“Đau vị quản” tục gọi là “can vị khí thống”, hoặc “tâm thống”, chỗ đau chủ yếu là ở bụng trên gần chỗ mỏ ác nhưng không thể bàn chung với chứng đau tim được.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Thất tình uất kết

Vì thất tình như lo buồn nghĩ ngợi, giận dữ quá mức, thường dễ sinh ra chứng “can khí uất kết”, mà trong thất tình, thì giận dữ, lo uất là dễ gây thành bệnh này. Vì giận dữ thì động can, lo uất thì hại can, can mộc hoành nghịch phạm tới vị mà gây nên. Chứng “đau vị quản” này đều là can mất sự điều đạt, khí trệ lại thông hư dương, cũng có khi vì uất khí lâu ngày hóa thành hoả, hoặc từ khí lan tới huyết mà gây ra. Như vậy thì bệnh phát luôn mà dằng dai khó khỏi.

  • Tỳ vị hư hàn

Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp. Bản thân của vị bị hư hàn thì cô nhiên có thể gây nên đau nhức, mà tỳ bị hư hàn thì vận hóa thất chức, cũng có thể gây liên luỵ tối vị, làm cho vị mất điều hoà mà sinh chứng “đau vị quản” như thể là hàn từ trong phát sinh ra, lại có khi vì cảm phải hàn tà, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, đến nỗi hàn tích lại ở tạng phủ, dương khí không được lưu thông thoải mái mà thành chứng “đau vị quản”, như thế là hàn từ ngoài mà xâm vào. Cho nên thiên “Sử thống luận” sách “Nội kinh” nói: “sống lạnh cho nên đau”.

  • Ăn uống không điều độ

Ăn uống quá chừng hoặc có thất thương, đến nỗi tỳ vị tiêu hóa không kịp, đồ ăn đình trệ ở trong, vị khí không hoà mà sinh ra chứng “đau vị quản”.

  1. BIỆN CHỨNG

  • Thất tình uất kết

Giận dữ lo uất, vì can mộc khinh nhờn tỳ vị, tỳ vị khắc, thăng giáng mất chủ quyền, khí có uất trệ, hoặc uất lâu hóa hoả, đều có thể từ khí lan cập tới huyết, chứng trạng đều có chỗ khác nhau chỗ giống nhau, nay trình bày như sau:

Khí trệ thì vị quản trướng đầy, hoặc lúc đau ran tái sườn, ấn vào thì hơi đỡ, ợ hơi luôn, rêu lưỡi phần nhiều mỏng trắng, mạch phần nhiều trầm huyền.

Hoả uất thì tình hình đau cấp bách, phiền táo hay giận, miệng khô đắng, nôn chua, bụng cồn cào, thích lạnh, sợ nóng, rêu lưỡi phần nhiều vàng xốp, mạch huyền sác.

Huyết ứ thì có chỗ đau nhất định, ăn rồi phần nhiều như phát đau như dùi đâm. Nặng thì vị quản đau không di dịch, không cho sờ, chất lưỡi hơi tía, mạch sáp.

  • Tỳ vị hư hàn

Vị hư thì đau mà đau thích xoa, ăn ít, cồn cào, hoặc nôn oẹ ra nước trong, mặt trắng, tinh thần mỏi mệt, nhác nói. Nặng thời chảy dãi lạnh, chân tay mát, sợ lạnh, thích ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhuyễn trầm tế, mỗi khi gặp lạnh, uống lạnh hoặc làm lụng mệt nhọc quá độ thì phát ra. Do cảm phải ngoại hàn mà phát bệnh, thì lại kiêm biến chứng hư, người lạnh, đầu nhức, mạch phù.

  • Ăn uống không điều độ

Đồ ăn đình trệ ở trong, vị quản đau, kiêm thấy các chứng lồng ngực đầy trướng, ợ mùi đồ ăn, không muốn ăn uống, rêu lưỡi đầy nhớt, mạch huyền hoạt. Chứng “vị quản đau”, ngoài các loại hình khác nhau đã phân biệt trình bày ở trên, còn nên chú ý đến chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Nếu do can nhiệt uất ở trong, tỳ vị hư hàn mà sinh ra đau thì chứng hiện ra ứa nước chua, nôn oẹ, đói không muốn ăn, trong bụng phiền nóng mà chân tay không ấm, rêu lưỡi vàng trắng lẫn lộn, mạch huyền tế.

