Loại trừ cục thịt thừa cần phải trị gốc bệnh.
Vưu (cục thịt thừa) là một loại bệnh ngoài da. Tên gọi loại bệnh này xuất xứ từ sách “Linh khu – Kinh mạch thiên”. Lại có tên gọi khác là Thiên nhật sang, Chuế vưu và tên gọi thông tục là Hầu tử. Bệnh này phần nhiều thuộc về bệnh độc thông qua sự tiếp xúc truyền nhiễm gây ra những tiểu vưu sinh vật. Từ cách nhìn trên bệnh lý, đó là do can hư huyết táo, gân mạch không được dinh dưỡng mà ra. “Chư bệnh nguyên hầu” nói rằng đây là “Phong tà khách trú ở da dẻ, huyết khí biến hóa dẫn đến sinh bệnh Vưu”. Một khi đã sinh ra một cục thịt thừa, thì sẽ liên tiếp gia tăng. Phải cần thiết tiến hành chữa trị, bắt tay từ căn bản.
Căn cứ y học hiện đại, chữa chứng Vưu này thông thường là dùng lửa đốt hoặc dùng phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng cách làm như vậy sẽ để lại vết sẹo, về Trung y thì dùng Ma hoàng để cục thịt thừa tự động rụng rời, ngoài ra công Kiệu của trà Ý dĩ nhân cũng rất khá.
Không nên tùy tiện sử dụng đơn phương.
Tiêu Hồng học giả đời Minh đã từng giới thiệu “một thiên phương chữa trị chứng Vưu. Ông nói: Dùng mạng nhện quấn lấy cục thịt thừa, bảy ngày sẽ tiêu hủy, có hiệu quả sau làm vài lần (“Tiêu thị bút thừa”). Nhưng Y gia Thiết Kỷ đối với cách chữa trị này không cho là đúng. Ông cho rằng sự sản sinh của cục thịt thừa, là do nộ khí dẫn động can hỏa, hoặc Can tạng bị tà khí xâm phạm mà gây ra. Cách chữa chứng vưu, nên dùng Ma hoàng hoàn để tư Thận thủy mà sinh Can huyết thì bệnh sẽ lành, nếu dùng cách mạng nhện quấn Đường lang, dùng Ngải cứu ắt sẽ kéo dài bệnh tình.
Phương thuốc chữa cục thịt thừa
PHƯƠNG CHỮA CHÚNG VƯU MỤC
(“Thiên kim phương”)
Hiệu quả:
Sau khi bôi thuốc có thể làm cho Vưu mục (cục thịt thừa) nhanh chóng loại trừ.
Thành phần dược liệu:
Hạnh nhân.
Cách thực hiện:
Hạnh nhân đem nướng đen, rồi tán thành dạng cao.
Cách dùng:
Dùng vải sạch chà sát cục thịt thừa cho vỡ, rồi bôi Hạnh nhân cao lên, dùng liên tục cho đến hết cục thịt thừa.
Giải thích:
Hạnh nhân tức là hạt của Hanh tử loại trái cây thường ăn trong cuộc sống hàng ngày, rất dễ tìm mua, các tiệm thuốc bắc đều có sẵn vị thuốc này. Hạnh nhân nhập dược phần dùng làm thuốc giảm ho bình suyễn và thuốc nhuận trường, thực ra Hạnh nhân còn là một vị lương dược chữa vưu mục. Hạnh nhân giỏi về khu phong táo Thượng tiêu (“Trân châu nang”) và khu phong nhuận táo. Sau khi nướng đen Hạnh nhân có tác dụng thu liễm cầm máu, đối với vết thương do trầy xước có tác dụng bảo hộ, tư nhuận và thu Ịiễm, xúc tiến vết thương kín miệng nhanh chóng, hồi phục như xưa. Ngoài ra, trong dân gian có người dùng Ý dĩ 15 gam sắc nước uống, 3 lần một ngày, hiệu quả chữa trị cũng rất tốt. người lớn chỉ cần 1.0 ngày thì chữa lành, người già cần khoảng 2-3 tuần, trẻ con thì khoảng 3 ngày chữa khỏi bệnh. Cũng có thể dùng bột Ý dĩ pha với nước thành dạng hồ để đắp lên chỗ bị đau, hiệu quả cũng khá như trên.
