Khi tuyến nước bọt bị viêm, dưới hai mang tai của người mắc bệnh sẽ bị sưng lên, người sốt cao, chỗ bị viêm gây đau đớn hết sức khó chịu. Trẻ em mắc bệnh từ 5 – 9 tuổi rất nhiều và nhất là vào mùa xuân hay mùa đông. Tuy nhiên bệnh này rất ít xảy ra với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống.
Mục lục
Món 1: CANH TAM NAM – TỂ THÁI
(2 vị đông y)
Nguyên liệu:
- Tam Nẫm từ 4 – 5 miếng
- Tề Thái 300gr
- muối ăn một lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Tam Nẫm rửa sạch cắt đôi, Tể Thái rửa sạch cắt thành đoạn, đổ nước vừa đủ, nấu chín nêm vừa ăn.
Cách ăn: Uống nước canh thay nước, ăn luôn rau.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc.
Món 2: CHÁO BO BO THẠCH CAO
Nguyên liệu:
- Thạch cao sống 30 – 60gr
- hạt bo bo 30 – 45gr
- Sa nhân 5gr
- gạo tẻ 100gr
- đường cát vừa đủ.
Cách chế biến:
Đầu tiên ta bỏ thạch cao vào nồi đất, đổ thêm nước nấu lấy nước, lọc nước thạch cao bỏ tạp chất. Sau đó đem bo bo và gạo tẻ đã vo sạch đổ vào nồi nấu thành cháo, cuối cùng đổ thêm sa nhân vào đun thật sôi rồi bỏ đường vào.
Cách ăn: Dùng để ăn và ăn tối.
Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, xuất mồ hôi, ấm tì vị.
Món 3: DA RẮN TRỨNG GÀ
Nguyên liệu:
- Da rắn 6gr
- trứng gà 2 quả.
Cách chế biến:
Lấy da rắn đã rửa sạch xắt nhuyễn, trứng gà 2 quả đánh chung với da rắn, nêm vừa ăn, chiên chín.
Cách ăn: Mỗi lần ăn liên tục 2 – 3 ngày, chung với các bữa cơm.
Công hiệu: Giảm sốt, giải độc.
Món 4: CHÁO ĐẬU XANH BẠCH THÁI TÂM
Nguyên liệu:
Đậu xanh 100gr
Bạch Thái Tâm 3 cái.
Cách chế biến:
Đậu xanh vo sạch nấu thành cháo, sau đó bỏ Bạch Thái Tâm vào đun sôi thêm 20 phút nữa.
Cách ăn: Mỗi ngày ăn 2 lần, liên tục trong vòng 4 ngày. Rất tốt cho trẻ em bị viêm tuyến nước bọt, vì đây là món dễ nuốt, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc.