Chẩn đoán

PHỨC HỢP QRS GIÃN RỘNG VÀ CÓ MÓC

  • Bloc nhánh hoàn toàn: thời gian QRS trên 0,12 giây ở các đạo trình ngoại vi.
  • Bloc nhánh không hoàn toàn: thời gian QRS 0,10 đến 0,12 giây.

NHÁNH NỘI ĐIỆN ở MỘT TÂM THẤT BỊ CHẬM LẠI: thời gian của nhánh nội điện được đo từ lúc bắt đầu phức hợp QRS đến lúc đường ghi bắt đầu hạ xuống phía đường đẳng điện (lúc thành tâm thất ngay dưới điện cực thăm dò bị kích thích).

  • Bloc nhánh trái: nhánh nội điện bị chậm lại ở tâm thất trái (V5 và V6) trên 0,06 giây.
  • Bloc nhánh phải: nhánh nội điện bị chậm lại ở tâm thất phải (VI và V2) quá 0,04 giây.

NGUỒN GỐC TRÊN THẤT của kích THÍCH: khoảng p – R cần phải cố định và có thời gian trên 0,10 giây. Nếu không có các giá trị trên thì nguyên nhân kích thích là ở trên thất. Có thể là:

  • Ngoại tâm thu thất.
  • Nhịp thất: nhịp nhanh thất hoặc bloc nhĩ thất hoàn toàn (trong các trường hợp này, phức hợp QRST giống như của bloc nhánh).
  • Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW): khảng QRS dài ra và khoảng P-R ngắn lại ở người thường có cơn nhanh kịch phát.

VỊ TRÍ BLOC NHÁNH ở BÊN PHẢI HAY BÊN TRÁI: dựa trên phân tích các đạo trình trước tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phân tích các đạo trình ngoại vi cũng đủ để xác định bị bloc ở bên nào:

  • Bloc nhánh trái: QRS ở đạo trình I, bị rộng ra, hoàn toàn dương và có móc. Sóng T âm.
  • Bloc nhánh phải: phức hợp thất ở đạo trình I gồm có sóng R hẹp, tiếp theo là sóng s âm rộng và tù (bloc Wilson). Nếu có phì đại thất phải kèm theo thì sóng R có thể rất nhỏ.

Ý nghĩa lâm sàng

Có bloc nhánh phải trên ĐTĐ tự nó không có ý nghĩa gì. Bloc này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đây có thể là biểu hiện của một tổn thương tim đã cũ, không có ảnh hưởng gì đến hiện tại và tương lai của người đó. Nó cũng có thể là một quá trình tiến triển (bệnh mạch vành, bệnh tim có cao huyết áp, xơ vữa động mạch v.v…) mà bản chất phải căn cứ vào bối cảnh lâm sàng. Cuối cùng, bloc nhánh phải không phải là hiếm gặp ở người có vẻ bình thường, nhất là ở trẻ em. Bloc nhánh trái thường gặp ở người bị dày thất trái.

BLOCK NỬA TIM (BLOC MỘT BÊN) HOẶC BLOC TRONG TÂM THẤT

Nhánh trái của bó His có hai phần, phần trước và phần sau; các nhánh này có thể bị tắc riêng rẽ.

BLOC NỬA TIM (BLOC MỘT BÊN) TRÁI TRƯỚC

  • QRS rộng ra vừa phải (dưới 0,12 giây).
  • Trục lệch trái rõ ( khoảng – 60°) với sóng R cao ở đạo trình I và ở VL.
  • Có sóng r’ hoặc R’ ở VR.
  • Có sóng r ở các đạo trình trước tim phải (VI và V2). Thường có sóng s đến tận V6.

BLOCK NỬA TIM (BLOC MỘT BÊN) TRÁI SAU

  • QRS rộng ra vừa phải (tới 0,12 giây)
  • Trục lêch phải (khoảng 120°).
  • Phức hợp rSr’ỏ Vl.

BLOC HAI BÊN: hay gặp nhất là có bloc nhánh phải kết hợp với bloc nhánh trái trước. Các đạo trình trước tim có dạng bloc nhánh phải kinh điển nhưng các đạo trình ngoại vi có trục trái rõ.

Khoảng 20-30 % số trường hợp bị bloc hai bên sẽ tiến triển thành bloc nhĩ – thất hoàn toàn, có ngất. Không cần đặt máy kích thích tim nếu không có triệu chứng; nhưng cần phải đặt máy nếu có triệu chứng.

Ý nghĩa lâm sàng: cũng giống như ý nghĩa bloc nhánh. Bloc nhánh trái trước thường là thứ phát sau nhồi máu rộng ở mặt trước cơ tim.

Bloc nhánh hai bên, có hình ảnh bloc nhánh phải và trục lệch trái hay gặp trong thông liên nhĩ kiểu lỗ nguyên phát hoặc còn ống nhĩ-thất chung.

2/51 rating
Bình luận đóng