Bưởi bung

Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Bưởi bung, Cơm rượu – Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl., thuộc họ Cam – Rutaceae.

Bưởi bung
Bưởi bung

Mô tả: Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2-3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4-5, thon dài đến 7-20cm, rộng 1,5-6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14-15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3-4m, có khi hoa xếp nhóm 2-3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.

Bộ phận dùng: Rễ và lá – Radix et Folium Glycosmis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được. Lá phối hợp với lá Cơm rượu làm men tăng hiệu suất rượu. Rễ và lá thường được dùng trị: 1. Cảm lạnh và ho; 2. Khó tiêu hoá, đau dạ dày; 3. Đau thoát vị. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi trộn với rượu đắp trị đòn ngã tổn thương. Khi bị phát cước, tê cứng vì sương giá, dùng lá nấu nước và rửa phần đau.

Bưởi chùm

Bưởi chùm, Bưởi đắng – Citrus paradisi Macf. (C. grandis (L.) Osb. var. racemosa (Roem) B.C. Stone), thuộc họ Cam – Rutaceae.

Mô tả: Cây cũng có dạng như Bưởi, là một loài lai giữa Bưởi và Cam chua – Citrus aurantium L., phân biệt bởi các nhánh non nhẵn, quả nhỏ hơn (thường 10-14cm) và nhóm thành từng chùm, với vỏ mỏng hơn (5-7mm), múi không lóc, và cơm nhiều hơn, nhưng chua và đắng.

Bộ phận dùng: Dịch quả – Succus fructtus Citri

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á, cũng có nhiều giống trồng, được trồng nhiều ở Hoa Kỳ và Địa trung hải. Ở nước ta, có trồng ở Đà Lạt.

Thành phần hoá học: Quả là nguồn chiết xuất vitamin C và B1; vỏ giầu pectin, naringin. Dầu từ vỏ chứa limonen, sesquiterpen, aldehyl; geraniol, cadinen, citral.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị đắng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương

 

0/50 ratings
Bình luận đóng