Chứng táo bón, thường thấy ở trong quá trình của các tật bệnh khác, thiên này chỉ thảo luận về chứng táo bón đơn thuần:

Về nguyên nhân của chứng táo bón, thiên “Chí chân yếu đại luận” sách “Tố vấn” nói: “Đại tiện khó đi…Bệnh do ở thận”. Các nhà làm thuốc sau này, trong thực tiễn lâm sàng lại có nhận thức thêm như Trương Khiết Cổ nói: “Bí ở tạng phủ, không nên chữa một cách chung chung được, mà có hư, thực, phong, khí, lãnh, nhiệt có người tuổi già tân dịch khô xác, phụ nữ sau khi đẻ mất nhiều huyết và những trường hợp phát hãn, lợi tiểu tiện nhiều, hoặc sau khi ốm khỏi mà khí huyết chưa khôi phục, tất cả những điểm trên đều có thể sinh ra táo bón”. Như thế nói rõ sự phát sinh chứng táo bón là có nhiều tính chất và loại hình khác nhau, nay tham khảo phương pháp phân loại về bệnh này của người xưa, kết hợp với thực tiễn lâm sàng, thiên này quy nạp làm 4 loại: Táo nhiệt, Khí trệ, Hư bí và Lãnh bí để luận trị.

điều trị chứng táo bón không hề đơn giản
điều trị chứng táo bón không hề đơn giản
  1. NGUYÊN NHÂN

  • Táo nhiệt

Phần nhiều do uống rượu hoặc ăn những thức cay nóng béo bổ nhiều , trường vị bị khô nóng, tân dịch không phân bổ được, cho nên phân rắn kết lại mà thành đại tiện táo sáp, thiên Ngũ tạng phong hàn tích tụ sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Mạch phu dương phù mà sáp, phù là vị khí lãnh, sáp thì tiểu tiên đi luôn, phù sáp kết hợp thì đại tiện rắn, gọi là chứng Tỳ ước.

  • Khí trệ

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Khí trệ ở trong nên vật không lưu thông được như vậy là do lo nghĩ uất kết, khí trệ không thông, tân dịch không hành, công năng chuyển vận của đại tràng mất bình thường mà sình ra chứng táo bón.

  • Hư khí

Phần nhiều thấy ở người già, hoặc người hư yếu, hoặc phụ nữ sau khi đẻ mất huyết, hoặc người sau khi ốm khỏi khí huyết chưa khôi phục, âm huyết thiếu, thì trong đường ruột khô ráo, khí hư không chuyển vận bài tiết được, do đó mà sinh ra táo bón.

  • Lãnh bí

Vưu Tại Kinh nói: “Lãnh bí là do tà khí hàn xâm phạm vào tràng vị làm cho âm ngưng kết, dương khí không lưu hành được, tân dịch không thông. Câu này đã nói được là do trọc âm ngưng kết, dương khí bị ế tắc, ảnh hưởng đến sự lưu thông của tân dịch sinh ra chứng táo bón kết.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng trạng chung của táo bón là đi đồng khó khăn, 3, 5 ngày hoặc 6-7 ngày mới đi đồng một lần, có một số người bệnh, thì ngoài chứng táo bón kết ra không xuất hiện kiêm chứng gì cả. Nhưng với những người táo bón kết lâu ngày thường thường vì phân táo kết, mà sinh ra trĩ và khô nứt giang môn, hoặc có chứng trạng trong bệnh trướng đầy, đầu choáng, miệng khô, ợ hơi, ăn kém, những kiêm chứng ấy thường thường là do nguyên nhân sinh bệnh không giống nhau, mới có biểu hiện khác nhau, như “Nhiệt bí” thì có thể thấy miệng hôi, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phần nhiều hoạt thực; “Khí bí” thì ợ hơi luôn luôn, ngực sườn đầy tức; “Hư bí” thì kèm có những chứng đầu choáng cổ khô, mình gầy môi nhợt hoặc đi đại tiện rồi thấy mệt, khí đoản, mồ hôi ra, lưỡi nứt ở dưới và chất lưỡi đỏ nhợt, mạch tế sáp, hoặc hư nguyên vô lực; còn như “lãnh bí” thì nói chung là phần nhiều thấy ở người tuổi già, ít khi có kiêm chứng hoặc hơi đau bụng, ấn vào thấy dễ chịu, được chườm nóng thì bớt bệnh, mạch phần nhiều trầm trì.

