BƯỚM BẠC

Tên khác: Bươm bướm, Bứa chùa.
Tên khoa học: Mussaenda pubescens Dryand.; thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.  
Bộ phận dùng: Thân và rễ (Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis).
Phân bố sinh thái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thân cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Công dụng: Dân gian dùng nó làm thuốc giảm đau trị ho, bạch đới, tê thấp. Ở Trung Quốc, Bướm bạc (Ngọc diệp Kim hoa) thường dùng trị: 1. Cảm mạo, sổ mũi, say nắng; 2. Viêm khí quản, sưng amygdal, viêm hầu họng; 3. Viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; 4. Chảy máu tử cung; 5. Rắn cắn; 6. Viêm mủ da.
Liều dùng: 15-30g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
1. Phòng ngừa say nắng: dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm

bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.

3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.

5/51 rating
Bình luận đóng