Mục lục
1/ Không nên cho trẻ em đi xe đạp quá sớm.
Thông qua một số điều tra, người ta phát hiện ra rằng, có một số không ít trẻ có đôi chân hình chữ “X”. Nguyên nhân của nó là do khi 3 – 4 tuổi các em đã được đi xe đạp 3 bánh gây nên.
Xương cốt của trẻ có tính keo nhựa rất cao, mà sức mạnh của cơ bắp thì còn yếu. Hiện nay trên thị trường đang có bán loại xe đạp 3 bánh cho trẻ, khoảng cách của hai bàn đạp khá rộng, khoảng cách giữa yên ngồi và bàn đạp cũng khá dài, khi trẻ em đạp xe thì rất vất vả, nếu cứ kéo dài sẽ hình thành kiểu phía trong hai đầu gối sẽ bành ra rất to, hai chi dưới sẽ biến thành đôi chân hình chữ “X”, có em khoảng cách giữa hai mắt cá chân vượt quá 10 mm, có nhiều em đã có kiểu chân chữ “Bát” rộng hẹp ở mức độ khác nhau. Cho nên, những em thường xuyên đi xe đạp 3 bánh cần chú ý mấy điểm sau đây :
- Nghiêm khắc nắm vững thời gian đi xe của trẻ em, tuyệt đối không nên cho đi xe đạp quá sớm.
- Cần cải tiến kết cấu xe đạp 3 bánh như: co hẹp cự ly giữa hai bàn đạp, yên ngồi có thể điều chỉnh lên phía trước hoặc lùi về phía sau v.v…
- Dạy cho trẻ em phương pháp đạp xe đúng đắn.
- Đối với những em có chân hình chữ “X”, cần sớm được chữa chạy để điều chỉnh. Phương pháp là, tập đi theo phía ngoài mặt bàn chân, mỗi lần ngồi bó gối khoảng 20 đến 30 phút, mỗi ngày 1 đến 3 lần.
2/ Không nên đẩy xe nôi ra phố xá.
Nói chung xe đẩy của trẻ em thường không cao. Phố xá người đông, xe cộ nhiều, người ta đi lại trên đường phố hai chân rất nhiều bụi bậm, xe cộ qua lại thải ra rất nhiều thán khí, trong không gian chật chội như vậy, trẻ em ngồi trong chiếc xe đẩy, lúc nào cũng bị không khí ô nhiễm ấy bao vây. Sức đề kháng của trẻ em tương đối yếu, do đó mà rất dễ bị cảm nhiễm đủ các loại vi trùng.
3/ Không nên để cho trẻ em ngồi trên gióng xe đạp để chân về một bên.
Có một số bậc cha mẹ, khi đèo con trên xe đạp thường hay để con ngồi trên gióng xe xoay người về một bên. Cho các em ngồi như vậy sẽ sinh ra rất nhiều bệnh tật : Thứ nhất , thời kỳ xương cốt của con người lớn nhanh nhất là khoảng từ 3 đến 8 tuổi. Trẻ em ngồi nghiêng trên gióng xe đạp, nó sẽ phải hơi khom người xuống, lâu dần xương sống sẽ bị cong hoặc biến hình; thứ hai, mạch máu hai chân bị dồn nén, việc lưu thông máu bị trở ngại, ảnh hưởng đến sự phát triển của chân, mùa đông còn có thể bị lạnh cóng; thứ ba, khi đi xe đạp sẽ bị rung bị xóc, những chấn động ấy thông qua xương sống lên đại não rất nhanh, rất có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến đại não của trẻ em.
Xin kiến nghị các bậc phụ huynh hãy làm một cái ghế nho nhỏ để cho các em ngồi thẳng trên khung xe. Như vậy sẽ vừa an toàn, lại thoải mái.
4/ Không nên để cho trẻ em đi xe đạp lên phố.
Hiện nay, ở các thành phố, thị trấn, hiện tượng đi xe đạp thay đi bộ rất là phổ biến. Có một số thiếu niên rất thích đi xe đạp lên phố chơi, thường là không cho bố mẹ biết; song cũng có bậc cha mẹ lại cho rằng con mình rất thông minh, nó đi xe đạp rất giỏi, nên để cho chúng tự do đi xe đạp lên phố, khi xảy ra tai nạn giao thông, hối hận thì đã muộn. Những con số chết, bị thương do tai nạn giao thông theo thống kê thật là kinh khủng, khiến chúng ta phải hết sức coi trọng : tuyệt đối không nên để cho thiếu niên trẻ em đi xe đạp lên phố chơi. Bởi vì thiếu niên trẻ em không thể thích ứng được với cảnh tượng hỗn độn, phức tạp trên đường phố. Dưới đây xin giải thích về mặt sinh lý và tâm lý :
- Lực quan sát kém, góc độ thị giác của người lớn vượt quá 1800 , còn góc độ thị giác của trẻ em thì không đầy 700 rất khó có thể quan sát được toàn cảnh. Trong khi đi xe còn rẽ phải rẽ trái , chú ý được cái này thì lại bỏ mất cái khác.
- Sức phản ứng chậm, người lớn nhìn thấy một chiếc xe ô-tô chạy đến chỉ cần 1/4 giây đồng hồ, nhưng trẻ em thì cần đến 4 giây, nếu xe cộ bất chợt phóng đến thì không xử lý kịp.
- Thể lực kém, người lớn phát hiện tình hình không bình thường thì có thể cấp tốc phanh xe lại hoặc giảm bớt tốc độ, nhưng trẻ em thì không làm kịp, không đủ sức để ứng biến;
- Sức phán đoán yếu : Trẻ em sẽ không thể phán đoán chính xác cự ly và tốc độ chiếc xe hơi đang lao đến như người lớn, không nắm vững tiết tấu vận hành của xe, không đủ sức quyết định việc nhường xe hay vượt xe nên thường làm cho người lái xe ô-tô lúng túng, dễ gây ra tai nạn.
- Sức cảm thụ yếu và ít kinh nghiệm. Đối với các loại đèn tín hiệu giao thông và các loại biển báo ở trên đường phố, trẻ em không thành thạo, trong một lúc khó có thể tổng hợp được tất cả mọi thông tin có liên quan đến an toàn. Và khi hứng lên là quên đi hết thảy, chẳng còn biết lo cho tính mệnh của mình nữa;
- Sức chú ý không tập trung: Trên đường phố, cảnh quan muôn màu ngàn sắc dễ làm cho trẻ em phân tán sự chú ý, đột nhiên rơi mất cái gì hoặc là nhớ đến một điều gì đó là quên ngay mất an toàn giao thông, tỷ lệ thương vong do đột nhiên rẽ ngang rẽ dọc là cao nhất.