Tên khoa học:

Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine). Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

Cúc hoa ( 菊花 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Cúc hoa (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Tiết hoa (节华), Kim tinh (金精), Cam cúc (甘菊), Chân cúc (真菊), Kim nhị (金蕊), Gia cúc (家菊), Man đầu cúc (馒头菊), Trâm đầu cúc (簪头菊), Điềm cúc hoa (甜菊花), Dược cúc ( 药菊). Bạch cúc hoa, cam cúc hoa.

+ Tên Trung văn: 菊花 JUHUA

+ Tên Anh Văn: Chrysanthemum

+ Tên La tinh:

Dendranthema morifolium (Ramat.) Tzvel. [Chrysanthemum morifolium Ramat.]

+ Nguồn gốc: Là cụm hoa dạng đầu của Cúc Chrysanthemum morifolium Ramat. thực vật họ Cúc (Composite).

Hoa Cúc dại trắng chữa lẹo mắt
Hoa Cúc dại trắng

Phân bố

Trung Quốc đại bộ phận các vùng có nuôi trồng.

Thu hoạch

Trước tiết sương giáng (vào ngày 23 hoặc 24 tháng 10) lúc hoa đang nở rộ thu hái, phương pháp gia công nó do chủng lọai thuốc các nơi sản xuất mà không giống nhau.

– Bạch cúc (白菊): Cắt lấy cành hoa, bó thành bó nhỏ, treo lộn ngược phơi âm can. Sau đó hái lấy cụm hoa.

– Trừ cúc (滁菊): Hái lấy cụm hoa. Xông qua Lưu hòang, lúc phơi khô đến 6 phần, dùng cái dần dần thành hình cầu, phơi khô.

– Cống cúc (贡菊): Hái cụm hoa, sấy khô.

– Hàng cúc (杭菊): Có 2 lọai Hàng bạch cúc, Hàng hòang cúc. Hàng bạch cúc hái cụm hoa, sau khi hấp phơi khô; Hàng hòang cúc thì dùng than lửa sấy khô.

Bào chế

Cúc hoa: Nhặt sạch cọng lá, cuống hoa và tạp chất đất vụn.

Cúc hoa thán: Lấy Cúc hoa đã nhặt sạch, bỏ vào trong nồi sao đến sắc nâu cháy sém, nhưng nên tồn tính, phun nước sạch, lấy ra phơi khô.

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Đây là những búp hoa dạng bông, cánh hoa vòng ngoài (hoa hình cái lưỡi) phần nhiều đều ở dạng đơn, phẳng và bịt ở giữa có hoa tâm hình đĩa tròn màu vàng, phần gốc có cuống hoa màu xanh, do 3 – 4 lớp lá đài gộp thành. Mùi thơm mát, vị ngọt hơi đắng. Do từng vùng đất trồng và phương pháp gia công khác nhau mà sản phẩm ở các nơi đều có những nét riêng không giống nhau. Với hoa cúc trắng, đều coi loại có màu trắng, hoa hoàn chỉnh, cánh hoa không toè ra, hương đậm, không có lá đài là loại tốt; hoa cúc vàng thì hoa có màu vàng là tốt.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng mọt

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt đắng, mát

– Trung dược học: Cay, ngọt, đắng, hơi lạnh.

– Bản kinh: Vị đắng, bình.

– Biệt lục: Ngọt, không độc.

– Thiên bảo đơn phương đồ: Bạch cúc: Vị cay, bình, không độc.

– Tùy tức cư ẩm thực phổ: Ngọt, mát.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Can.

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Can.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.

Công dụng và chủ trị

hoa cúc trắng có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn
hoa cúc trắng có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn

Sơ phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc.

Trị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ, tim ngực phiền nhiệt, đinh nhọt, sưng độc.

– Bản kinh: Chủ các chứng phong váng đầu, sưng đau, mắt muốn rơi, ra nước mắt, da dẻ thịt trong da chết, ác phong thấp tý, lợi huyết khí.

