Ngộ độc digitalis thường thấy ở trẻ đang dùng digitalis với triệu chứng lâm sàng là nôn hoặc ỉa chảy, mệt, đau bụng với nhịp tim bất thường.

Tỷ lệ mắc bệnh không rõ – nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ < 5 tuổi, do ranh giới giữa liều điều trị và ngộ độc rất gần nhau.

Nguyên nhân:

  • Do sự tích luỹ thuốc ở bệnh nhân đang dùng digitalis để điều trị bệnh.
  • Do sự mất cân bằng chuyển hoá, điện giải ở bệnh nhân ỉa chảy, nôn và dùng lợi tiểu nhiều.
  • Do dùng liều cao.

CHẨN ĐOÁN

Biểu hiện lâm sàng

Tại tim

Loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền.

Ở trẻ nhỏ

Thường là những rối loạn nhịp trên thất.

  • Block nhĩ thất cấp I, cấp II ở thể nhẹ và trung bình.
  • Ngoại tâm thu.
  • Nhịp chậm xoang hay gặp ở trẻ đẻ non.
  • Ngừng xoang.
  • Nhịp bộ nối nhĩ thất.

Ớ trẻ lớn

  • Hay gặp rối loạn nhịp thất.
  • Ngoại tâm thu.
  • Nhịp nhanh bộ nối.
  • Nhịp nhanh nhĩ có block.
  • Các mức độ khác nhau của block nhĩ thất.

Biểu hiện ngoài tim

Tại thần kinh trung ương: lơ mơ, mệt mỏi, nhìn mờ, rối loạn phân biệt màu.

Tại tiêu hoá: buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân, ỉa chảy, đau bụng.

  • Nồng độ thuốc gây ngộ độc
  • Nồng độ thuốc để điều trị 0,8 – 2ng/ml.
  • Nồng độ thuốc > 2ng/ml thường gây ngộ độc > 90%.
  • Trẻ nhỏ và sơ sinh thường chịu đựng với nồng độ digoxin trong huyết tương cao hơn.
  • Yếu tố nguy cơ

Những bệnh viêm nhiễm như viêm cơ tim, viêm tim cấp, thiếu oxy, nhiễm toan, trẻ đẻ non.

Xét nghiệm

  • Nồng độ kali huyết thanh.
  • Định lượng digoxin trong huyết tương.
  • Điện tâm đồ.

ĐIỀU TRỊ

Dừng thuốc

Bổ sung kali máu, điều chỉnh cân bằng điện giải đồ và chuyển hoá

Thuốc

  • Lidocain: Dạng tiêm: 0,5%, 1%

Dịch uống: 2%

  • Liều lượng:

+ Liều tấn công: 1mg/kg/lần, bơm vào TM, có thể nhắc lại sau 10 phút, tối đa là 3 lần.

+ Liều duy trì: 10 – 50mg/kg/phút/ uống.

Trẻ < 3 tuổi: 2,5mg 6 – 81 lần/ngày/ uống.

Trẻ > 3 tuổi: 5ml 6-8 lần/ngày/ uống.

  • Phenytoin:

Viên kẹo nhai: 50mg

Viên con nhộng: 30mg, 100mg

Dạng tiêm: 50mg/ml

Dạng dung dịch treo: 30mg/5ml, 125mg/5ml

+ Liều tấn công: bơm vào tĩnh mạch l,25mg/kg mỗi 5 phút, có thể tiêm đến 12 liều.

Tổng liều: 15mg/kg.

+ Liều duy trì: trẻ em uống hoặc tiêm tĩnh mạch 2 – 5mg/kg/ngày chia 2 lần với loạn nhịp trên thất dùng phenytoin, propranolol hoặc kết hợp cả 2 thuốc trên.

Chú ý:

Quinidin, procainamid, verapamin và amiodaron không được dùng vì nó tăng nồng độ digoxin trong huyết tương và chúng tác động vào sự dẫn truyền nhĩ thất.

  • Đặt máy tạo nhịp tạm thời với block nhĩ thất cấp III.
  • Dùng atropin trong trường hợp rối loạn nút xoang và nút nhĩ thất 0,02mg/kg/lần, không quá 1mg.
  • Sốc điện là biện pháp cuối cùng khi dùng thuốc không kết quả.
  • Kháng thể đặc hiệu (Fab fragments)

lmg digoxin = 60 Fab fragment

Có tác dụng làm giảm nồng độ digoxin huyết tương và phá vỡ sự liên kết giữa tổ chức tiếp nhận và digoxin.

  • Phòng và giảm sự hấp thụ digoxin:

Rửa dạ dày nếu mới dùng digoxin trong 4 giờ.

Dùng than hoạt để hạn chế sự hấp thụ.

Dùng magiê sulphat (MgS04) để tăng nhu động ruột -> làm giảm sự hấp thụ.

Dùng cholestyramin để hạn chế sự hấp thụ 250 – 1500mg/kg/ngày chia 2 lần.

Lọc máu và thẩm phân phúc mạc trong trường hợp rất nặng.

0/50 ratings
Bình luận đóng