Chứng mề đay phát sinh như thế nào?

Chứng mề đay trong sách Trung y gọi là “Ấn chẩn”, tên gọi này có trong sách “Tố vấn Tứ thời thích nghịch tùng luận”. Sự sản sinh của mề đay là do thấp nhiệt nội ẩn, lại bị nhiễm phong hàn, uất kết ở cơ phu mà thành. Thông thường người ta cho rằng chứng mề đay cũng rất có quan hệ với sự nhạy cảm của cơ thể đối với loại vật chất nào đó Lúc phát bệnh trên da dẻ. sẽ xuất hiện mảng phong ngứa lớn nhỏ không nhất định, ngứa dữ dội, đôi khi kèm có đau bụng, hít thở khó khăn.

Theo “Thiên kim yếu phương” nói rằng, Ấn chẩn (mề đay) có hai loại là Xích chẩn và Bạch chẩn. Chỗ bị đau đều như bị muỗi chích, trong lòng phiền muộn, da ngứa, phát sinh lặp đi lặp lại, khi dùng tay gãi ngứa luôn từ đó mà nổi mảng đỏ. Xích chẩn (mề đay dạng nóng) hay phát bệnh vào lúc khí hậu nóng bức, lúc trời lạnh thì dần dần biến mất. Bạch chẩn (mề đay dạng hàn) thì phát bệnh lúc trời lạnh. Bất kể Xích chẩn hoặc Bạch chẩn, thường xuyên dễ bị mắc phải nhất là người bị cảm mạo.

Phong thấp và mề đay luôn có quan hệ mật thiết với nhau, người bị bệnh phong thấp dễ mắc chứng mề đay, ngược lại, người bị bệnh mề đay cũng dễ mắc chứng phong thấp.

Làm cách nào phòng ngừa mề đay.

Nguyên tố gây ra bệnh mề đay rất nhiều, dạng thường gặp có như: dị ứng khí hậu, dị ứng thức ăn, dị ứng dược vật.

Chủ yếu có. dạng phong nhiệt tương bác. Dạng này có nổi mảng phong đỏ, khi sò có cảm giác nóng, gặp trời nóng bệnh nặng thêm, được lạnh thì giảm nhẹ, có chứng trạng như lòng phiền muộn, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Thứ yếu có dạng phong hàn ngoại tập. Dạng này nổi mảng phong màu nhạt hơn hoặc màu trắng, khi gặp gió nhiễm lạnh, hoặc tiếp xúc nước lạnh thì bệnh tình thêm nặng, được ấm thì giảm nhẹ, đôi khi có chứng trạng sợ gió, sợ lạnh, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng.

Với dạng phong nhiệt tương bác, nên dùng cách chữa bằng sơ phong thanh nhiệt, có thể dùng Phòng phong thông thánh tán, hoặc Long đảm tả can thang.

Với dạng phong hàn ngoại tập, có thể chọn dùng cách chữa bằng sơ phong tán hàn và uống Quế chi thang, hoặc Ma hoàng thang gia giảm.

Ngoại trị có thể dùng Bách bộ tẩy phương sắc nước ngâm rửa, hoặc dùng cửu hoa phấn thoa ngoài, phần này thích hợp với các dạng bệnh mề đay, nhưng khi da bị gãi xước lúc dùng nên thận trọng. Ngoài ra có thể dùng 500 gam mì cám cho vào chảo xào nóng, vừa xào vừa rưới Giấm vào, lấy xoa thân lúc còn nóng. Nhưng đó chỉ thích hợp cho chứng mề day do phong hàn ngoại tập gây ra.

về phương diện phòng ngừa, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, để mà bài trừ. Ví dụ như nên kiêng dùng những, thức ăn nào hoặc dược vật nào sẽ gây dị ứng cho cơ thể, tránh tiếp xúc những vật phẩm nào dễ gây dị ứng.

Còn phải chú ý đến sự biến hóa của khí hậu, điều tiết nóng lạnh cho thích hợp, tăng cường tập luyện thể thao, cải thiện thể chất, tùy theo sự biến đổi của thời tiết mà kịp thời gia giảm quần áo. Phàm gặp nóng hoặc lạnh kích thích mà bệnh tái phát, không cần thiết lánh tránh quá độ, có thể tiếp xúc từng bước và tăng dần thời gian tiếp xúc, để cần thích ứng.

Những phương chữa bệnh mề đay

  1. QUẾ CHI THANG

(“Thương hàn luận”)

Hiệu quả:

Chữa bệnh mề đay.

Thành phần dược liệu:

Quế chi 9 gam, Bạch thược 9 gam, Gừng tươi 9 gam, Táo đỏ 4 quả.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên sắc nấu với nước. Lấy nước thuốc bỏ bã thuốc.

Cách dùng:

Uống lúc thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc ăn một ít cháo loãng hoặc nước nóng, để khiến thân thể hơi vã mồ hôi.

Giải thích:

Phương này thích hợp cho những người nổi mảng phong ngứa màu trắng trên da, nhất là những bộ vị để lộ ra ngoài, gặp thời tiết giá rét hoặc sau khi ra gió thì bệnh sẽ tái phát hoặc thêm nặng, gặp phải thời tiết nóng thì giảm nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoãn. Quế chi trong phương là vị thuốc phát tán phong hàn, có thể tân ôn thông dương, hòa dinh giải cơ, cổ thể trừ đi phong tà tại biểu. Quế chi và Bạch thược hợp lại dùng có thể điều hòa khí dinh vệ của cơ thể con người. Gừng tươi có thể trợ giúp Quế chi giải biểu tán hàn. Táo đỏ có thể trợ giúp Bạch thược ích dương hòa dinh. Cam thảo điều hòa các .vị thuốc. Năm vị thuốc hợp dùng có tác dụng giải cơ khu phong, điều hòa dinh vệ. Trung y cho rằng: Tà khí khách trú tạị da, lại gặp phong hàn tương chiết, thì nổi ẩn chẩn (mề đay) phong ngứa. (Theo “Chư bệnh nguyên hậu luận”. Phong hàn tà khí xâm nhập vào giữa tấu lý của cơ phu và bì mao, không thể thấu đạt ra ngoài thì sẽ dẫn đến bệnh mề đay. Vì phương này có công hiệu so” phong tán hàn, điều hòa dinh vệ, nên chứng mề đay do phong hàn gây ra. có hiệu quả chữa trị rất tốt.

Vị thuốc Quế chi
Vị thuốc Quế chi
  1. PHƯƠNG HOA BÌ TÁN

(“Ngự dược viên phương”)

Hiệu quả:

Chủ trị chứng mụn ghẻ toàn thân, mề đay và mụn trứng cá trên mặt.

Thành phần dược liệu:

Hoa bì 150 gam, Kinh giới tuệ 75 gam, Chích Cam thảo 75 gam, Hạnh nhân 75 gam, Chỉ xác 150 gam.

Cách thực hiện:

Hoa bì đem thịêu thành tro. Cam thảo sao mật ong. Hạnh nhân bỏ vỏ, cho vào nồi cho thêm một chén nước sắc cô; cô đến lúc còn nửa chén nước, thì vớt Hạnh nhân ra để nguội. Chỉ xác bỏ vỏ, dùng than nướng, đến lúc sắp nướng thành tro, lấy ra để trên một tờ giấy đã thấm nước, để Chỉ xác nguội tự nhiên trên giấy. Tiếp sau là đem Hoa bì, Kinh giới tuệ, Chích Cam thảo, Chỉ xác cùng tán thành bột mịn hỗn hợp. Hạnh nhân tán riêng; yêu cầu tán càng mịn càng hay. Rồi đem hai loại bột thuốc trộn đều là thành.

Cách dùng:

Mỗi lần uống 7 gam bột thuốc sau mỗi bữa cơm uống với rượu ấm, một ngày uống ba,lần.

Giải thích:

Phương này là phương hữu hiệu dùng chữa bệnh ngoài da, như mề đay, mụn trứng cá trong cung đình đời Nguyên. Hoa bì trong phương là vỏ cây Hoa thụ, có thể thanh nhiệt giải độc, giỏi về chữa nhọt độc ung sưng. Kinh giới tuệ có thể tán phong nhiệt, tiêu nhọt sưng. Hạnh nhân tức là hạt của trái Hạnh tử, có thể chữa các chứng ghẻ lỏ và loại trừ mụn trứng cá trên mặt. Ngoài ra Hạnh nhân còn khổ tiết giáng khí, nhuận trường thông tiện. Đại tiện thông thì có lợi cho loại trừ mụn trứng cá. Chỉ xác hành khí, chữa phong mề đay tọàn thân. Trong y cho rằng sự sản sinh của chứng mề đay và mụn trứng cá đều có quan hệ với phong. Y học hiện đại cho rằng sự phát sinh của mề đay phần nhiều có liên quan đến dị ứng. Mà nghiên cứu dược lý tỏ rõ Chỉ xác có tác dụng chống dị ứng . Cam thảo có thể thanh nhiệt giải độc, đồng thời còn tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Toàn phương tuy chỉ có năm vị dược vật, nhưng lại có thể sơ phong thanh nhiệt, giải độc giảm ngứa, có hiệu quả chữa trị .tốt về các bệnh ngoài da.

  1. PHÒNG PHONG THÔNG THÁNH TÁN (“Tuyên minh luận phương”)

Hiệu quả:

Chữa trường vị thấp nhiệt gây ra chứng mề đay.

Thành phần dược liệu:

Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Ma hoàng, Bạc hà, Xuyên khung, Đương qui, Bạch thược (sao), Bạch truật, Sơn chi, Đại hoàng, Mang tiêu mỗi loại 15 gam. Thạch cao, Hoàng cầm, Cát cánh, mỗi loại 30 gam. Cam thảo 60 gam, Hoạt thạch 90 gam.

Cách thực hiện:

Trưởc tiên sao qua Bạch truật. Dùng rượu chưng Đại hoàng, Tiếp đó đem tất cả dược vật cùng tán thành bột mịn hỗn hợp.

Cách dùng:

Mỗi lần uống 6-12 gam bột thuốc, pha với nước để uống. Mỗi ngày 2-3 lần.

Giải thích:

Phương này thích hợp trong trường hợp những người nổi mảng phong ngứa trên da màu đỏ, ngứa ngáy kèm có hiện tượng vùng ngực dạ dày khó chịu, vùng bụng sình đầy, táo bón, hoặc có nôn mửa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác. Trong phương, Kinh giới, Phòng phong, Ma hoàng, Bạc hà nhẹ phù thăng tán, giải biểu tán hàn có thể khiến phong nhiệt bệnh tà theo mồ hôi ra ngoài mà giải. Đại hoàng, Mang tiêu, có thể phá kết thông phủ. Chi tử, Hoạt thạch giáng hỏa lợi thủy, khiến tà của phong nhiệt tiết ở hạ, theo đại tiện mà ra. Thạch cao, Cát cánh, thanh phế tả vị. Xuyên khung, Đương qui, Thược dược có thể điều can hòa huyết. Liên kiều, Hoàng cầm có thể thanh tả tà nhiệt ở trung thượng tiêu, Bạch truật kiện tỳ táo thấp. Cam thảo hòạ dược hộ vị. Tất cả vị thuốc trên hợp dùng, có thể làm cho phong nhiệt thấp tà phân tán từ trên và dưới, có công hiệu giải biểu thông lý, sơ phong thanh nhiệt, hóa thấp giải độc. Trung y cho rằng, ngày thường ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều những thức ăn cay nóng;, mùi vị nồng nặc và các món tôm cá, thì có thể khiến nội sinh thấp nhiệt, lúc thấp nhiệt mà bên trong không sơ tiết được, bên ngoài không thể tuyên thông thì sẽ uất kết ở da thịt mà từ đó phát sinh bệnh mề đay. Bởi vì phương này có thể sơ phong giải biểu, lại có thể thanh lợi thấp nhiệt ở trường vị, nên có thể chữa lành chứng mề đay do thấp nhiệt trường vị gây ra.

0/50 ratings
Bình luận đóng