PHƯƠNG CHỮA VƯU MỤC TRÊN CƠ THỂ, VÙNG MẶT
(“Thái Bình Thánh Huệ Phương”)
Hiệu quả:
Có thể loại trừ Vưu mục (cục thịt thừa).
Thành phần dược liệu:
Bách chi (nhựa Bách), Tùng chi (nhựa Tùng).
Cách thực hiện:
Đem hai vị thuốc trên nghiền thành bột mịn, trộn đều là thành.
Cách dùng:
Dùng bôi ngoài da chỗ bị đau.
Giải thích:
Vưu là cục thịt thừa nhỏ dân gian thường gọi là “Mụt cóc”, lương tính, phát sinh trên mặt phẳng da dẻ. Căn cứ về hình thái tổn hại của da dẻ và bộ vị sinh bệnh có những tên gọi khác nhau, như “Thiên nhật sang”, “Biển hầu”, “Thử nhũ”. Theo sự ghi lại trên cuốn “Chư bệnh nguyên hầu luận – Vưu mục hầu” thì “Vưu mục phần nhiều sinh ở tạy chân, màu sắc chẳng khác gì với màu da, lớn cỡ hạt đậu xanh, gọi là vưu tử, cũng có vài ba hột tụ sinh với nhau, cắt vo ra, cũng hơi có máu chảy, nhưng lại phục sinh trở lại”.
Vưu mục ưa phát sinh ở đầu mặt, ngón tay, mu tay. Phương này là một hiệu nghiệm phương mà thời xưa dùng chữa chứng Chuế vưu. Trong phương, Bách chi là nhựa cây Trắc bách, giỏi về chữa chứng Vưu mục trên mình và mặt. Tùng chi còn gọi là “Tùng Cao” (“Thần Nông bản thảo kinh”), tức là Tùng hương. Lý Thời Trân đời Minh gọi nó là “Tân dịch tinh hoa của cây Tùng” (Bản thảo cương mục”). Theo sự ghi lại trên “Thần Nông bản thảo kinh” có thể chữa “ung nhọt độc … ghẻ ngứa phong khí”. Y học gia đời Minh, Đào Hoằng cảnh nói rằng: “Tùng, Bách có chất nhựa nhuận, mùa đông giá rét không khô héo”. (“Dược tổng quyết”), đủ thấy rằng nhựa của Tùng, Bách có tác dụng tư nhuận tốt. Ngoài ra Tùng hương còn có thể.táo thấp sát trùng, là một vị thuốc ngoại dùng để chữa bệnh ngoài da. Nhựa Tùng, Bách hợp dùng, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp khu phong trừ Vưu. Sau khi dùng phương thuốc này có thể tự nhiên loại trừ chứng bệnh VƯU.
PHƯƠNG CHỮA VƯU MỤC CHI THỂ
(“Thọ vực thân phương”)
Hiệu quả:
Có thể khiến Vưu mục tự nhiên rụng rời.
Thành phần dược liệu:
Địa phu tử, Phèn chua.
Cách thực hiện:
Đem hai vị thuốc trên thêm nước sắc nấu.
Cách dùng:
Dùng nước thuốc thường xuyên xối rửa chỗ bị đau.
Giải thích:
Địa phu tử trong phương thanh nhiệt lợi thấp giảm ngứa, lá. thuốc dùng chữa bệnh ngoài da, giỏị về loại “Nhiệt khí trong da dẻ, khiến con người tươi mát và tán nhọt độc” (theo “Danh y biệt lục”), còn “Khu nhiệt phong” (“Dược tính luận”) và trừ “Vưu mục trên chi thể” (“Bản thảo cương mục”). Phèn chua có thể “trừ phong khử nhiệt” (“Đại Minh bản thảo”), thu thấp giảm ngứa, giải độc táo thấp, giỏi về “Thực ác nhục, sinh hảo nhục” (“Bản thảo cương mục”). Hai vị thuốc trên hợp dùng có tác dụng thanh nhiệt khu phong, trừ thấp khử VƯU. Trung y cho rằng sự hình thành của chứng vưu chủ yếu là có liên quan đến phong nhiệt đậu ở da dẻ, can hư huyết táo. Phương này vừa có thể khử trừ phong nhiệt trong da thịt lại vừa khử vu u, nên có thể làm cho vưu mục tiêu mất nhanh chóng, nhất là đối với chứng bệnh mới khởi đầu hiệu quả càng nhanh hơn.