Bệnh đau tai tuy không gây chết người nhưng nếu sơ ý có thể trở nên nghiêm trọng, bệnh này đa số do bệnh tật ở tai giữa, như nhiễm khuẩn, nhọt, viêm, ráy tai…, khi bạn thường xuyên bơi lội trong nước ô nhiễm, nước xử lý khử trùng thêm quá nhiều chất clor. Hoặc màng nhĩ bị kích thích dẫn tới bị nứt, đều có thể dẫn tới đau tai. Ngoài ra cũng có thể xảy ra tại tai trong, như bị lây nhiễm hoặc nhĩ áp mất thăng bằng sau chuyến đi máy bay hoặc bơi lặn ; cũng có khi đau tai do các chứng bệnh khác mang tới, như bạn đang bị quai bị, đau họng hoặc đau răng, thậm chí do hai hàm răng không khớp dẫn tới viêm xương hàm, viêm xoang…
Khi con bạn bị đau tai, bạn có thể dùng đèn pin rọi vào lỗ tai, xem có bị dị vật nhét vào hay không, dù đó là vật gì, bạn chớ nên tự tiện khều ra trừ trường hợp biết chắc chắn rằng hết sức dễ lấy. Bởi lẽ mô trong của lỗ tai hết sức mềm yếu, nếu lấy không đúng cách, đôi khi khiến trẻ mất đi thính giác vĩnh viễn.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
Triệu chứng : ĐAU TAI
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Có dị vật làm tắc nghẽn | • Nên mời bác sĩ lấy ra |
2. Nhiễm khuẩn tai ngoài | • Điều trị và uống thuốc kháng sinh |
3. Nhiễm khuẩn tai giữa | • Uống kháng sinh |
4. Nứt màng nhĩ | • Điều trị |
5. Viêm răng | • Khám răng |
6. Viêm xoang | • Chẩn trị thích hợp |
7. Viêm khớp xương hàm | • Uống kháng sinh đồng thời chỉnh lại hàm răng |
Xem tiếp các bệnh viêm tai ngoài và viêm tai giữa:
- Chẩn đoán và điều trị Viêm tai giữa mạn tính
- Viêm tai ngoài – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh
- Viêm tai ngoài cấp tính
- Viêm xoang