  1. CÁCH CHỮA

  • Thất tình uất kết

Can khí hoành nghịch, xâm phạm tỳ vị, lúc đầu thì tiết can, lý khí, hoà vị, dùng những bài như Kim linh tử tán (19), Trầm hương giáng khí tán (22).

Nếu uất kết hóa hoả, nên dùng vị cay để khai, vị đắng để giáng, như những bài Tả kim hoàn (23), hóa can tiễn (24), đó là cách chữa can để yên vị. Nếu bệnh lâu ngày tổn thương đến âm, lưỡi đỏ, tân dịch ít thì nên tư thủy dưỡng can, dùng các bài như Tư thủy thanh can ẩm (25), Nhất quán tiễn (26).

Can uất nhiều, thường thường làm cho khí ngưng huyết trệ thì nên hành khí hoạt huyết, dùng Thất tiếu tán (27). Nếu sắc mặt không tươi nhuận, mạch hư tế, thì nên dưỡng huyết thư can, dùng bài Điều dinh liễm can ẩm (28) chẳng hạn.

  • Tỳ vị hư hàn

Nên ôn tỳ kiện vị, dùng Hương sa lục quân tử thang làm chủ yếu (29) lạnh lắm thì dùng với những bài Đại kiến trung thang (30), Lương phụ hoàn (31), cảm phải ngoại hàn thì nên ôn trung hàn tán, dùng những bài như Tiểu kiến trung thang (32), Ngô thù du thang (33).

  • Ăn uống không điều độ

Thức ăn đình trệ thì trong nên hòa trung tiêu thực, dùng những bài như Bảo hoà hoàn (34), Việt cúc hoàn (35). Nếu hàn nhiệt lẫn lộn thì nên dùng chung cả thuốc đắng cay chua, lấy bài Ô mai hoàn (36) làm chủ yếu.

