm, sau đó thì không nghe nữa, chắc do chứng bệnh bệnh Meniere, tức là hệ thống tiền đình phụ trách cân bằng cơ thể bị tai biến.
  • Ai có chứng đau một bên đầu, trước, đang và sau khi xảy ra co thắt về động mạch thính giác, thường có hiện tượng ù tai và điếc.Nêu xảy ra ở người bình thường, chắc do chứng cao huyết áp, hay xơ cứng động mạch hay cả hai.
  • Nếu khả năng nghe của bạn ngày một kém đi, một bên tai có tạp âm, cần lập tức tìm tới bác sĩ, có thể thần kinh thính giác bị khối u (Acoustic Neuroma), cần phải mổ để điều trị.
  • Người bị tiểu đường khi phát hiện mình có một bên tai nghe kém, hay mất khả năng nghe, cho thấy bệnh tình đã ảnh hưởng tới khả năng nghe.
  • Khi đầu bị thương, mất khả năng nghe, chóng mặt hay ù tai, cho thấy cơ chế trong tai đã bị thương. Bệnh nghề nghiệp, cũng là nguyên nhân gây điếc quan trọng, nếu môi trường làm việc của bạn luôn ồn ào, cần phải có phòng hộ lao động, nếu không thì nên đổi nghề, đồng thời cũng không nên thường xuyên tới những sàn nhảy disco quá ồn tránh gây hại lỗ tai.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : Mất khả năng nghe

Khả năng mắc bệnhBiện pháp xử lý
1. Điếc do thần kinh liên quan tới tuổi tác.• Sử dụng máy trợ thính.
2. Ráy tai hay dị vật.• Làm sạch ráy tai, lấy khỏi dị vật.
3. Màng nhĩ bị thẹo hay bị nứt.• Sử dụng máy trợ thính.
4. Kết dính với xương màng nhĩ.• Mổ.
5. Xơ cứng động mạch tai.• Bớt ăn dồ mỡ
6. Suy tuyến giáp.• Bổ sung kích thích tố giáp trạng.
7. Viêm khớp dạng phong thấp.• Sử dụng thuốc chống viêm.
8. Tiểu đường.• Không chê đường máu.
9. Bệnh thận.• Không chế thuốc men.
10. Hút thuốc quá nhiều.• Cai thuốc lá.
11. Dị ứng thuốc.• Hạ liều lượng thuốc hay thay phương thuốc.
12. Tắt nghẽn vòi nhĩ nối tai giữa với họng bị tắt nghẽn.• Dùng thuốc nhỏ khoang mũi.
13. Bệnh Meniere.• Khó trị.
14. Khối u thần kinh thính giác.• Mổ.
15. Tổn thương bởi tiếng ồn.• Xa lánh tiếng ồn, phòng bệnh hơn trị bệnh.
5/51 rating
Bình luận đóng