  1. CÁCH CHỮA

Cách chữa chứng táo bón không phải đơn chỉ thuần dùng cách thông và hạ mà phải tuỳ theo nguyên nhân không giống nhau để lựa dùng các phương pháp khác nhau, cũng như Lý Đông Viên đã nói: “Chữa bệnh phải xét tận gốc, không nên chuyên dùng những vị khiên ngưu, Ba đậu để hạ” Nếu do táo nhiệt kết ở trong, nên dùng thuốc mát để nhuận xuống, thuốc đắng để tiết ra Ma tử nhân hoàn (1), Canh y hoàn (2), Thanh lân hoàn (3), tuỳ chứng mà lựa dùng, do khí trệ nên thuận khí hành trệ như gia giảm Lục ma thang (4), âm huyết kém, nên dưỡng âm dùng Ngũ nhân hoàn (5), khí hư yếu, trọc âm ngưng kết, muốn cần thuốc ôn để thông, thì dùng Bán lưu hoàn (7), cần thuốc ôn để nhuận, thì dùng Thung dung nhuận trường hoàn (8).

  1. TÓM TẮT

Chứng táo bón là do đường ruột ít tân dịch sự bài tiết kém đi mà bệnh ra, tuy có chia ra táo nhiệt, khí trệ, hư bí, và lãnh bí khác nhau, nhưng đại khái có thể quy nạp làm 2 phương diện là hư và thực. Trong đó rêu lưỡi và mạch tương cũng là then chốt trọng yếu của việc biện chứng, như rêu lưỡi ngày càng dầy phần nhiều là nhiệt, kết, rêu lưỡi trắng trơn là “lãnh bí”, chất lưỡi đỏ là tân dịch khô huyết kém, lưỡi bệu là thuộc trung khí hư yếu. Còn về mạch thì hoạt thực là thực nhiệt, tế sáp là huyết hư, vi nhược thì phần nhiều là khí hư.

Phương pháp chữa chứng táo bón, nhiệt kết thì nên dùng thuốc mát để nhuận, đắng để tiết ra, hàn ngưng thì nên dùng ôn thông, để khai kết, khí trệ nên sơ khí và đạo trệ, tân dịch và huyết kém thì nên dùng nhuận táo thông tràng, lại còn có phép chữa ngoài, như là trừ đởm thấp và mật tiền đạo, đều có thể phối hợp mà dùng.

Xem thêm:

Đông y chữa Táo bón kéo dài

PHỤ PHƯƠNG

  1. Ma tử nhân hoàn: Ma nhân, hạnh nhân, thược dược, đại hoàng, xuyên phác, chỉ thực.
  2. Canh y hoàn: Lô hội, chu sa.
  3. Thanh lân hoàn: Đại hoàng.
  4. Lục ma thang: Trầm hương, mộc hương, tân lang, ô dược, chỉ thực, đại hoàng.
  5. Ngũ nhân hoàng: Đào nhân, hạnh nhân, trùng tử nhân, bách tử nhân, úc lý nhân.
  6. Hoàng kỳ thang: Hoàng kỳ, trần bì, ma nhân.
  7. Bán lưu hoàn: Bán hạ, lưu hoàng.
  8. Thung dung nhuận tràng hoàn: thung dung, trầm hương, dùng nước ma nhân quây hồ làm viên.
5/51 rating
Bình luận đóng