– Đào Hoằng Cảnh: Bạch cúc: Chủ phong hoa mắt.

– Dược tính luận: Có thể trị nhiệt đầu phong xoay ngã đất, xương não đau nhức, làm tiêu tan các chứng phong trên người.

– Nhật hoa tử bản thảo: Lợi huyết mạch, trị du phong tay chân, tâm phiền, mạng ngực ngạt nghẽn, và ung nhọt độc, đau đầu, làm gối sáng mắt.

– Trân châu nang: Dưỡng huyết mắt.

– Dược dụng tâm pháp: Trừ màng che mắt, sáng mắt.

– Vương Hảo Cổ: Chủ Can khí không đủ.

– Cương mục thập di: Chuyên vào dương phận. Trị các chứng phong đầu hoa mắt, giải độc rượu đinh nhọt sưng. Hòang trà cúc: Sáng mắt trừ phong, sưu Can khí, trị váng đầu hoa mắt, ích huyết tươi nhuận dung nhan, vào phần huyết; Bạch trà cúc: thông Phế khí, ngừng ho nghịch, thanh hỏa uất tam tiêu, trị thịt trong da nóng, nhập vào phần khí.

Dùng thuốc phân biệt

Tang diệp và Cúc hoa đều có thể sơ tán phong nhiệt, bình ức Can dương, thanh Can sáng mắt, cùng có thể dùng trị chứng cảm mạo phong nhiệt hoặc ôn bệnh mới phát, phát sốt, hơi sợ gió lạnh, đau đầu, Can dương thượng cang, đau đầu, váng đầu phong nhiệt thượng công hoặc Can hỏa thượng viêm gây ra mắt đỏ sưng đau, cùng Can Thận tinh huyết không đủ, mắt lờ mờ, hoa mắt v.v…Nhưng Tang diệp lực sơ tán phong nhiệt mạnh hơn, lại có thể thanh Phế nhuận táo, lương huyết cầm máu. Cúc hoa lực bình Can, thanh Can sáng mắt khá mạnh, lại có thể thanh nhiệt giải độc.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống 5 ~ 9g. Sơ tán phong nhiệt nên dùng Hòang cúc hoa, bình can, thanh can sáng mắt nên dùng Bạch cúc hoa.

Kiêng kỵ

– Bản thảo kinh tập chú: Rễ Truật, Câu kỉ, Tang căn bạch bì làm sứ.

– Bản thảo hối ngôn: Bệnh khí hư vị hàn, ăn ít tiêu chảy, nên dùng ít vậy.

  • Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào khí hư, vị hàn, ăn ít, ỉa lỏng, cần dùng ít thôi.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, trong dầu là borneol, camphor, chrysanthemon v.v…, ngòai ra còn hàm chứa chrysanthemin, adenine, sinkaline, flavone, stachydrine, vitamin A, vitamin B1, vitamin E, amino acid và robinin v.v…(Trung dược học).

– Hoa và thân hàm chứa dầu bay hơi, và adenine, sinkaline, stachydrine v.v…Hoa còn hàm chứa chrysanthemin, amino acid, flavonoid và vi lượng vitamin B1. Dầu bay hơi chủ yếu hàm chứa Camphol, camphor, chrysanthemon v.v…Flavonoid có cyanidenon -7- glycoside, cosmosiin, acaciin (Trung dược đại từ điển).

– Hoa hàm chứa dầu bay hơi, thành phần chủ yếu là borneol, camphor, chrysanthenone, còn hàm chứa luteolin-7-glucoside, cosmosiin, apigenin-7-O-glucoside[1],acacetin-7-Orhamnoglucoside, apigenin, apigenin-7-O-rhamnoglucoside, acacetin-7-O-glucoside, isorhamnetin-3-O-galactoside, luteolin-7-O-galactoside,luteolin-7-O-rhamnogside [2],luteolin, β-elemene, thymol, heneicosane, tricosa-ne, hexacosane[3],cùng với glucide và amino acid[4] (Trung Hoa bản thảo).

