Viêm gan virut có viêm gan virut A, viêm gan virut B, viêm gan virut C, viêm gan virut D và viêm gan virut E.
Mục lục
Phương thức lây truyền bệnh
- Viêm gan virut A:
Virut viêm gan A (HAV) hay có trong phân người bệnh thải ra ngoại cảnh. Virut viêm gan A lẫn trong thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn hay ruồi, nhặng mang virut này gieo rắc vào thức ăn, nước uống, bệnh nhi ăn phải sẽ mắc bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch tản phát ở những nơi vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm. Bệnh chóng khỏi, không để lại di chứng.
- Viêm gan virut B:
Viêm gan virut B dễ chuyển thành viêm gan mạn tính, và có thể trở thành ung thư gan.
Virut viêm gan B tiềm ẩn ở khắp mọi nơi và lây truyền qua nhiều hình thức:
+ Lây truyền qua đường máu: Máu người cho bị nhiễm virut viêm gan B, dùng chung kim, bơi tiêm, dụng cụ khám chữa răng, dụng cụ khám chữa tai, mũi, họng, kim châm cứu, từ vết thương qua vết thương có virut viêm gan B.
+ Lây truyền qua đường tình dục: Virut viêm gan B có trong chất dịch sinh dục nữ, nam và còn lây truyền qua đường nước bọt, nước não tủy.
Người mẹ mắc bệnh viêm gan B khi mang thai, virut viêm gan B từ’ máu mẹ truyền sang thai nhi bằng đường rau thai.
Viêm gan C, viêm gan D lây truyền như viêm gan B.
Viêm gan virut E lây truyền bằng đường tiêu hóa như viêm gan A.
Biểu hiện lâm sàng:
Viêm gan virut cấp tính điển hình có vàng da.
+ Thời kì nung bệnh, hoàn toàn bình thường.
+ Thời kì trước vàng da: Thời kỳ này từ 4-10 ngày. Bệnh nhi mệt mỏi cả về thể lực lẫn tinh thần, chỉ thích nằm nghỉ, không thích hoạt động, vui chơi, giải trí, nhức đầu, đau mình mẩy, đau xương khớp, phát ban trong viêm gan B, chán ăn, buồn nôn, đau vùng hạ sườn phải. Nước tiểu ít về số lượng và số lần, màu như nước VÔI. Bệnh nhi sốt nhẹ 37,5-38,5°C và kéo dài làm cho cơ thể xuống sức.
Men transaminase trong huyết thanh tăng gấp 5-10 lần bình thường. Bình thường SGOT 1,5 Mmol/lít, SGPT 1,3 Mmol/lít. Nước tiểu có màu muối mật, sắc tố mật. Bạch cầu bình thường hay thấp. Tìm thấy kháng nguyên HBsAg trong huyết thanh.
+ Thời kì vàng da: Triệu chứng vàng da xuất hiện và tăng dần. Nước tiểu ít và đỏ như nước với. Bệnh nhi không muốn ăn, khó tiêu. Gan hơi to, nắn thấy đau, chức năng gan biểu hiện bốn hội chứng:
Hội chứng hủy hoại tế bào gan: SGOT, SGPT trở lại bình thường, sau bốn tuần, nếu sau tám tuần chưa trở lại bình thường, khi SGOT cao hơn SGPT là tiên lượng xấu.
Hội chứng ứ mật: Bilirubine toàn phần trong máu tăng, nhất là bilirubine trực tiếp tăng. Nước tiểu có muối mật, sắc tố mật.
Hội chứng viêm: Phản ứng maclagan trên 5 đơn vị thymol. Kết tủa với thymol dương tính.
Hội chứng suy tế bào gan: Cholesterol toàn phần thấp nhất là cholesterol este hóa. Tỉ lệ prothrombin thấp. Điện di protein huyết thanh cho kết quả albumin giảm.
+ Thời kì lui bệnh: Có dấu hiệu báo trước bằng cơn đi tiểu giải thoát. Mỗi ngày đi tiểu từ 2-3 lít, màu nhạt dần. Bệnh nhi thèm ăn và muốn ăn nhiều.
Các xét nghiệm sinh hóa trở lại bình thường, maclangan vẫn còn dương tính 3-6 tháng sau. Viêm gan virut B xuất hiện kháng thể HBs Ag kéo dài quá tám tuần dễ viêm gan mạn tính sau viêm gan virut.
Các thể lâm sàng:
- Thể nhẹ: Viêm gan cấp điển hình có vàng da. Viêm gan virut A: Bệnh khởi đầu đột ngột và sốt cao. Viêm gan virut B tiến triển âm thầm, kéo dài, sốt nhẹ. Dấu hiệu toàn thân và tiêu hóa nổi bật.
Thể vàng da thấp hơn so với thể không vàng da và có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
- Thể viêm gan virut kéo dài: Chiếm 10% trong các trường hợp viêm gan virut B. Bệnh mạn tính mang kháng nguyên HBs, trên sáu tháng. Bình thường vàng da kéo dài khoảng sáu tuần. Vàng da trên sáu tuần gọi là vàng da kéo dài. Người lớn vàng da kéo dài thường do ứ mật, vàng da đậm, mỗi ngày tăng thêm, phosphatase kiềm tăng, phân bạc màu, ngứa nhiều. Bệnh có thể khỏi từ 6 – 12 tháng.
- Viêm gan mạn tính sau viêm gan virut: Có thể chuyển thành xơ gan, có thể biến chứng thành ung thư gan tiên phát.
- Viêm gan cấp: Tỉ lệ 1% của viêm gan virut B, 1% với viêm gan cấp. Biểu hiện là teo gan vàng cấp với dấu hiệu bệnh nhi sốt cao, nhiệt độ 39-40°C, liên tục đến ngày thứ ba xuất hiện vàng da và các triệu chứng nặng dần: Hội chứng xuất huyết, rối loạn ý thức, lơ mơ, lú lẫn, mê sảng. Sau 4-8 ngày, bệnh nhi đi vào hôn mê, thở mùi khó chịu. Vùng đục trước gan mất, gan teo nhỏ. Tỉ lệ prothrombine thấp 30%. Amoniac máu tăng cao. 85% trường hợp dẫn đến tử vong sau vài ngày. Những trường hợp còn lại, bệnh nhi không để lại di chứng.
Phòng tránh viêm gan virut là chủ yếu:
- Viêm gan virut A: Không dùng phân tươi bón rau màu, không ăn rau sống, uống nước lã. Phải ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng, chất thải thải vào nhà tiêu hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng, tổng vệ sinh nhà ở, mỗi tuần một lần.
- Viêm gan virut B: Phòng tránh như viêm gan virut A. Máu người cho đảm bảo không có virut viêm gan B, không dùng chung kim tiêm, dụng cụ khám chữa răng, tai mũi họng, kim châm cứu, không sinh hoạt tình dục với người viêm gan virut B. Tránh tiếp xúc với vết thương, người mắc viêm gan virut B.
Mọi người, nhất là trẻ em cần được tiêm phòng vacxin viêm gan virut B đủ liều và tiêm nhắc lại.
Điều trị viêm gan virut hiện nay chưa có thuốc đặc trị.
Điều trị viêm gan virut A: Phát hiện bệnh nhi sớm và cách li tại bệnh viện.
Cho bệnh nhi nằm nghỉ tại giường, ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, đủ dưỡng chất như sữa, cháo thịt, súp thịt. Khi bệnh nhi hết mệt, cho ăn nhiều dưỡng chất, sữa, đặc biệt là chất đạm, trái cây chín như cam, bưởi, dưa hấu, xoài, na, nhãn… dùng thêm nước đường và vitamin c.
Với viêm gan virut B: Cho bệnh nhi ăn nhẹ, nhiều chất đạm như: Sữa, cháo thịt, súp thịt. Khi bệnh nhi hết chán ăn, cho ăn theo nhu cầu, đặc biệt là chất đạm, đường, vitamin C, ăn nhiều trái cây chín… kiêng bia, rượu, thạch tín, mã tiền và hạn chế chất mỡ. Bệnh nhi nằm bệnh viện 30 ngày cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn, tránh lao động quá sức.