Lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Trên quan điểm các kiến thức hiện đại, thì không phải chỉ có một bệnh lỵ mà ít ra có 4 bệnh lỵ

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Căn cứ vào sự phân loại bệnh quốc tế năm 1958, có thể chia tác nhân gây bệnh lỵ thành 4 loại:

  • Shigella dysenteriae
  • Shigella flexneri
  • Shigella boydii
  • Shigella sonnei

Ba loại đầu còn chia ra thành nhiều typ huyết thanh.

Sh. dysenteriae có đặc trưng là tạo ra cả nội và ngoại độc tố, còn 3 loại sau chỉ tạo ra nội độc tố.

Tác nhân gây bệnh lỵ không bền vững lắm đối với tác dụng của các yếu tố lý học và hoá học: ánh sáng mặt trời trực tiếp giết chúng trong 30 phút, ở nhiệt độ 56-60° chúng chết trong 10 phút. Dung dịch phenol 1% giết chúng trong 30 phút. Vi khuẩn lỵ có thể sống tương đối lâu trong phân: 11 ngày ở nhiệt độ trong phòng, 3-5 ngày trong phân khô và lớp phân mỏng.

Thời gian sống của chúng ở trong đất tuỳ thuộc vào pH của môi trường, vào sự có mặt của các cơ chất sinh học, các đối kháng và vào nhiệt độ. Các thí nghiệm ở ngoài cánh đồng xác định rằng trong đất bị nhiễm vi khuẩn lỵ nuôi cấy, phân và nước tiểu, chúng sống đến 62 ngày; vi khuẩn ở sâu 30 cm chết nhanh hơn ở độ sâu 1 cm. Trên mặt đất, vi khuẩn lỵ chết trong vòng 10 ngày.

Trong nước sông, chúng sống được 12-92 ngày; trong nước máy 15-27 ngày. Nói chung, vi khuẩn lỵ yếu hơn vi khuẩn thương hàn ở ngoại cảnh và chỉ sống được từ vài ngày đến vài tuần.

Trong sữa, vi khuẩn lỵ sống được 17 ngày, trong rau quả tươi 11 ngày, trên bánh mỳ 11 ngày, trên bề mặt nhẵn của dụng cụ 20 ngày.

Thời gian sống ở ngoài cơ thể của những loại Shigella khác nhau cũng khác nhau. Trong nước tiệt khuẩn ở nhiệt độ bình thường, Sh.dysenteriae sống được 20 ngày; tlexneri 30 ngày và Sh.Sonnei 83 ngày, đó là loại chịu đựng nhất.

ở trong cũng như ở ngoài cơ thể người, vi khuẩn lỵ biến đổi nhiều, do đó khi chẩn đoán xét nghiệm, thường thu được những dạng nuôi cấy không điển hình.

Người ta cũng xác định rằng có những dạng qua lọc. Dưới tác dụng của thực khuẩn thể và kháng sinh (sulíanilamit) sẽ tạo ra những dạng ổn định.

  1. Bệnh sinh:

Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Sau khi đã qua được dạ dày có môi trường acid không thích hợp, vi khuẩn lỵ đến cư trú ở đại tràng, sinh sản

ở đó, xâm nhập vào niêm mạc và gây viêm rồi loét nông và rộng. Quá trình này có thể lan tới đoạn cuối của ruột non, nhất là ở trẻ em.

  1. Biểu hiện lâm sàng:

Thời gian ủ bệnh là 2-5 ngày, nhưng trong những trường hợp cá biệt, có thể rất ngắn (12-24 giờ), bộ mặt lâm sàng rất là khác nhau. Bộ mặt lâm sàng nêu ra trong các tài liệu cũ như là điển hình đối với bệnh lỵ nói chung, thực sự chỉ là điển hình dối với bệnh lỵ do Sh.dysenteriae. Nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một sự miêu tả bộ mặt lâm sàng diển hình của từng loại bệnh lý.

Bệnh phát triển nhanh, nhiệt độ tăng, đau dữ dội ở bụng, luôn luôn buồn di ngoài, đến 30-40 lần một ngày. Phân lỏng, phải rặn nhiều và đau. Sau đó phân có ít chất nhày và máu.

