Biến hóa
Thường dùng chữa tê thấp đau nhức, trúng phong hàn co quắp và chữa cảm sốt, ho hen, suyễn thở, viêm phế quản. Liều dùng: 2-4g, phối hợp với các vị khác.
Biến hoá, Quan chi – Asarum caudigerum Hance, thuộc họ Nam mộc hương- Aristolochiaceae.
Mô tả: Cỏ sống lâu năm, mọc bò; thân đứng cao 10-50cm, lóng dài 7-20cm. Lá 1-2, có phiến hình tim, dài 5-15cm, có lông ở cả hai mặt; gân ở gốc 6-7; cuống dài 7-15cm. Hoa vàng nhạt có vạch màu đỏ, có cuống dài 2-3cm, bao hoa đều, đài chia 3 thuỳ, ở đỉnh có đuôi dài đến 1cm; nhị 12; bầu dưới, 6 ô. Quả nang khi chín màu tím tía. Hạt nhiều.
Hoa tháng 3-4, quả tháng 506.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Asari Caudigeri, thường gọi là Thổ tế tân.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi cao: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú. Thu hái toàn cây hoặc rễ vào cuối mùa đông, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Cũng như Tế tân (Asarum sieboldi Miq). Thổ tế tân có vị cay, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, thông khiếu, làm ra mồ hôi, lợi tiểu tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa tê thấp đau nhức, trúng phong hàn co quắp và chữa cảm sốt, ho hen, suyễn thở, viêm phế quản. Liều dùng: 2-4g, phối hợp với các vị khác.
Ðơn thuốc:
- Chữa trúng gió lạnh, co cứng, tay chân giá lạnh, hôn mê; dùng Thổ tế tân, Ma hoàng, Quế chi, Thạch xương bồ, Phụ tử chế, Cam thảo, mỗi vị 4g sắc uống. Ngoài dùng Thổ tế tân tán bột thổi vào lỗ mũi làm cho hắt hơi và xát vào chân răng, nếu cắn răng không nói (Lê Trần Ðức).
- Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức; dùng Thổ tế tân 4g, Ma hoàng 8g, Bán hạ chế, Ngũ vị tử, Vỏ rễ dâu, Ô mai nhục, Cam thảo, Gừng sống, mỗi vị 6g, sắc uống (Lê Trần Ðức). ceae.
Biến hóa Blume
Cây mọc ở nơi ẩm thấp trên miền rẻo cao các tình Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Giang. Có thể thu hái lá, rễ vào mùa hè – thu (tháng 8-9).
Biến hoá Blume, Thổ tế tân – Asarum blumei Duch, thuộc họ Nam mộc hương – Aristolochia-
Mô tả: Cây thảo có thân dài 1-2cm, mang ít rễ to 1,5mm, có ít rễ con. Lá 2, cuống dài 5-8cm cho tới 10cm, phiến lá hình tim mũi giáo, dài 8-10cm, rộng 4-5cm, mặt trên xám lục, mặt dưới cứng nâu; gân gốc 3 (5), gân phụ 2 cặp. Hoa có cuống 1,5cm, mọc riêng lẻ; bao hoa hình ống dài 20-25mm, phồng xung quanh bầu, phiến chia 3 thuỳ tròn dài, cao 1cm; bầu dưới 6 ô. Quả nang dài chứa nhiều hạt dẹt.
Ra hoa đầu mùa xuân.
Bộ phận dùng: Rễ – Radix Asari Blumei, thường có tên là Ðỗ hành.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở nơi ẩm thấp trên miền rẻo cao các tình Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Giang. Có thể thu hái lá, rễ vào mùa hè – thu (tháng 8-9).
Thành phần hoá học: Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là safrol và eugenol.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, the, tính ẩm; có tác dụng làm ấm phổi, tiêu đàm, khỏi ho, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc.
Biến hoa sông Hằng
Biến hoa sông Hằng, Thập vạn thác – Asystasia gangetica (L.) T. Anderson (A.conromandeliana Nees), thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.
Mô tả: Cây thảo rất đa dạng, mọc nằm, sống nhiều năm. Lá có cuống phiến xoan, nhọn, tù tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn, dài 3-12cm, rộng 1-4cm, mặt dưới phủ lông rải rác. Hoa xếp thành chùm ở ngọn hay ở bên. Quả nang dài 3cm, có phần gốc không sinh sản dài 15mm; hạt có bề mặt sần sùi, có mép lượn sóng không đều.
Bộ phận dùng: Lá – Folium Asystasiae Gangeticae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Nam Ðông Dương. Ở nước ta cũng gặp cây mọc dọc đường đi, bờ rào một số nơi từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hoà.
Thành phần hoá học: Có các vết của alcaloid.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp.