Viêm miệng nổi mần mụn nước là một loại bệnh nổi mần mụn nước do siêu vi trùng gây nên. Trẻ sơ sinh phát bệnh này tương đối nhiều, tính truyền nhiễm mạnh, truyền nhiễm qua bọt miệng bay ra, phát bệnh không theo mùa vụ.
Viêm miệng nổi mụn nước
Trẻ sốt cao, thường kéo dài 5 – 7 ngày, niêm mạc vòm miệng xung huyết, niêm mạc phía trước vòm miệng (bao gồm mặt lưỡi, phía trong môi), niêm mạc ở má xuất hiện một số hoặc hàng chục mụn nước to nhỏ như hạt gạo, thậm chí bằng hạt đậu xanh, vùng da ở xung quanh các mụn đỏ ửng, không lâu bị vỡ nứt ra, trở thành vết lở loét bên ngoài không theo một quy tắc nào cả, trên vết loét ấy phủ lớp màu trắng. Trẻ bồn chồn, khó chịu, đau đớn cục bộ, chảy nước dãi, không muốn ăn. Nếu cùng kết hợp bị nhiễm vi khuẩn, thì có thể thấy tuyến hạch dưới miệng phình to ra.
Bệnh này khác với bệnh viêm họng mẩn mụn nước, viêm họng là do virut gây ra, tiết hè thu phát bệnh nhiều, mẩn mụn nước nổi lên ở họng và hàm ếch mềm.
Mụn nước ở môi
Bệnh này tương đối nhẹ, mụn nước có thể thấy ở môi, ở vùng da xung quanh miệng, hoặc chỗ giáp giới giữa da với môi. Bắt đầu cảm thấy ngứa, ửng đỏ và như bị đốt nóng; về sau xuất hiện mụn nước hoặc nhiều hoặc ít, hoặc to hoặc nhỏ như mũi kim, hạt gạo, không lâu sau những mụn nước biến sang đục ngầu, sau đó nứt vỡ ra kết lại với nhau thành vẩy, trong mấy ngày hoặc từ 1 – 2 tuần da vảy bị bong ra, mất đi và không để lại vết sẹo.
Hiện nay, viêm miệng kiểu mụn nước vẫn còn chưa có loại thuốc đặc hiệu, phương pháp thường đang dùng điều trị là:
- Morpholinobi Guanidine: mỗi ngày 1 kg thể trọng 6 – 10mg, chia làm 3 lần uống, nếu cùng bị nhiễm vi khuẩn, còn phải uống thêm loại thuốc kháng sinh.
- Uông Vitamin B, Vitamin B2, Vitamin
- Để giảm nhẹ đau khi ăn, cục bộ có thể bôi cao Dicaine 2% hoặc dung dịch Procaine.
- Cục bộ có thể bôi nước thuốc tím, Aureomycine 5% hoặc là Tetracyline – glycerine.
- Ăn ít mà ăn nhiều bữa, ăn thanh đạm, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.