Bệnh lỵ do Sh.Sonnei khởi đầu cấp tính, nhiệt độ thường rất cao trong một thời gian ngắn. Thông thường bệnh bắt đầu bằng viêm dạ dày-ruột non cấp tính và chỉ sau đó ít lâu, các triệu chứng viêm ruột già mới tăng lên. Người bệnh khỏi trong vòng vài ngày, nhưng vẫn còn giải phóng vi khuẩn đến ngày thứ 20-25. Trong 5-6% các trường hợp, bệnh chuyển sang thể mạn tính. Bệnh lỵ do Sh.Flexneri kém cấp diễn hơn; phản ứng nhiệt độ biểu thị yếu hơn và hội chứng viêm nhiễm ruột già biểu thị rõ hơn, phân trở lại bình thường chậm hơn. Trong 12-15% các trường hợp, bệnh chuyển sang mạn tính.

Sự tiến triển và thời gian kéo dài của bệnh tuỳ thuộc vào tình trạng chung của cơ thể và loại tác nhân gây bệnh. Trong bệnh lỵ ílexneri mạn tính, 60-70% các trường hợp dều khỏi trong vòng 1 năm, 25-35% trong 18 tháng. Bệnh sonnei mạn tính ngắn hơn, đa số trường hợp kết thúc trong vòng 6 tháng. Trong thể lỵ mạn tính (ílexneri và sonnei) có những đợt tái phát, ở trẻ em nhỏ tuổi, bệnh lỵ chuyển sang mạn tính nhiều hơn là ở người lớn, 85% bệnh nhân lỵ mạn tính thuộc lứa tuổi dưới 3-4 tuổi.

Trước đây, tỷ lệ chết do bệnh lỵ nói chung tương đối cao. Ngày nay, khi bệnh lỵ ílexneri hoặc sonnei chiếm ưu thế trong số các bệnh lỵ và dùng những phương pháp diều trị hiện đại, thì tỷ lệ chết do lỵ tương đối thấp.

  1. Chẩn đoán:

Việc chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột .cấp tính bằng xét nghiệm có một tầm quan trọng lớn và trong nhiều trường hợp là phương pháp duy nhất để xác định tác nhân gây bệnh.

Cách chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm phân, cần phải nuôi cấy ngay tại chỗ trực khuẩn lỵ vì chúng chóng chết khi ra ngoài cơ thể. Chỉ khi nào không thể cấy phân tại chỗ, thì mới gửi tới phòng xét nghiệm, nhưng phải cấy trong vòng 2 giờ. Hứng phân vào cái chậu sạch đã tráng nước sôi, rồi lấy phân có máu mũi vào một lọ vô khuẩn.

Nhưng tốt hơn hết là lấy phân trực tiếp từ trực tràng. Sau đó, tuỳ theo yêu cầu, sẽ xét nghiệm để tìm trực khuẩn lỵ, vi khuẩn khác và nếu cần thiết, cả virut đường ruột. Để tìm trực khuẩn lỵ, ngoài môi trường cổ điển thạch lactoza- tournesol, còn dùng thạch S-S

Kết quả của xét nghiệm huyết thanh rất khó xác định, cần phải xét nghiệm nhiều lần vào ngày đầu của bệnh, rồi cứ 7-10 ngày lại xét nghiệm một lần. Như chúng ta đã biết, trực khuẩn lỵ (trừ Sh.dysenteriae) có thể không tạo kháng thể trong huyết thanh người bệnh, và huyết thanh những người khoẻ hoặc người mắc bệnh khác đôi khi cũng có thể ngưng kết trực khuẩn lỵ.

QUÁ TRÌNH DỊCH

Nguồn truyền nhiễm:

Trong điều kiện tự nhiên bệnh lỵ chỉ thấy ở loài người, nhưng có thể thấy ở khỉ bị giam cầm (khỉ mắc bệnh lỵ ílexneri từ người truyền sang, rồi chúng truyền bệnh cho nhau). Nguồn truyền nhiễm là người bệnh và người lành mang vi khuẩn.

Sự nguy hiểm của người bệnh tuỳ thuộc vào tính chất diễn biến lâm sàng của bệnh và điều kiện sống của người đó. ỉa chảy giúp cho tác nhân gây bệnh lỵ lan truyền rộng rãi ở môi trường bên ngoài; ỉa chảy càng thường xuyên thì tác nhân gây bệnh được giải phóng ra càng nhiều, do đó ở giai đoạn cấp tính, người bệnh nguy hiểm nhất.

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, thì tác nhân gây bệnh chỉ được giải phóng ở những đợt kịch phát. Nhưng người bệnh mạn tính tự coi là người khoẻ mạnh và sự quan hệ chặt chẽ của họ với những người xung quanh làm cho họ trở thành rất nguy hiểm.

Có những người lành mang vi khuẩn. Đó là những người mắc những thể bệnh ỉa chảy chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp đặc biệt (soi trực tràng). Nhưng vẫn thường xuyên hoặc từng thời kỳ giải phóng ra vi khuẩn lỵ.

Vai trò của những người mang vi khuẩn mạn tính đặc biệt lớn trong thời gian giữa vụ dịch; lúc đó họ trở thành nguồn truyền nhiễm chính và duy trì bệnh lỵ trong một khu vực nhất định. Còn những người lành mang vi khuẩn rất hiếm, vai trò truyền bệnh của họ không đáng kể.

So sánh với thương hàn, người bệnh lỵ dễ truyền hơn người bệnh thương hàn và người mang vi khuẩn lỵ cũng dễ lây hơn người mang vi khuẩn thương hàn.

Đường truyền nhiễm:

Cơ chế phân-miệng của sự truyền bệnh lỵ được thực hiện với sự tham gia của những yếu tố khác nhau: nước uống, thức ăn, tay bẩn, ruồi nhặng.

  1. Nước uống là một yếu tố làm lan truyền bệnh lỵ. Tuy nhiên, bệnh lỵ truyền bằng nước ít hơn so với bệnh thương hàn, bởi vì vi khuẩn lỵ tồn tại không lâu trong nước. Người ta đã miêu tả hàng loạt vụ dịch lỵ gắn liền với việc nước bị nhiễm khuẩn tại các giếng, hồ ao và ống dẫn nước. Trong 30 mẫu nước nuôi cấy đã tìm thấy trực khuẩn lỵ, có 8 mẫu nước thải, 16 mẫu nước sông ở những khoảng cách nhau từ chỗ nước chảy ra sống (đến 3km) và 6 mẫu nước các ống dẫn dùng trong công nghiệp (Gurbanov). Nước giếng khơi có thể bị nhiễm khuẩn nếu ở gần hố xí. Nước hồ ao có thể bị nhiễm khuẩn bằng nhiều đường: do nước thải sinh hoạt, nước mưa rào chảy vào, do giặt quần áo bẩn. Những vụ dịch do nước có thể phát sinh ra bất cứ mùa nào trong năm, và lây lan chủ yếu ở người lớn và trẻ em lớn tuổi.
  2. Các thức ăn, uống, thức ăn nguội giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh lỵ bởi vì trực khuẩn lỵ tồn tại lâu ở đó và còn có thể sinh sản nữa (rau quả sông, trộn nộm, sản phẩm của sữa). Rau và một số quả mọc sát mặt đất có thể bị nhiễm bẩn bằng phân bón và nước tưới bẩn. Thức ăn nguội bị nhiễm khuẩn bởi tay của những người mang vi khuẩn mạn tính trong số những người làm ở nhà ăn, người bán hàng và những người chuyên chở sản phẩm.
  3. Nhưng ruồi giữ một vai trò quan trọng trong việc làm nhiễm khuẩn các thực phẩm bán ở cửa hàng và nhà ăn. Trên chân ruồi, trực khuẩn lỵ có thể sống được 2 ngày, trong ruột ruồi đến 3 ngày và lâu hơn nữa. Ruồi nhà (Musca do­mestica) hay đậu trên những hố xí, hố rác; sống ở trong nhà và ăn thực phẩm. Những công trình nghiên cứu gần đây đã xác dịnh rằng loài ruồi ưa sống ngoài trời cũng có thể làm lây truyền bệnh lỵ.
  4. Sau cùng, đồ chơi và những vật dụng hàng ngày cũng có thể là những yếu tố truyền bệnh lỵ. Người ta đã phát hiện vi khuẩn lỵ trong nước rửa đồ chơi, khăn mặt và sàn nhà vườn trẻ. Những thứ kể trên có thể bị nhiễm khuẩn bởi ruồi hoặc tay bẩn người mang vi khuẩn. Những yếu tố truyền bệnh này có ý nghĩa lớn trong việc làm lan truyền bệnh lỵ ở trẻ em nhỏ tuổi.

Tính cảm thụ:

Bệnh lỵ trực khuẩn chỉ thấy ở loài người. Miễn dịch có tính chất đặc hiệu đối với từng loại Shigella. Miễn dịch vững nhất trong bệnh lỵ do Sh. dysenteriae; còn trong bệnh lỵ do các loại khác thì miễn dịch kém hơn; tái nhiễm thường gặp hơn, có khi đối với vi khuẩn của cùng một typ huyết thanh. Thời gian miễn dịch là 3-4 năm.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

  1. Tính bùng nổ:

Lỵ là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột lan truyền rộng rãi nhất và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Những vụ dịch do nước có tính bùng nổ và lan nhanh. Tính bùng nổ cũng là đặc điểm của những vụ dịch lỵ do thực phẩm.

  1. Tính theo mùa:

Các trường hợp lỵ tản phát thấy quanh năm, nhưng thường tăng lên trong mùa nóng (thu hạ). Nguyên nhân của tính theo mùa chủ yếu là do ruồi. Đặc điểm sinh học của ruồi là bắt đầu sinh sản rất nhiều khi nhiệt độ trung bình tăng lên trên 15°; điều này xảy ra trong những tháng hè thu (tháng 6, tháng 9). So sánh các đường biểu diễn theo mùa của mức độ mắc bệnh cao nhất, trùng với thời gian có số lượng ruồi nhiều nhất. Người ta thấy rằng các biện pháp chống ruồi càng tăng, thì tính theo mùa của bệnh càng giảm.

Một số tác giả cho rằng sự giảm sức dề kháng của cơ thể con người trong mùa hè nóng bức cũng có thể ảnh hưởng đến sự làm tăng mức độ mắc bệnh theo mùa. Điều xác nhận này mâu thuẫn với những quy luật sinh học chung về sự tăng cường các chức phận của cơ thể và của các quá trình trao đổi chất dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.

Cũng là sai lầm khi xác nhận rằng trong mùa hè, trực khuẩn lỵ có những điều kiện thuận lợi để phát triển và sinh sản ngoài cơ thể. Bởi vì trong mùa nóng bức, các quá trình tự làm sạch của môi trường bên ngoài chống đối với các vi khuẩn gây bệnh xảy ra nhanh hơn.

Nhưng cũng không thể coi ruồi là ýếu tố duy nhất làm tăng mức độ mắc bệnh lỵ trong mùa nóng. Mức độ mắc bệnh lỵ tăng lên từ tháng 5, nhưng ruồi xuất hiện nhiều chỉ trong tháng 7. Rõ ràng là nước và thực phẩm cùng với ruồi làm cho mức độ mắc bệnh lỵ tăng lên trong mùa hè và mùa thu, vì nước và rau quả sống được dùng nhiều trong mùa hè.

Một sô tác giả cho rằng mức độ mắc bệnh lỵ tăng lên theo mùa là một diều không thể tránh được. Điều này không đúng, bởi vì có thể loại trừ các yếu tố tạo ra tính chất theo mùa, nếu vận dụng hết sự hiểu biết hiện đại và khả năng của ngành y tế xã hội chủ nghĩa.

  1. Theo lứa tuổi:

Lỵ thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi, có lẽ ở lứa tuổi đó, trẻ con bắt đầu chơi với nhau và khả năng lây bệnh cũng tăng. Chỉ số mắc bệnh ở trẻ trên 3 tuổi giảm; có thể là vì một số có miễn dịch và đã bắt đầu có tập quán vệ sinh. Dưới đây là mức độ mắc bệnh lỵ căn cứ theo tuổi (tính cho 10.000 người ở tuổi ấy).

Tuổi tính ra nămSỐ mắc lỵTuổi tính ra nămSố mắc lỵ
1745,115-1956,1
2438,020-2966,1
360,030-3938,8
4-628,340-4988,8
7-98,450-5986,8
10-1432,060 và trên57 4

Trẻ em nhỏ tuổi hay có thói quen đưa tất cả mọi thứ vào miệng. Những người mang vi khuẩn mạn tính trong số những người lớn chăm sóc các cháu (bà mẹ, bảo mẫu) chính là nguồn lây cho các cháu. Người ta đã nhận thấy trong nhiều trường hợp bệnh lỵ phát sinh ra khi cho cháu bé chuyển sang chế độ ăn hỗn hợp vì tay của người cho cháu ăn bị nhiễm bẩn.

Đa số trẻ em bị lỵ trong 2 năm đầu tiên, và sự hình thành một tầng lớp người được miễn dịch làm giảm mức độ mắc bệnh ở lớp tuổi 3-6.

Ớ những lứa tuổi lớn hơn, những tập quán vệ sinh có ý nghĩa trong việc làm lây bệnh.

Người chăm sóc các trẻ em bị lỵ, bằng tay bẩn của mình sẽ gieo rắc tác nhân gây bệnh lên thực phẩm và các đồ dùng hàng ngày. Các nhân viên vườn trẻ không được đào tạo cẩn thận, làm cho trẻ em bị lây lỵ nhiều hơn. Trẻ em ở nhà trẻ và vườn trẻ bị lỵ nhiều gấp 2-3 lần trẻ em giữ ở gia đình.

  1. Mức độ mắc bệnh lỵ giữa thành phố và nông thôn:

Một đặc điểm nữa của lỵ là mức độ mắc bệnh ở thành phố cao hơn (từ 46-85% tổng số mức độ mắc bệnh) ở nông thôn. Những số liệu chứng tỏ rằng mức độ mắc bệnh lỵ ở nông thôn kém hơn 3-3,5 lần so với ở thành phố. Sở dĩ như vậy là do ở thành phố mật độ dân đông tạo điều kiện lây bệnh dễ dàng.

  1. Mức độ mắc bệnh:

Mức độ mắc bệnh lỵ biến đổi do tác nhân gây bệnh khác nhau. Dưới đây là những số liệu về sự biến đổi đó ở một số nước (theo %):

Tên nướcNămLoại Shigella gây bệnh
Grigoriev

Shiga

Stutzer

Smith

FlexneriSonnei
Liên Xô194800,878,520,7
Ba Lan19420095 50,5
Pháp1944-194501,592,02,5
Đức19420,9013,285,9
Ý194323,34,569,42,8
Angiêri1943-19442,32,672 315,5
Mỹ1943-194407,036,057 5
Ấn Độ19443,416,075,36,3
Úc194501,096,03,0

Bệnh lỵ do vi khuẩn Grigoriev-Shiga 30-40 năm về trước giữ một vị trí đáng kể trong số các bệnh lỵ. Từ những năm 30, tỷ trọng của bệnh lỵ này bắt đầu giảm.

Sự thay dổi cơ cấu bệnh căn có thể giải thích bằng các dặc diểm của từng tác nhân gây bệnh lỵ. Bệnh lỵ Grigoriev-Shiga so với các bệnh lỵ khác tiến triển cấp tính hơn và ít có khuynh hướng chuyển sang thể mạn tính. Bệnh nặng hơn nên người bệnh thường nằm liệt giường và bắt buộc phải điều trị sớm.

Các bệnh lỵ khác (Flexneri, Sonnei) có đặc trưng là tiến triển nhẹ hơn, những bệnh này thường hay ở thể mạn tính. Bệnh lỵ Flexneri sẽ tiến triển mạn tính ở 15-20% các trường hợp và có thể kéo dài 1 năm. Bệnh tiến triển nhẹ, người bệnh không đi điều trị, cho nên không phát hiện được, thời kỳ tái phát ở thể mạn tính cũng khó chẩn đoán. Những người bệnh không phát hiện được sẽ ở ngoài vòng kiểm soát của cơ quan vệ sinh phòng bệnh.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

Các biện pháp phòng dịch:

Các biện pháp này nhằm căt đứt các đường truyền nhiễm. Các biện pháp vệ sinh chung gồm công tác kiểm tra nước uống, thu dọn và thanh trừ phân rác, diệt ruồi và thực hiện các điều lệ vệ sinh ở cắc cơ sở thực phẩm. Các biện pháp này phải dược tiến hành thường xuyên và không tuỳ thuộc vào mức độ mắc bệnh:

  • Phải bảo đảm cho nhân dân có đầy đủ nước ăn chất lượng tốt như:

Xây dựng ống dẫn nước và giếng có khả năng cung cấp đủ nước ăn tốt

Bảo vệ nguồn cung cấp nước ăn khỏi bị nhiễm khuẩn

Kiểm tra vệ sinh có hệ thống và theo dõi việc cung cấp nước ăn

  • Việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm khuẩn tại các nơi chế biến, bảo quản và sử dụng như các xí nghiệp thực phẩm, kho lương thực, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn công cộng không kém phần quan trọng.

Sự nhiễm khuẩn các thực phẩm thường xảy ra ở cửa hàng nhỏ và quầy hàng do ruồi và tay bẩn của những người bán hàng. Cho nên, ngoài việc kiểm tra vệ sinh đối với tất cả các thực phẩm, cần phải tiến hành công tác giáo dục vệ sinh cho nhân viên các cơ sở thực phẩm.

Các biện pháp phòng bệnh ở các nhà trẻ, vườn trẻ là:

Phải hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cho nhân viên phục vụ (như giữ tay sạch sẽ)

Khám xét khi tiếp nhận các em để cách ly các em ốm

Tắm rửa cho các em, tẩy uế tã lót, bô, đồ chơi

Cho ăn uống có vệ sinh, giữ sạch sẽ nhà và đặc biệt những chỗ làm và chia thức ăn.

Các biện pháp phòng bệnh ở những khu dân cư là xây dựng hệ thống cống rãnh, thanh toán phân rác, nghĩa là xây dựng các tiện nghi vệ sinh.

Các biện pháp chống dịch:

Bệnh lỵ trực khuẩn chiếm khoảng 50%, đôi khi hơn tổng số tất cả các bệnh ỉa chảy cấp tính do các tác nhân gây bệnh khác (virut, coli, salmonella, V. V..)

Việc chẩn đoán bằng xét nghiệm phân là phương pháp duy nhất để xác định nguyên nhân gây bệnh

  • Lỵ trực khuẩn là một bệnh truyền nhiễm phải khai báo
  • Biện pháp triệt để nhất là cách ly người ốm ở bệnh viện

Cần cách ly ở bệnh viện nếu điều kiện sinh hoạt không tốt (như nhà cửa chật chội, nhiều ruồi, có nhiều trẻ nhỏ) và nếu bệnh nặng không thể diều trị và chăm sóc õ nhà.

Có thể cách ly người bệnh ở nhà, nếu điều kiện sinh hoạt tốt (có phòng riêng, không có trẻ em), nhưng cần phải phổ biến quy tắc vệ sinh cho người ốm và những người tiếp xúc (rửa tay, ăn chín, uống sôi)

Người ốm có thể ra viện sau khi đã hết các biểu hiện lâm sàng và đã qua 3 lần xét nghiệm vi khuẩn phân có kết quả âm tính, mỗi lần cách nhau 2 ngày. Sau khi ra viện, những người làm việc ở các cơ sở thực phẩm, ở các nhà máy nước, ở các nhà trẻ không được hành nghề chuyên môn của mình (và những trẻ em không được đến nhà trẻ) trong vòng 10 ngày. Trong thời gian này, lại phải xét nghiệm phân một lần nữa.

  • Cần theo dõi những người khỏi trong 3 tháng, mỗi tháng xét nghiệm phân một lần, và trong 6 tháng nếu làm việc ở cơ quan thực phẩm. Khi hết hạn, thì gạch tên những người này khỏi sổ theo dõi ở trạm vệ sinh phòng dịch. Sau khi đưa người ốm vào bệnh viện, thì phải tẩy uế cuối cùng. Trong thời kỳ phát bệnh, phải tẩy uế thường xuyên, đặc biệt chú ý tẩy uế cả quần áo lót.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

  • Để tạo miễn dịch nhân tạo tại ổ dịch, có thể dùng vacxin. Trước đây có vacxin viên dùng để uống. Loại vacxin tiêm flexner-Sonnei kết hợp với vacxin TAB làm bằng thân trực khuẩn nguyên vẹn cũng không có kết quả. Loại vacxin hoà tan (Rauss) gồm kháng nguyên hoàn toàn hoà tan trong acid tricloraxétic có kết quả tương đối tốt hơn.

Hiệu quả tạo miễn dịch của những chế phẩm kể trên rất thấp. Mức độ mắc bệnh ở những người đã tiêm chủng thấp hơn ở những người không tiêm chủng không quá 2 lần.

Cần tìm kiếm ra những vacxin mới có hiệu lực hơn.

  • Một phương pháp phòng bệnh đặc hiệu khác là sử dụng thực khuẩn thể lỵ. Trong ổ dịch, tất cả những người đã tiếp xúc với người bệnh cần uống thực khuẩn thể:

Trẻ em dưới 3 tuổi: 25ml

Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn: 50ml, cách 5-7 ngày một lần.

0/50 ratings
Bình luận đóng