Viêm gan là một loại thuật ngữ bình thường dùng để chỉ một chứng bệnh viêm của gan tạng. Đa số dùng để chỉ bệnh có chứa virus của một số tổ chức, chúng ta thường thấy nói nhiều nhất đến viêm gan A, B, C, D, E. Năm loại virus viêm gan này lây truyền qua những đường khác nhau, và là một trong những chứng bệnh lây truyền nghiêm trọng nhất, những điểm chung của chúng là truyền nhiễm gan tạng sau đó dẫn đến viêm gan. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân như lạm dụng dùng thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc tiếp xúc, hấp thu chất độc hại từ môi trường bên ngoài gây ra viêm gan.
Viêm gan nặng là do nó làm các chức năng gan trở nên rối loạn. Trong đó bao gồm cả tác dụng tiết dịch mật hỗ trợ tiêu hoá, điều tiết các thành phần máu, thanh lọc các độc tố trong máu. Do bệnh này thường bị chẩn đoán sai thành bệnh cảm cúm, hoặc do bệnh nhân không có biểu hiện bệnh đặc biệt nào, cho nên nhiều trường hợp không chẩn đoán ra được chính xác bệnh nhân bị nhiễm viêm gan. Một số biểu hiện của viêm gan thường thấy là:
Chán ăn.
Mất sức, mệt mỏi.
Sốt nhẹ.
Đau nhức cơ hoặc đau khớp.
Buồn nôn.
Đau bụng.
Mục lục
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trà hoa cúc tốt cho trừ phong thanh nhiệt, mát gan hạ hoả, đồng thời ích âm sáng mắt, có thể dùng để trị gan phong hàn, hoặc gan nóng dẫn đến phù. Đa số hoa cúc được kết hợp dùng với lá dâu, quyết minh tử, long đảm thảo để dùng với tác dụng mát gan sáng mắt. Nếu gan thận không tốt, hoa mắt chóng mặt, thường kết hợp dùng với cẩu tử, thục địa hoàng, sơn du nhục như làm thành viên cúc thục địa hoàng, đều có công hiệu trong từ bổ gan thận, ích âm sáng mắt.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà hạt vừng ích huyết
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt vừng đen sao vàng, 3 gam lá trà. Vừng đen sau khi sao vàng, mỗi lần lấy 6 gam ra dùng, cho thêm nước chè, ngâm hãm uống.
Công dụng chữa trị: Từ bổ gan thận, dưỡng huyết bổ khí.
Chú ý: Hạt vừng đen người xưa còn gọi là hồ ma, có chứa nhiều axit béo không no, protein, kẽm, i ốt, sắt v.v… Ngoài ra, nó còn có chứa nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng nh ư chi ma tố, phenol vừng, sterols và dịch nhầy. Cuốn “Thần nông bản thảo kinh” viết, hạt vừng chủ trị “hư khí do bị tổn thương, bổ ngũ tạng, ích khí lực, căng gân cốt, sinh tinh, ích tuỷ”. Cuốn “Bản thảo cương mục” viết: “Nếu uống nước hạt vừng đen trong vòng 100 ngày thì có thể xua đuổi được tất cả các loại bệnh tật. Nếu uống 1 năm thì cơ thể sáng sủa, đầy sinh lực. Nếu uống 2 năm thì tóc bạc đen trở lại. Nếu uống 3 năm thì răng đã rụng có thể mọc lại”. Dùng hạt vừng đen làm một loại thuốc trị bệnh, có tác dụng bổ gan, bổ thận, dưỡng huyết, nhuận táo, tinh mắt, làm đẹp. Vừng đen là loại thực phẩm tốt nhất để duy trì và làm đẹp.
- Trà xanh ô mai
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, ô mai mỗi thứ 6 gam. Cho vào nước ngâm hãm uống nhiều lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Bổ gan, điều khí, cầm đau.
Chú ý: Phương trà này dùng rất có hiệu quả đối với người bị viêm gan mãn tính, tâm trạng u uất dùng với số lượng ít.
- Trà hương phụ xuyên khung
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, xuyên khung, hương phụ tử mỗi thứ 3 gam, giã thành bột, ngâm hãm uống.
Công dụng chữa trị: Dùng thường xuyên phương trà này có tác dụng bổ gan, hành khí, chống đau.
Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng với người bị viêm gan mãn tính, gan tức, đau đầu.
- Trà hoa cúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Dùng 3-4 gam trà xanh thượng hạng (hoặc trà Phổ Nhĩ), 10 gam hoa cúc. Cho nước nóng vào ngâm hãm, uống nhiều lần.
Công dụng chữa trị: Mát gan sáng mắt, trấn tĩnh, giải nhiệt, tăng cường lưu lượng máu và động mạch, làm chậm sự lão hoá tim mạch, giảm huyết áp.
Chú ý: Dùng loại trà này trong thời gian dài sẽ thanh nhiệt, sáng mắt, lợi máu, giảm cân, có hiệu quả kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp giai đoạn đầu và chứng bệnh xơ gan.
- Trà ngũ vị tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3-5 gam bắc ngũ vị tử; 0,5-1,5 gam trà xanh, 25 gam mật ong. Dùng lửa sao bắc ngũ vị tử cho đến khi hơi cháy, cho vào hãm cùng trà xanh khoảng 5 phút, khi đang nóng, cho thêm mật ong vào khuấy đều là được. Mỗi ngày làm 1 thang, chia thành 3 lần, uống khi nóng.
Công dụng chữa trị: Trấn tĩnh, bổ thận, ích gan.
Chú ý: Loại trà này chủ trị chân mềm yếu mất sức, ù tai, tinh thần suy nhược, viêm gan mãn tính, gan hư, hoa mắt, thị lực giảm sút.
- Trà ngũ phương
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Loại trà này được làm thành thang, từ các vị thuốc sau: Lá mẫu kinh, lá quế mộc, bạc hà, xa tiền tử, rễ bạch nhu, cam thảo. Mỗi lần 3 gam (đóng thành mỗi túi 3 gam), ngâm hãm với nước sôi hoặc đun sôi lên uống nhiều lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ phong lợi thấp, phòng chống viêm gan.
Chú ý: Phương trà này dùng để phòng ngừa bệnh viêm gan, có thể phòng tránh chảy máu não, có thể dùng để trị cảm cúm, kiết lỵ, trúng nắng nóng.
- Trà thanh nhiệt bổ sức khỏe
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam rau răng ngựa tươi (rửa sạch rồi giã nát); 0,2 gam cam thảo. Cho vào cùng 400 ml nước, đun lấy còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống thay trà vào mỗi buổi sáng tối. Mỗi ngày 1 thang, uống liền trong 4 ngày.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, trừ viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề phòng lây nhiễm viêm gan.
Chú ý: Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, rau răng ngựa tươi nếu nấu thành canh hoặc đun sôi lên làm trà uống có công hiệu trong tiêu viêm diệt khuẩn.
- Trà nhân trần xa tiền tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam nhân trần, 12 gam xa tiền tử. Đun sôi lên lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 thang, mỗi ngày đun sôi lên uống 2 lần, uống liền trong 1 tuần.
Chú ý: Theo cuốn “Bản thảo cương mục” và “Từ điển các vị thuốc nam” từ xưa đến nay, ngành dược học đều ghi lại rằng: nhân trần là loại thuốc bảo vệ sức khỏe với tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, giải nhiệt, ức chế vi khuẩn, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, kiện thận lợi tiểu, chống nóng, trừ phong, chữa phong hàn, tán nhiệt, trị ung nhọt v.v…
- Trà mầm cây liễu cạn
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam mầm cây liễu cạn, 15 gam đường đỏ. Cho nước nóng vào ngâm hãm, uống thay trà, mỗi ngày một thang.
Công dụng chữa trị: Đề phòng và điều trị viêm gan.
Chú ý: Mầm cây liễu cạn có hiệu quả trong tán phong, trừ thấp, thanh nhiệt, trị viêm gan, viêm khớp do thấp khớp.
- Phương trà điều trị viêm gan số III
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam hoắc hương, 10 gam bội lan, 10 gam thương thuật, 6 gam hậu bổ, 5 gam vỏ quýt, 10 gam tích khắc, 10 gam vỏ đại phúc, 6 gam mộc hương 15 gam nhân trần, 10 gam tam sơn khô. Cho tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột, làm thành thang, mỗi túi 15 gam, mỗi lần uống nửa túi, mỗi ngày uống 2 lần.
Công dụng chữa trị: Kiện thận, trừ thấp, điều khí.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với người thận hư.
- Trà bổ gan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam đẳng sâm, 10 gam bạch truật sao, 10 gam thương thuật sao, 10 gam hoắc hương, 15 gam nhân trần, 12 gam đương quy, 12 gam bạch thược, 10 gam hương phụ, 10 gam phật thủ, 15 gam sơn tra, 15 gam trạch lan, 15 gam mũ lệ tươi, 12 gam semen vaccariae cho nước vào đun sôi, mỗi ngày một thang, uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Kiện thận bổ gan, hoạt huyết, thanh nhiệt, lợi thấp khớp.
Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng cho người gan thận hư hàn, khí huyết tích tụ, thấp nhiệt, viêm gan.
- Trà bản lan mát gan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam rễ bản lan, 15 gam nhân trần, 9 gam hoàng bá sao khô. Các vị thuốc trên tăng liều lượng lên gấp 15 lần rồi giã thành bột. Mỗi lần dùng lấy ra 50 – 60 gam, cho vào bình bảo ôn, thêm nước nóng ngâm hãm trong 15 – 20 phút, uống nhiều lần thay trà, mỗi ngày một thang, uống liền trong 7-10 ngày
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu độc, trừ thấp khớp.
