Bệnh nhiễm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là viêm màng não mủ và/hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc dẫn đến tử vong, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng bị nhiễm Neisseria meningitidis, khả năng lây truyền sẽ tăng nếu có đồng nhiễm cùng các virus đường hô hấp.

Bệnh xảy ra rải rác các tỉnh thành, chủ yếu vào mùa đông xuân. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi, những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư v.v…) và các cơ địa suy giảm miễn dịch.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM NÃO MÔ CẦU

Viêm họng do não mô cầu

Không có triệu chứng lâm sàng rõ hoặc chỉ có biểu hiện sổ mũi, viêm họng đỏ không sưng a-mi-đan và không sưng hạch cổ.

Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu

Nhiễm khuẩn huyết thể cấp

Bệnh khởi phát đột ngột, mệt mời, sổ mũi, viêm họng.

Sốt cao 39° – 40° c, ớn lạnh, rét run.

Mạch tăng theo nhiệt độ.

Đau đầu, nôn, đau khớp, đau cơ.

Tinh trạng nhiễm trùng rõ rệt: môi khô, lưỡi bẩn, bơ phờ.

Xuất hiện tử ban, ban màu đỏ hoặc tím sẫm, bờ không tròn đều (hình sao). Ban toàn thân nhưng thường gặp ở các khớp lớn (khuỷu, gối, cổ chân), đôi khi rộng thành từng mảng hình bản đồ.

Xuất huyết củng mạc, chảy máu cam, ít gặp xuất huyết tiêu hóa.

Một số dấu hiệu khác: nốt phỏng dạng Herpes ở khóe miệng, viêm phế quản, lách to, phản ứng màng não.

Nhiễm khuẩn huyết thể tối cấp

Còn gọi là hội chứng Waterhouse-Friderichsen, bệnh tiến triển rất cấp tính, nhanh chóng dẫn đến sốc, suy tuần hoàn, suy hô hấp, từ vong trong vài giờ:

Người bệnh tím tái, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt không đo được.

Gan, lách to , tử ban lan tràn thành mảng lớn, có thể có trường hợp hoại tử da.

Nhiễm khuẩn huyết mạn tính

Hiếm gặp của nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, diễn biến thường kéo dài, biểu hiện lâm sàng sốt rét run, phát ban ở da và đau khớp.

Viêm màng não do não mô cầu

Thường gặp thể tiên phát ở trẻ em 6 tháng đến 1 tuổi và ở thanh thiếu niên.

Thời kỳ ủ bệnh

Ngắn từ 2-5 ngày, triệu chứng thường chưa có biểu hiện rõ.

Thời kỳ khởi phát

Sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, đau người, nhức đầu, buồn nôn, viêm họng.

Thời kỳ toàn phát

Dấu hiệu màng não – não rõ.

Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, sợ ánh sang, sợ tiếng động.

Táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).

Đau rễ thần kinh và co cứng cơ (tư thế “cò súng”).

Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.

Ban xuất huyết hoại tử hình sao, xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở hai chi dưới.

Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc: Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – tâm trường < 20 mmHg), thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24 giờ.

BIẾN CHỨNG

Ở giác quan

Biến chứng vào mắt thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết, gây viêm mống mắt thể mi:

Mờ mắt như nhìn thấy qua sương mù, không kêu đau, mắt hơi đỏ nhưng sẽ xuất hiện mù tiên phòng nêu nặng hơn sẽ thấy đồng tử bị liệt và méo đi, bề ngoài không thấy biểu hiện gì nhưng người bệnh bị mù.

Khi viêm mê cung sẽ nguy cơ bị điếc. Ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến bị điếc.

Thần kinh – tinh thần

Hiện tượng vách hóa: khi có chẩn đoán muộn và điều trị không đặc hiệu và kịp thời.

Viêm và tràn mủ não thất: biểu hiện lâm sàng.

Tăng áp lực nội sọ: nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn tinh thần (lú lẫn, điên dại) hoặc viêm tủy (hiếm gặp).

Viêm đa rễ thần kinh gây liệt mềm các chi từ từ, có rối loạn cảm giác, teo cơ.