  1. Tác dụng dược lý:

Thuốc ngâm nước hoặc thuốc sắc Cúc hoa, đối với khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, nhiều lọai trực khuẩn gây bệnh và chân khuẩn ngòai da đều có tác dụng kháng khuẩn nhất định, Bổn phẩm có tác dụng ức chế đối với vi rút cúm PR3 và leptospira. Thuốc chế Cúc hoa có tác dụng giãn động mạch vành, tăng gia lưu lượng máu mạch vành, đề cao lượng ô xy hao hụt cơ tim, và có tác dụng giáng áp, rút ngắm thời gian đông máu, giải nhiệt, chống viêm, trấn tĩnh (Trung dược học).

Theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có tác dụng chống viêm, làm giãn động mạch cơ tim và tăng cường lưu lượng máu trong cơ tim, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch, điều chuyển hóc môn amonia, giải độc chì v.v…

Tác dụng của trà Kỷ tử hoa CúcBài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị phong nhiệt đau đầu: Cúc hoa, Thạch cao, Xuyên khung đều 3 chỉ. Nghiền bột. Mỗi lần uống 1 chỉ rưỡi, trà điều uống.

(Giản tiện đơn phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị Thái âm phong ôn, nhưng ho, thân không nóng lắm, hơi khát: Hạnh nhân 2 chỉ, Liên kiều 1,5 chỉ, Bạc hà 8 phân, Tang diệp 2 chỉ 5 phân, Cúc hoa 1 chỉ, Khổ cát cánh 2 chỉ, Cam thảo 8 phân, Vĩ căn 2 chỉ. Nước 2 chén, sắc lấy 1 chén, ngày uống 3 lần.

(Ôn bệnh điều biện – Tang cúc ẩm)

+ Phương thuốc 3:

Trị Can Thận bất túc, hư hỏa thượng viêm, mắt đỏ sưng đau, nhìn lâu lờ mờ, ra gió chảy chảy nước mắt, sợ mặt trời, sợ ánh sáng, váng đầu, ra mồ hôi trộm, sốt cơn, chân mềm yếu: Câu kỷ tử, Cam cúc hoa, Thục địa hòang, Sơn thù nhục, Hòai sơn dược, Bạch phục linh, Mẫu đơn bị, Trạch tả. Luyện mật làm hòan.

(Y cấp – Kỷ cúc địa hòang hòan)

+ Phương thuốc 4:

Trị Can Thận bất túc, mắt lờ mờ: Cam cúc hoa 4 lượng, Ba kích (bỏ tâm) 1 lượng, Nhục thung dung (tẩm rượu, bỏ vỏ, sao, cắt, sấy) 2 lượng, Câu kỉ tử 3 lượng. Thuốc trên tán bột

mịn, luyện mật hòan, lớn như hạt ngô đồng, uống lúc bụng đói, trước bửa ăn.

(Cục phương – Cúc tình hòan)

+ Phương thuốc 5:

Trị sau khi bệnh sinh màng mắt: Bạch cúc hoa, Thiền thuế lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng 2, 3 chỉ, cho vào chút ít mật, sắc nước uống.

(Cứu cấp phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị đinh nhọt: Bạch cúc hoa 4 lượng, Cam thảo 4 chỉ. Sắc nước uống, uống liền, bã lại sắc uống.

(Ngọai khoa thập pháp – Cúc hoa Cam thảo thang)

+ Phương thuốc 7:

Trị tất phong: Trần ngãi, Cúc hoa.

Làm bảo hộ đầu gối, dùng lâu.

(Phù thọ tinh phương)

+ Phương thuốc 8:

Điều trị bệnh tim mạch vành dùng thuốc sắc Cúc hoa quan sát 61 ca. đối với triệu chứng đau thắt ngực có tổng hiệu suất là 80 %, trong đó hiệu quả rõ là 43,3%, cải thiện 36,7 %, dùng cho bệnh nhân độ nhẹ hiệu quả điều trị khá tốt; đối vợi triệu chứng tức ngực, tim hồi hộp, thở gặt và váng đầu, đau đầu, tay chân phát tê v.v…, cũng có hiệu quả điều trị trình độ không giống nhau; Tâm điện đồ có tổng hiệu suất là 45, 9%, trong đó hiệu quả rõ 18,8 %, chuyển biến tốt 27,1%. Đối với bộ phận bệnh nhân cao huyết áp có tác dụng giáng áp; đối với nhịp tim không có ảnh hưởng rõ; đối với cholesterol huyết thanh, triglyceride chưa thấy thay đổi quy luật rõ. Trong thời gian uống thuốc ngòai 1 ca đau bụng trên, 1 ca tiêu chảy nhẹ, đều không có tác dụng phụ khác. Cho dù bệnh nhân vốn có bệnh lóet, cũng phần nhiều không ảnh hưởng.

Chế thuốc và cách dùng: Bạch cúc hoa 10 lượng, thêm nước nóng ngâm qua đêm, mỗi ngày sắc 2 lần, mỗi lần nửa tiếng đồng hồ; đợi sau khi lắng cặn bỏ bã lắng, lại cô đặc đến 500ml. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 25ml. 2 tháng là 1 liệu trình.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 9:

Dùng Huyền sâm 2g, Mạch đông 2g, Cát cánh 2g, Cúc hoa 1g, Cam thảo 0,5g v.v…tổ hợp thành Trà Huyền Cúc Cam thảo, điều trị viêm họng mạn tính, pha nước nóng uống mỗi lần 1 gói, mỗi ngày 2 ~3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

(Quảng Châu y dược, 1998, 6: 47)

+ Phương thuốc 10:

Dùng Cúc hòang thang (Cúc hoa 4g, Hòang liên 2g, Kim ngân hoa 3g, Liên kiều 4g, Chi tử 2g, Kinh giới 3g, Cam thảo 4g) gia giảm điều trị Hòang đản ở trẻ con sơ sinh. Thấp nhiệt nặng gia Nhân trần, Chi tử, Phục linh; Môi miệng khô ráo gia Mạch đông, Sa sâm; Khóc đêm gia Câu đằng, Thiền thuế; Nôn mửa gia Bán hạ chế. Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, 3 thang là 1 liệu trình.

(Chẩn đóan và điều trị hiện đại 1999, 5: 316)

+ Phương thuốc 11:

Dùng Phác tiêu Hòang hoa ngâm nước ngồi rửa điều trị trĩ ngọai viêm. Phương pháp: Phác tiêu, Hòang cúc hoa đều 50g, bỏ vào trong dụng cụ đựng, gia thêm nước sôi 1500ml, ngâm quấy và đậy 10 phút, đem dịch thuốc bỏ vào trong chậu, chờ lúc độ nóng dịch thuốc thích hợp ngồi rửa, mỗi lần 15 phút, mỗi thang quấy ngâm 2 lần, mỗi ngày sáng tối ngồi rửa 1 lần, 5 ngày là 1 liệu trình.

(Trung Quốc giang trường bệnh tạp chí, 2001, 3: 38)

Những bài thuốc bổ dưỡng thường dùng

Cúc hoa trà (trà hoa cúc)

Hoa cúc 6g, hãm nước sôi, uống thay trà.

Dùng cho người khô miệng, đau sưng rát cổ, thuỷ đậu, cao huyết áp.

Tang cúc cẩm (nước lá dâu hoa cúc)

Lá dầu 10g – Đậu xị 10g

Hoa cúc 10g – Ngân hoa 10g

Hãm nước sôi, cho thêm chút đường đỏ cho ngọt, uống thay chè.

Dùng cho người bị bệnh lị cấp tính.

Cúc hoa thanh bì ẩm (trà hoa cúc thanh bì)

Cúc hoa 10g – Thanh bì 10g

Sắc thanh bì lấy nước sôi hãm hoa cúc, uống thay trà.

Dùng cho người đau bụng do khí tụ không lưu thông.

Cúc ngân thang (Thang hoa cúc ngân hoa)

Hoa cúc 10g – Xác ve 5g

Ngân hoa 10g – Cam thảo 6g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, lọc sạch. Lấy nước lọc bôi lên chỗ đau.

Dùng cho người bị bệnh phát ban.

Cúc địa thang (thang hoa cúc, địa đinh)

Hoa cúc 10g – Địa đinh 10g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, lọc kỹ, lấy nước lọc bôi vào chỗ ngứa.

Dùng cho các loại bệnh ngứa ngoài da.

Tiêu thử ẩm (trà hạ nhiệt)

Hoa cúc 15g – Hoắc hương 10g

Cam thảo 10g

Hãm nước sôi uống thay trà.

Dùng để phòng cảm nắng và trúng độc do bị cảm nắng.

Cúc hoa sơn tra ẩm

Hoa cúc 10g – Ô mai 5g

Sơn tra 10g – Đường trắng vừa phải. Cho ô mai, sơn tra vào nước sắc 20 phút, sau đó cho hoa cúc đường trắng vào (đánh tan đường), đổ hết ra lọc, uống nước lọc đó nhiều lần.

Bài thuốc này thanh nhiệt giải độc, bổ tỳ thông dạ dày, có thể dùng làm trà thanh nhiệt để uống.

Giáng áp ẩm (tra hạ huyết áp)

Hoa cúc 3g – Hoa hoè 3g

Chè xanh 3g

Hãm nước sói uống làm trà, dùng để chữa bệnh cao huyết áp.

Nhị hoa trà (trà nhị hoa)

Hoa cúc 18g – Ngân hoa 18g

Cam thảo 8g

Sắc 2 nươc, trộn lẫn, lọc, uống thay trà.

Dùng cho người ỉa táo, ỉa khó.

Sơn du tứ bội thang (thang sơn du tứ bội)

Sơn thù du 10g

Hoa cúc 10g Thục địa hoàng 10g

Câu kỷ tử 20g.

Sắc 2 nước trột lẫn, chia uống 2 lần vào 2 buổi sớm, tối. Dùng cho người can thận hư, hoa mắt, mờ mắt, chống già lão.

Ô tu minh mục tán (thuốc bột đen râu sáng mắt)

Nữ trinh tử 5g

Sơn thù du 8g

Sinh địa 10g

Hoa cúc 2g

Ngưu tất 5g

Mạch đông 8g

Hà thủ ô 10g

Câu kỷ tử 5g

Phục linh 5g

Nhân sâm 5g

Lá dâu 5g

Thương truật 6g

Hoài giác 10g

Nghiền 13 vị trên thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 5g.

Dùng cho người sớm suy yếu, sớm bạc tóc, mắt mờ.

Kỷ cúc địa hoàng thang (Thang kỷ cúc địa hoàng)

Câu kỷ tử 4g – Sơn dược 6g

Hoa cúc 4g – Phục linh 6g

Thục địa hoàng 16g – Trạch tả 6g

Sơn thù du 8g – Mẫu đơn bì 6g

Sắc cả tám vị, uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sớm, tối.

Dùng cho người can thận hư, sinh ra mắt hoa tai ù, sợ ánh sáng, đi ngược gió chảy nước mắt, nhìn mọi vật như nhảy múa.

Cúc khung tẩy dịch (nước rửa mắt hoa cúc xuyên khung)

Hoa cúc 6g – Xuyên khung 6g

Thạch bì 6g

Sắc hai nước, trộn lẫn, lọc sạch. Dùng nước lọc rửa mắt ngày 3-4 lần.

Dùng cho người bị sưng đau mí mắt, mắt sưng đỏ, đau đớn.

Cải dung tẩy dịch (thuốc dưỡng dung nhan)

Hoa cúc 15g

Địa bối mẫu 15g

Phòng phong 15g

Hoạt thạch 15g

Bạch phụ tử 15g

Sắc hai nước, trộn lẫn, lọc sạch. Dùng làm nước dưỡng da.

Dùng để chữa tàn hương, trứng cá.

Cúc Hoa ! Hoa trung Quân Tử, Dược trung Thánh Hiền.

Nói đến những loài hoa quí, được dân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ ” Tứ Bình “, gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về ” Tứ Quí “, gồm bốn loại cây cảnh: Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Có thể nói, mỗi loài hoa đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng, cốt cách riêng của nó. Trong bài viết này, xin phép được giới thiệu qua tới các bạn một trong số các loài hoa đó: Cúc Hoa – Hoa trung Quân Tử.

Người xưa yêu hoa Cúc vì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính: “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” – lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành, như người quân tử đầy chí khí suốt đời theo đuổi lý tưởng chân chính của mình.

Hoa Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của những kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy. “Cúc ngạo hàn sương”, Cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ, đâm hoa kết nhánh, mặc cho sương sa tuyết lạnh bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, Cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, Cúc vẫn vươn mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình: ” Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách. Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm ” – Cúc Đảm Ngạo Hàn Sương ( Hải Đà ).

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Cam cúc (Cúc hoa)

Loại vàng vào dương phận, loại trắng vào âm phận.

Khí vị:

Vị đắng, ngọt, kiêm cay, khí bình, không độc, có thể thăng, mà cũng có thể giáng, là thuốc dương trong âm, chạy vào kinh Thủ thái âm, Túc thái âm, dùng Câu kỷ, Tang bạch bì làm sứ.

Chủ dụng:

Thanh đầu mắt, chữa đau đầu, chóng mặt, đuổi chứng du phong ở chân tay, lợi khí huyết khắp người, làm sáng mắt, làm hết dử (ghèn), chữa chứng đau lưng, bổ âm khí, chữa các chứng nhiệt, làm đen tóc, sống lâu, trục thai chết, chữa chứng phong đàm tê thấp. Lá xanh nó chữa các chứng đinh độc nguy cấp, lấy lá giã nát, cho Rượu vào, vắt lấy nước cốt mà uống, bã đắp tại chỗ đinh độc, rất hay.

Cách chế:

Hái về phơi dâm, dùng với thuốc bổ thì tẩm Rượu phơi khô, dùng vào thuốc trừ phong nhiệt thì để sống.

Nhận xét:

Cam cúc trải qua 3 mùa Xuân, Hạ, Thu, hấp thụ khí thơm mát của trời đất, nhờ chính khí kim tinh, cho nên có thể bình Can, sinh thủy, giáng hỏa, làm sáng mắt, là vị thuốc làm ráo nước mắt hết dử mắt rất hay, vả lại tính khí nó nhẹ nhàng cho nên phần nhiều dùng chữa bệnh phần trên người, hợp với Câu kỷ thì có thể giúp Thận, có thể uống, có thể ăn, có thể ngâm Rượu, có thể dồn gối. Sách Bản thảo cho nó là thượng phẩm.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Tang cúc ẩm Cúc hoa 12g Tang diệp 12g, Hạnh nhân 8-12g, Bạc hà 2-4g, Cát cánh 8-12g, Liên kiều 6-12g, Lô căn 8-12g, Cam thảo 2-4g. sắc uống mỗi ngày 1-2 thang, chia nhiều lần. Có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái.

Trị ôn phong giai đoạn đầu, biểu hiện ho, sốt không nhất định, miệng hơi khát, rêu lưỡi vàng nhat, mạch phù sác.

Trên lâm sàng bài thuốc thường được dùng trị bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm Phế quản thuộc chứng phong nhiệt ảnh hưởng tới Phế, gây nên ho, sốt, mề đay, viêm não B, ho gà.

Gia giảm: Ho nhiều mà khí nghịch có thể thêm Tiền hồ, Tô tử, Tượng bối mẫu, Ngưu bàng để tăng thêm tác dụng thông Phế giáng nghịch.

Nếu ho đờm thêm Qua lâu nhân, Bối mẫu để thanh Phế, hóa đờm.

Nếu ho nhiều đờm, rêu lưỡi trắng nhờn có thể thêm Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Chỉ xác để thông hóa thấp đờm.

Nếu ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng hoặc lưỡi đỏ có thể thêm Hoàng cầm, Đông qua tử, Tang bạch bì, Trúc lịch, Bán hạ để tiêu nhiệt hóa đờm.

Nếu đờm nhiều, vàng đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng có thể thêm Hoàng cầm, Đông qua nhân để thanh nhiệt hóa dòm.

Nếu trong đờm có máu thêm Bạch mao căn, Thiến thảo để lương huyết, chỉ huyết.

Nếu lạnh nhiều mà sốt, tuy không biểu hiện rõ mà đầu đau nhẹ là phong nhiệt quấy ở trên có thể thêm Bạch tật lê, Mạn kinh tử để tán phong nhiệt thì đầu và mắt được thanh thoát. Nếu miệng khát thêm Thiên hoa phấn, Thạch hộc để thanh nhiệt, sinh tân, sốt cao, khó thở thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu để thanh Phế,Vị

“Thẩm thị giao hàm”

Bài Minh mục địa hoàng hoàn

Là bài Lục vị địa hoàng hoàn, thêm Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Câu kỷ, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh

(Thạch quyết minh sắc trước). Có tác dụng tư bổ Can Thận, tiêu tán phong nhiệt, làm sáng mắt.

Trị các chứng mắt khô, mắt mờ, quáng gà, huyết áp cao thể âm hư hỏa vượng.

Nếu lạnh bụng, đầy bụng thêm Nhục quế.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tứ tử hòa huyết thang

Thục địa 12g, Sơn dược 16g, Bạch linh 12g, Đương quy 16g, Ngũ vị tử 10g, Câu kỷ tử 10g, Xa tiền tử 10g, Sung úy tử 10g, Xích thược 12g, Cúc hoa 12g, Đan bì 10g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng dưỡng Can, hoạt huyết, tư âm, sáng Mắt.

Chữa bệnh teo giây thần kinh thị giác.

Gia giảm: Miệng khát thêm Mạch môn 10g, Hoa phấn 10g; Đau đầu thêm Xuyên khung 6g; họng đau thêm Sơn đậu căn 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 5g; tiêu hóa kém thêm Sơn tra 10g; mất ngủ thêm Táo nhân (sao) 10g, Hợp hoan hoa 10g; tiện bí thêm Hỏa ma nhân 20g.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị ích tâm tiềm dương thang

Ngưu tất 9g, Câu đằng 9g, Mạch môn 9g, Cúc hoa 9g, Đại giả thạch 15g, Thuyền thoái 9g, Sinh Long cốt 15g, Huyền sâm 12g, Sinh Mẫu lệ 15g, Bạch linh 9g, Chích Viễn chí 6g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng tư thủy, hàm mộc, tiềm dương, tức phong.

Chữa chứng tăng huyết áp.

Gia giảm: Người Thận âm hư có thể thêm Thục địa, Nữ trinh tử, Quy bản giao. Huyết áp khó giảm có thể thêm Tang ký sinh, Hạ khô thảo, Sinh Đỗ trọng.

0/50 ratings
Bình luận đóng