Chú ý: Rễ bản lan tính vị đắng, hàn, thanh nhiệt giải độc, mát máu, cầm máu. Trong cuốn “Sổ tay các vị thảo dược thường dùng của Liêu Ninh” có viết “ trị viêm gan, viêm tuyến nước bọt”. Loại trà trên lấy rễ bản lan làm chủ yếu để thanh nhiệt, giải độc, sau đó mới đến tác dụng lợi thấp khớp của nhân trần. Hoàng bá đắng, hàn, khô thích hợp dùng với viêm gan có lây nhiễm. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng: rễ bản lan có chứa indican, sitosterin, iratin, rễ bản lau kết tinh (A, B, C) có tác dụng kháng vi rút và giải độc. Loại trà này rất đắng và lạnh, cho nên những người âm hư, thận vị tổn thương, người mắc bệnh dạ dày không nên dùng.
- Nước ngũ vị tử hồng táo
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam ngũ vị tử, 10 quả hồng táo, 30 gam quýt vàng, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào đun lấy nước. Mỗi ngày một thang, chia làm hai lần uống, uống liền trong 15 ngày.
Công dụng chữa trị: Dưỡng huyết bổ gan, tốt cho thận, bồi bổ sức khỏe.
Chú ý: Loại trà này có tác dụng tốt với gan khí hư nhược, viêm gan, tức ngực.
Những điều cần ghi nhớ
Muốn đề phòng bệnh viêm gan thông thường, chúng ta phải thực hiện tốt những điều sau đây:
Thứ nhất là chú ý ăn uống vệ sinh, giáo dục trẻ nhỏ yêu thích thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh xong phải rửa tay sạch sẽ.
Thứ hai là người lớn, thầy cô giáo cần phải nắm vững những kiến thức phòng ngừa bệnh viêm gan, một khi phát hiện thấy có trẻ nhỏ bị viêm gan, phải làm tốt công tác cách ly.
Thứ ba là phải đề cao cảnh giác, nếu phát hiện thấy trẻ có biểu hiện cảm mạo như ho, sổ mũi, sốt … hoặc có triệu chứng về tiêu hoá không tốt như không muốn ăn cơm, nôn, tiêu chảy… nếu điều trị mấy ngày mà vẫn chưa thấy khỏi, thì phải nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan, cần phải kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện để khám chính xác.
Đề phòng virus viêm gan
Thứ nhất là đề phòng viêm gan trong gia đình: Trong gia đình, nếu phát hiện ra người có bệnh viêm gan hoặc kiểm tra sức khỏe phát hiện thấy có virus viêm gan, cần phải kịp thời đi bệnh viện để chẩn đoán điều trị. Nếu xác định chính xác mắc viêm gan, cần ở lại bệnh viện điều trị hoặc điều trị theo chỉ dẫn của bệnh viên. Sau khi bệnh nhân ở viện điều trị, người nhà phải mang chăn chiếu, quần áo. mà người bệnh dùng ra phơi ngoài trời nắng ít nhất nửa giờ đồng hồ trở lên, hoặc phải dùng thuốc tiêu độc ngâm trong 20 phút rồi đem giặt sạch. Những vật mà người bệnh đã tiếp xúc qua cũng có thể dùng thuốc tiêu độc với nồng độ như trên để tiêu độc, ngâm trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra lau chùi rửa sạch. Những dụng cụ ăn uống mà bệnh nhân đã sử dụng qua phải cho vào nước sôi đun trong khoảng 30 phút. Những người tiếp xúc chặt chẽ với người bệnh viêm gan B hoặc nhiễm virus viêm gan B trong gia đình phải đi bệnh viện kiểm tra HBsAg, tiêm phòng chống HBS và HBC, với người có kết quả âm tính phải tiêm chủng ngừa viêm gan B theo trình tự tháng đầu, 1 tháng sau đó, rồi 6 tháng sau đó. Những người có quan hệ mật thiết trong gia đình bị mắc bệnh viêm gan A phải chú ý đường lây truyền bệnh từ miệng, chú ý ăn uống vệ sinh và những dụng cụ ăn uống phải được khử trùng sạch sẽ, đồng thời phải khử trùng bồn cầu toilet sạch sẽ, ngoài ra cần phải tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh.
Thứ hai là phải phòng ngừa lây bệnh ở những nơi công cộng: Những nhân viên phục vụ ăn uống trong những đơn vị như nhà ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh ăn uống, trương học, nhà trẻ… cần phải định kỳ kiểm tra sức khỏe, không mua những thức ăn không sạch để chế biến, nếu có điều kiện cần thực hiện vệ sinh dụng cụ ăn uống. Những đơn vị tập thể, nếu một khi phát hiện ra có người mắc bệnh viêm gan, cần kịp thời cách ly, tích cực tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, đồng thời tiến hành khử trùng triệt để những vật phẩm đã tiếp xúc với người bệnh. Nếu không thể ngăn cản được, mà dịch viêm gan A bùng phát, cần tiêm phòng miễn dịch cầu (SIG, 0.02 – 0.12ml/kg) và virus viêm gan A cho những người có tiếp xúc mật thiết với nguồn bệnh trong vòng 7- 10 ngày.