Tên khoa học:

Areca catechu L hoặc Semen Arecae Catechu Họ khoa học: Họ cau dừa Palmac

Tên thường gọi: binh lang, tân lang, hạt cau, đại phúc tử

Tên tiếng Trung: 兵榔

Nguồn gốc:

Hạt cau trong dược liệu chữa bệnh
Hạt cau trong dược liệu chữa bệnh

Binh lang là hạt của quả cau lấy từ cây cau. (Quả Cau khô, hạt gọi là Tân lang).

Cây Cau được trồng khắp nơi ở nước ta. Quả cau chín hái về bỏ vỏ phơi khô, khi dùng thái phiến dùng sống. Nếu lấy miếng hạt cau bỏ vào chảo dùng lửa nhỏ sao cháy vàng lấy ra để nguội dùng. Hạt cau còn gọi là Đại phúc tử.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng trục trùng chủ yếu là xổ sán (taeniasis) tác dụng đối với sán lợn tốt hơn sán bò, tác dụng làm tê liệt thần kinh của sán kết hợp với bí đỏ (hạt) có tác dụng hợp đồng tốt, nâng cao hiệu quả xổ sán. Thuốc đối với lãi kim cũng có tác dụng nhất định.

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Arecolin có tác dụng như thần kinh phó giao cảm, kích thích các thụ thể cholinergic, làm tăng trương lực cơ trơn của trường vị, tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy ( cho nên xổ sán lãi không cần thuốc tẩy), làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng tiết nước bọt và mồ hôi, dung dịch thuốc nhỏ mắt làm đồng tử nhỏ lại, tăng co thắt túi mật và cơ trơn tử cung. Arecolin cũng có tác dụng hưng phấn thụ thể cholin biểu hiện hưng phấn cơ vân, các tiết thần kinh và động mạch cảnh, còn đối với trung khu thần kinh thì có tác dụng như cholin.

Binh lang có tác dụng kháng virus và nấm ngoài da.

Liều lượng và chú ý:

Dùng uống trong và thuốc thang: 6 – 15g.

Nếu dùng độc vị trị Bạch thốn trùng và sán lá, có thể dùng đến 60-100g.

Thuốc tán bột cho vào hoàn tán.

Dùng ngoài rửa tùy yêu cầu (dùng nước sắc hạt cau trị chốc đầu ở trẻ em (gội).

Khí vị:

Vị cay, đắng, khí ôn, không độc, tính giáng xuống, thuộc loại âm dược, (cũng có tài liệu nói là thuốc dương ở trong âm), vào kinh Thủ dương minh và Túc dương minh.

Chủ dụng:

Vỏ quả cau có vị ngọt, hơi the, tính ấm. Tác dụng thông khí hành thủy
Vỏ quả cau có tác dụng thông khí hành thủy

Tiêu thủy cốc ngưng đọng, ngăn Tâm đau, phá tích trệ, trừ chướng ngược, đưa mọi khí đi xuống, chữa kiêt lỵ mót rặn, bài tiết khí rất cao trong lồng ngực, ngăn nôn mửa, cước khí xung Tâm. Trị mọi chứng phong, mọi chứng tích, mọi chứng khí, lại có khả năng đưa mọi thuốc đi xuống.

Cấm kỵ:

Binh lang dễ làm tổn thương nguyên khí, dùng phải cẩn thận, ngay như chứng kiết lỵ không phải chứng thực hay mới phát đều không được dùng bừa, nhất là chứng khí hư hãm xuống mà giống như lỵ càng cấm dùng.

Cách chế:

Thứ trắng vị cay phần nhiều tán khí, thứ đỏ vị đắng chát phần nhiều giết trùng, nên bỏ vỏ, dùng nước gio nấu chín, sấy khô dùng. Có thuyết nói: trị chứng cấp tính thì dùng sống, chữa chứng mạn tính thì sao qua dùng hoặc nấu với Dấm phơi khô dùng.

Nhận xét:

Tân lang hạ khí xuống, giống như sắt đá, cho nên phá trệ khí, chữa kiết lỵ mót rặn hay như thần, người xưa ăn trầu cũng có tác dụng phòng ngừa tích trệ.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Y phương tập giải”

Bài Ngũ ma ẩm tử Ô dược, Trầm hương, Chỉ thực, Tân lang, Mộc hương đều 12g. sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Trị cáu giận, phát sinh chứng khí quyết, ngất xiu.

“Y học phát minh”

Bài Thiên thai ô dược tán

Ô dược             12g

Tiểu hồi hương 12g

Thanh bì          12g

Xuyên luyện tử 10 hạt

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 8-16g, ngày uống vài lần.

Trị hàn ngưng, khí trệ, Tiêu trường sán khí, bụng dưới đau rút tới cao hoàn.

“Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập “

sẳc, chia uống vài lần trong ngày.

Trị thấp nhiệt lỵ, bụng đau, đại tiện ra mủ máu, trắng đỏ lẫn lộn, lý cấp hậu trọng.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị tiểu thừa khí thang

Hậu phác 9g, Thần khúc 15g, Sinh Sơn tra 15g, Binh lang 15g, Sinh mạch nha 15g, Chỉ thực 9g, Đại hoàng 4-6g.

Sắc, chia uống 3 lần uống ngày.

Có tác dụng tiêu đạo, công tích.

Chữa ăn nhiều, Táo bị tích trệ. Bệnh khỏi thì không uống nữa. Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa đau răng: thái mỏng Binh lang (quả Cau đã tước vỏ), ngâm rượu, dùng ngậm, súc miệng. Rất hiệu nghiệm.

0/50 ratings
Bình luận đóng