Động kinh, co giật mất ngủ.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Chẩn đoán sớm ca bệnh.

Sử dụng kháng sinh sớm.

Hồi sức tích cực.

Cách ly người bệnh.

Điều trị cụ thể

Kháng sinh : chọn một trong các loại:

Kháng sinh đặc hiệu là penicillin G.

Ampicillin.

ceíotaxim.

Ceữriaxon.

Cloramphinicol.

Ciproíloxacin.

Thời gian điều trị kháng sinh tối thiểu từ 7 – 14 ngày hoặc 4-5 ngày sau khi người bệnh hết sốt, tình trạng huyêt động ôn định, xét nghiệm dịch não tủy vê bình thường (đối với viêm màng não do não mô cầu).

Điều trị hỗ trợ và triệu chứng

Hạ sốt.

An thần.

Chống phù não.

Điều trị suy tuần hoàn, sốc: bù dịch, thuốc vận mạch.

Hỗ trợ hô hấp.

Lọc máu liên tục.

Điều chỉnh nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan.

Vệ sinh toàn thể và dinh dưỡng đầy đủ.

Có thể xem xét dùng corticoids trong trường hợp sốc không đáp ứng với vận mạch. Thường dùng Methylprednisone.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Công thức máu:

+ Tăng bạch cầu, chủ yếu tăng bạch cầu đa nhân trung tính, có khi giảm bạch cầu trong thể tối cấp.

+ Tiểu cầu giảm (< 100.000/mm3) là do đông máu tiêu thụ với íibrinogen giảm, tỷ lệ prothrotonbin giảm, các yếu tố đông máu (V, VII, VIII, rv) giảm.

Cấy máu: tìm vi khuẩn gây bệnh.

Dịch tử ban:

+ Soi thấy song cầu khuẩn gram âm.

+ Cấy thấy não mô cầu.

Ngoáy họng: soi, cấy tìm não mô cầu.

Dịch não tủy: cần làm ngay khi có biểu hiện hội chứng màng não rõ hoặc không rõ ràng và cần cấy sớm ngay tại giường bệnh.

Khám tai mũi họng: thực hiện nhất loạt ở trẻ em.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN DO NÃO MÔ CẦU

Nhận định

Hỏi

Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất, có cơn rét run không?

Có đau họng, họng đỏ, đau tai, ho, khó thở?

Có đau đầu, nôn, đi ngoài phân lỏng (trẻ em) hoặc táo bón?

Xuất hiện ban xuất huyết trên da, chảy máu cam,…?

Đau cơ, đau dây thần kinh.

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tồn: kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở,…

Khi có biến loạn sẽ biểu hiện:

Nhiệt độ: thường sốt cao liên tục 39° – > 39° c, rét run.

Mạch nhanh theo tuổi.

Huyết áp có thể bình thường, hoặc tụt huyết áp (ở giai đoan sốc).

Nhịp thở nhanh theo tuổi.

Hô hấp: đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở, tím tái môi và đầu chi, nếu có điều kiện thì đo SpO2.

Trường hợp biến chứng suy hô hấp có các triệu chứng sau:

Thở nhanh, thở rít.

Co kéo cơ hô hấp.

Ho, kh khè, khó thở.

Tím tái.

SpO2 < 92% với khí trời.

Tuần hoàn: kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, thời gian đổ đầy mao mạch.

Khi có tình trạng sốc sẽ có biểu hiện sau:

Mạch nhanh theo tuổi hoặc khó bắt.

Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.

Huyết áp hạ: giai đoạn suy hô hấp nặng có sốc huyết áp hạ hoặc không đo được.

Thần kinh: ý thức tỉnh táo tiếp xúc tốt, vận động?

Khi có biểu hiện sốc, biến chứng viêm màng não:

Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.

Đau đầu, nôn, hoặc buồn nôn.

Vận động yếu, có thể liệt mềm, teo cơ, mất cảm giác.

Khám họng: họng có đỏ, có đau?

Da và niêm mạc: quan sát ban phỏng, vị trí, màu sắc tử ban.