Phụ phương

  1. Xuyên khung trà điều tán: Bạc hà, xuyên khung, khương hoạt, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, phòng phong, kinh giới hoà với nước chè mà uống.
  2. Tang cúc ẩm: Xem phụ phương thứ 3 mục cảm mạo.
  3. Thần truật thang: Thương truật, quy bản, xuyên khung, khương hoạt, bạch hoạt, bạch chỉ, cam thảo, tế tân, gừng và hành.
  4. Thanh không cao: Khương hoạt, hoàng liên, phòng phong, sài hồ, xuyên khung, cam thảo, hoàng cầm.
  5. Thanh chấn thang: Thăng ma, thương truật, hà diệp, trần bì, cam thảo.
  6. Kỉ cúc địa hoàng hoàn: Xem phụ phương số 3 mục Huyễn vựng.
  7. Tả quy hoàn: Xem phụ phương số 12 mục Hư lao.
  8. Hữu quy hoàn: Xem phụ phương số 15 mục Hư lao.
  9. Thiên ma câu đằng ẩm: Xem phụ phương số 1 mục Huyễn vựng.
  10. Đương quy long hội hoàn: Đương quy, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, thanh đại, lô hội, mộc hương, xạ hướng, viên với mật.
  11. Bán hạ bạch truật thiên ma thang: Xem phụ phương số 8 mục Huyễn vựng.
  12. Qua lâu giới bạch tửu thang: Qua lâu thực, giới thạch, bạch cầu.
  13. Quất chỉ sinh khương thang: Quất bì, chỉ thực, sinh khương.
  14. Phục linh hạnh nhân cam thảo thang: Phục linh, hạnh nhân, cam thảo.
  15. Ô đầu xích thạch chi hoàn: Thực tiêu, ô đầu, phụ tử, can khương, xích thạch chi.
  16. Ý dĩ phụ tử tán: Ý dĩ nhân, đại phụ tử.
  17. Tiêu giao tán: Xem phụ phương số 1 mục Điên cuồng, giản.
  18. Thanh can thang: Bạch thược, đương quy, xuyên khung, sơn chi, đan bì, sài hồ.
  19. Kim linh tử tán: Kim linh tử, huyền hồ sách.
  20. Toàn phúc hoa thang: Toàn phúc hoa, Tân giáng, hành.
  21. Phục nguyên hoạt huyết thang: Sài hồ, qua lâu căn, đương quy, hồng hoa, cam thảo, sơn giáp, đại hoàng, đào nhân.
  22. Trầm hương giáng khí tán: Trầm hương, sa nhân, hương phụ, cam thảo.
  23. Tả kim hoàn: Xem phụ phương số 2 mục Ấn thổ.
  24. Hoá can tiễn: Thanh bì, trần bì, thược dược, đan bì, chi tử, trạch tả, bốỉ mẫu.
  25. Tư thủy thanh can ẩm: Sính địa, thù du, phục linh, quy thân, sơn dược, đan bì, trạch tả, bạch thược, sài hồ, sơn chi, đại táo.
  26. Nhất quán tiễn: Bắc sa sâm, mạch môn, đương quy, sinh địa, đại hoàng, xuyên luyện tử, kỉ tử.
  27. Thất tiếu tán: Bồ hoàng, ngũ linh chi.
  28. Điều dinh liễm can ẩm: Quy thân, bạch thược, a giao (sao với cáp phấn), kỉ tử, ngũ vị tử, xuyên khung, táo nhân, phục linh, quang bì, mộc hương, khương tảo.
  29. Hương sa lục quân tử thang: Xem phụ phương số 9 mục Ãu thổ.
  30. Đại kiến trung thang: Thục tiêu, can khương, nhân sâm.
  31. Lương phụ hoàn: Cao lương hoàn, Chế hương phụ.
  32. Tiểu kiên trung thang: Xem phụ phương số 19 mục Hư lao.
  33. Ngô thù đu thang: Xem phụ phương số 5 mục Cước khí.
  34. Bảo hoà hoàn: Xem phụ phương số 10 mục Bất vị.
  35. Việt cúc hoàn: Hương phụ, thương truật, xuyên khung, thần khúc, chi tử.
  36. Ô mai hoàn: Ô mai, tế tân, quế chi, phụ tử, nhân sâm, hoàng bá, can khương, hoàng liên, thục tiên, đương quy.
  37. Ôn đởm thang: Xem phụ phương số 8 mục Kinh quý.
  38. Tứ quân tử thang: Xem phụ phương số 1 mục Hư lao.
  39. Quy tỳ thang: Xem phụ phương số 27 mục Hư lao.
  40. Đại ô đầu tiễn: ô đầu, mật.
  41. Ô đầu quế chi thang: Quế chi thang gia ô đầu.
  42. Phụ tử ngạnh mễ thang: Phụ tử, bán hạ, cam thảo, đại táo, ngạnh mễ.
  43. Đương quy sinh khương dương nhục thang: Đương quy, sinh khương, dương nhục.
  44. Thược dược cam thảo thang: Thược dược, cam thảo.
  45. Tân dịch ngô thù du thang: Nhân sâm, ngô thù, xuyên liên, phục linh, bán hạ, mộc qua.
  46. Hậu phác tam vật thang: Hậu phác, đại hoàng, chi thực.
  47. Chỉ thực đạo trệ hoàn: Xem phụ phương số 6 mục Tiết tả.
  48. Quế chi phục linh hoàn: Xem phụ phương số 4 mục Tiết tả.
  49. Can khương linh truật thang: Cam thảo, can khương, phục linh, bạch truật.
  50. Độc hoạt kí sinh thang: Độc hoạt, tang kí sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, xuyên khung, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm,phục linh, quế tâm, địa hoàng, thược dược, cam thảo.
  51. Gia vị nhị diệu thang: Sinh hoàng bá, thương truật, ngưu tất, tế tân, tam lăng, trạch tả, mộc qua, ô dược, quy vĩ, hắc sinh khương.
  52. Kim quỹ thận khí hoàn: Xem phụ phương số 23 mục Niệu huyết.
0/50 ratings
Bình luận đóng