CÀ DẠI HOA TRẮNG


Tên khoa học: Solanum torvum Swartz; thuộc họ Cà (Solanaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, mọc đứng, cao 2-3m, mang cành có gai. Lá mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thuỳ nông (ít khi nguyên), dài 18-25cm và rộng tới 18cm; cuống lá có gai, dài 3-10cm; phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa có cuống mang đài hoa 5 thuỳ có tuyến, có gai dài 3-5mm; tràng 5 thuỳ trắng, hình bánh xe; 5 nhị dài 5-6mm. Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng đường kính 10-15mm. Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 7.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Solani Torvi). Lá, hoa và quả cũng được dùng.
Phân bố sinh thái:Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi. Thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.
Tính vị, tác dụng:Vị cay, hơi mát, có ít độc; có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho.
Công dụng: Thường được dùng trị: 1. Đau cả vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương; 2. Đau dạ dày, đau răng; 3. Bế kinh; 4. Ho mãn tính.
Liều dùng: Ngày dùng 10-15g rễ, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da: giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Bài thuốc:
1. Chứng khó đái: Nước hãm lá tươi Cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây Đơn buốt.
2. Ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: Quả giã nát với Lá lốt, lấy nước bôi.
Chó đẻ răng cưa-Phyllanthus urinaria-cây thuốc nam

class="MsoPlainText" style="line-height: 14.0pt;margin-bottom: .0001pt;margin-bottom: 0cm;margin-left: 0cm;margin-right: 0cm;margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">3. Đau bụng của trẻ em: Hãm hoa lấy nước cho uống.

4. Đau răng: Rễ Cà dại hoa trắng sắc đặc với rễ Chanh, vỏ cây Lai, vỏ cây Trẩu, mỗi vị 10g, lấy nước ngậm rồi nhổ nước.