Các biến đổi có thể gặp trong nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu:

Ban tím đen, hoại từ từng đám.

Ban tím từng đám hình sao, hình bản đồ.

Xét nghiệm cận lâm sàng: các xét nghiệm cần làm: công thức máu, X-quang. Các biến đổi có thể gặp trong não mô cầu:

Công thức máu: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu (bạch cầu có thể tăng khi bội nhiễm).

X-quang phổi có thể thấy nốt mờ, viêm phổi kẽ.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh não mô cầu

Chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu.

Việc đầu tiên phải cách ly người bệnh:

Cách ly người bệnh tại phòng riêng với các trường hợp nghi ngờ nhiễm não mô cầu.

Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.

NVYT chăm sóc trực tiếp người bệnh phải mang phương tiện phòng hộ đảm bảo.

Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của sốc và chống sốc cho người bệnh

Mục tiêu: phát hiện sớm dấu hiệu tiền sốc để xử trí kịp thời.

  • Chăm sóc

Đặt người bệnh tư thế đầu thấp.

Đo mạch nhiệt độ huyết áp 15 phút, 30 phút, 1 giờ/lần,… tùy theo tình trạng mồi người bệnh.

ủ ấm cho người bệnh khi hạ nhiệt độ.

Đặt đường truyền tĩnh mạch lớn hoặc phụ giúp bác sỹ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đo CVP điều chỉnh số lượng dịch, tốc độ, hoặc phụ giúp đặt catheter động mạch đế theo dõi huyết áp động mạch liên tục (nếu cần).

Bù dịch tốc độ nhanh (dựa vào áp lực tĩnh mạch trung tâm), sử dụng dung dịch đẳng trương như NaCl 0,9%, glucose 5%, dung dịch cao phân tử Dextran, hoặc plasma, Haesteril 6% (theo chỉ định).

Lắp moniter theo dõi liên tục.

Thực hiện y lệnh thuốc vận mạch sớm, kịp thời.

Thực hiện thuốc chống suy thận như lợi tiểu íiưocemid.

Phụ giúp lọc máu liên tục khi có chỉ định.

Bù điện giải chống kiềm toan chuyển hóa, chống rối loạn đông máu.

Lấy bệnh phẩm xét nghiệm theo chỉ định (khí máu động mạch, đông máu cơ bản, điện giải đồ máu,..).

  • Theo dõi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp 15 phút, 30 phút, 1 giờ/lần,… tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Lượng nước tiểu theo giờ.

Theo dõi đường huyết.

Máy truyền dịch, bơm tiêm điện.

Các chỉ số xét nghiệm: khí máu, công thức máu, yếu tố đông máu, creatinine, ure, men gan,…

Đảm bảo thông khí cho người bệnh

Mục tiêu: cải thiện tình trạng hô hấp giúp người bệnh hết khó thở, hồng hào, SpO2 > 94%, PaƠ2 > ỗOmmHg.

  • Chăm sóc

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu cao, nghiêng mặt sang bên, tránh hít sặc với dịch nôn, dịch xuất tiết (nếu chưa có sốc).

Cho người bệnh thở ô xy theo chỉ định nếu có khó thở, suy hô hấp.

Đặt cannula Mayo tránh tụt lưỡi.

Lắp moniter theo dõi.

Bóp bóng ambu hồ trợ nếu có cơn ngừng thở.

Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để hỗ trợ bác sĩ đặt NKQ trong trường hợp người bệnh hôn mê, suy hô hấp nặng.

Hút đờm dãi ở miệng, ống NKQ.

Chuẩn bị máy thở, cho người bệnh thở máy theo chỉ định nếu cần thiết.

  • Theo dõi

Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tím tái môi và đầu chi, SpO2, SaƠ2, tình trạng tăng tiết.

Theo dõi người bệnh thở máy:

+ Theo dõi người bệnh: đáp ứng máy thở.

+ Theo dõi máy thở: hoạt động máy thở.

Hạ sốt cho người bệnh

Mục tiêu: duy trì thân nhiệt của người bệnh ờ mức độ ổn định.

  • Chăm sóc

Hạ sốt cho người bệnh: chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.

Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh đối với người bệnh sốt cao đề phòng co giật.

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Đặt đường truyền catheter tĩnh mạch ngoại vi.

Chuẩn bị đầy đủ thuốc, dịch truyền, thuốc nâng mạch, huyết áp khi cần, chống phù não.

Bù đủ nước: đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Lau mồ hôi mỗi khi hạ nhiệt độ sau dùng thuốc.

  • Theo dõi

Theo dõi sát nhiệt độ, mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần tùy tình trạng mỗi người bệnh, đặc biệt sau khi dùng thuốc hạ nhiệt độ.

Thực hiện y lệnh thuốc và xét nghiệm

Thực hiện y lệnh thuốc đúng, kịp thời, chính xác.

Thuốc chống phù não: truyền manitol.

Thuốc kháng sinh theo giờ.

Thuốc hạ nhiệt.

Thuốc an thần chống co giật.

Cân bằng nước và điện giải.

Thực hiện thuốc vận mạch.

Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm: máu theo chỉ định.

Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân

  • Chăm sóc

Nuôi dưỡng: đối với người bệnh hôn mê, hoặc lơ mơ thì nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày bằng súp, cháo, sữa,., đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Những ngày đầu có thể nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch với dung dịch glucose ưu trương.

Vệ sinh răng, mũi, miệng 2-3 lần/ngày.

Rửa mắt và nhỏ thuốc hàng ngày, đối với người bệnh hôn mê cần đắp mắt bằng gạc ẩm tránh khô giác mạc.

Lau người hoặc tắm bằng nước ấm cho người bệnh hàng ngày.

Thay gra, quần áo hàng ngày.

Lăn trở phòng chống loét do tỳ đè.

Vệ sinh, chăm sóc các dụng cụ can thiệp trên người bệnh như: ống nội khí quản, sonde tiểu, sonde dạ dày, dây máy thở, sonde hút đờm,…

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh

Tuân thủ chế độ cách ly, hạn chế di chuyển, nghỉ ngơi tại giường.

Hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và sờ vào các vật dụng.

Hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện các dấu hiệu diễn biến bất thường như: sốt cao liên tục trên 39° c, khó thở, thở nhanh, hiện tượng tím môi, tím đầu chi, mạch nhanh, ho nhiều, buồn nôn, nôn nhiều. Ý thức lơ mơ,… báo ngay NVYT để xử trí kịp thời.

Hướng dẫn người nhà người bệnh phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh, hoặc sau khi sờ vào các vật dụng trong buồng bệnh.

Hướng dẫn người nhà đã tiếp xúc với người bệnh uống thuốc dự phòng.

Hướng dẫn chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

Tiêm vaccin phòng bệnh.

Chăm sóc người bệnh viêm màng não do não mô cầu: (chi tiết xem bài chăm sóc viêm màng não do não mô cầu).

Mục tiêu: đảm bảo an toàn cho người bệnh tránh tai biến nặng xảy ra.

  • Chăm sóc

Người bệnh hôn mê, có cơn co giật nên cố định tay, chân và nằm giường có thành che chắn để tránh ngã.

Thực hiện thuốc an thần chống co giật theo y lệnh.

Để người bệnh nằm nghiêng, đầu cao tránh hít sặc.

Đặt cannula Mayo tránh cắn phải lưỡi, tụt lưỡi.

Đánh giá điêm Glasgow.

Chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp bác sỳ chọc dịch não tủy (hướng dẫn người nằm đầu thấp sau khi chọc dịch).

Chăm sóc hô hấp.

Chăm sóc tuần hoàn.

Chăm sóc dinh dưỡng.

  • Theo dõi

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tình trạng ứ đọng theo giờ.

Theo dõi tri giác: tỉnh hay lơ mơ, hôn mê?

Theo dõi tình trạng vận động của người bệnh: liệt hay không.

Theo dõi phản xạ nuốt của người bệnh.

Theo dõi cơn co giật của người bệnh.

Theo dõi kết quả dịch não tủy.

Cách ly người bệnh, hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang (nếu có thể) tránh lây lan.

0/50 ratings
Bình luận đóng