Định nghĩa
Màng bụng bị viêm cấp
Căn nguyên
THỨ PHÁT: thường là nhiễm hỗn hợp các vi khuẩn hiếu khí (ái khí) và kỵ khí (yếm khí).
- Thủng một tạng rỗng vào trong khoang (ổ) phúc mạc, do đó các mầm bệnh xâm nhập vào khoang này vốn bình thường là hoàn toàn vô khuẩn: thủng dạ dày, tá tràng (biến chứng của loét dạ dày-tá tràng), thủng đại tràng (biến chứng của bệnh túi thừa đại tràng sigma hoặc đại tràng phải, của u ác tính, của tật to đại tràng nhiễm độc). Thủng tử cung (khi làm thủ thuật nạo thai).
- Vỡ một túi mủ: viêm ruột thừa (viêm mủ ruột thừa), viêm túi mật (viêm mủ túi mật), viêm túi thừa, viêm vòi trứng (viêm mủ vòi trứng), hoặc các túi mủ khác trong ổ bụng.
- Tắc ruột: dịch ruột nhiễm khuẩn thấm qua thành ruột đã bị giãn căng mỏng và thiếu cấp máu (thiếu máu cục bộ).
NGUYÊN PHÁT HOẶC TỰ PHÁT: thể hiếm gặp, xảy ra ô trẻ em hoặc người lớn bị xơ gan. Thường do một mầm bệnh duy nhất lan truyền theo đường máu gây ra viêm, thường là phế cầu khuẩn.
Triệu chứng
- Đau bụng tự phát:mới đầu khu trú, sau đó lan ra toàn bụng.
- Đau bụng khi cơ thành bụng giãn đột ngột:ấn các ngón tay lên thành bụng, rồi đột ngột nhấc lên. Trong trường hợp phúc mạc bị kích thích (viêm) thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau mạnh.
- Phản ứng cơ thành bụng hoặc co cứng cơ thành bụng: mới đầu rõ rệt ở vùng cơ quan bị tổn thương gây ra viêm phúc mạc, sau đó lan ra toàn bộ thành bụng và biến bụng bệnh nhân thành kiểu bụng cứng như gỗ,phẳng dẹt, căng thẳng, và cứng rắn.
- Thăm trực tràng bằng ngón tay: túi cùng Douglas bị đau khi đầu ngón tay chạm tới.
- Bệnh nhân hay bị nấcvà nấc thường gây đau.
- Báng nước(cổ chướng): thường • có báng nước có thể là triệu chứng duy nhất trong trường hợp viêm phúc mạc nguyên phát ở bệnh nhân xơ gan, bị sốt,
- Những dấu hiệu toàn thân:sốt, nhịp tim nhanh (mạch nhanh), hạ huyết áp, thiểu niệu (đái ít), có những rối loạn nước-điện giải (xem: tắc ruột).
Xét nghiệm cận lâm sàng: tăng bạch cầu trong máu. Cấy dịch cổ chương (báng nước) để tìm vi khuẩn.
X quang (bụng không chuẩn bị): hình ảnh tích tụ khí dưới vòm hoành (tràn khí phúc mạc) trong trường hợp viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, hoặc chướng khí đường mật trong trường hợp viêm phúc mạc do tắc ruột vì sỏi mật.
Biến chứng
- Apxe trong Ổ phúc mạc.thường hình thành một cách âm ỉ do dùng kháng sinh, có thể là apxe khung chậu nhỏ, hoặc apxe dưới cơ hoành, với sốt, tăng bạch cầu trong máu, đau bụng và liệt ruột (tắc ruột do liệt ruột). Những mầm bệnh gây apxe thường là các chủng kỵ khí (yếm khí), nhất là Bacteroides Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính cho phép xác định chẩn đoán các apxe này.
- Tắc ruột:do các thừng dính hình thành về sau. Nếu bệnh nhân bị nôn, táo bón và chướng hơi thì có thể đó là biểu hiện của tắc ruột do liệt ruột,lúc đó nghe ổ bụng không thấy tiếng động nào.
Chẩn đoán
Dựa vào hỏi bệnh (có những rối loạn tiêu hoá từ trước), hồ sơ bệnh án cũ ngẫu nhiên tìm thấy phim X quang có hình ảnh tổn thương ở bụng, như sỏi mật hoặc ổ loét dạ dày-tá tràng, dựa vào khám thực thể thấy có phản ứng cơ thành bụng, và trong trường hợp thủng tạng rỗng thì thấy hình ảnh X quang của tràn khí phúc mạc (liềm hơi). Cần phải mở ổ bụng thăm dò mới có thể khẳng định được chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt với: tắc ruột, cơn đau quặn gan, cơn đau quặn thận, nhồi máu cơ tim (xác định bằng điện tâm đồ), tổn thương cấp tính ở thuỳ dưới của phổi gây kích thích màng phổi hoành (viêm màng phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi), vỡ vòi trứng (trong chửa ngoài tử cung), xoắn u nang buồng trứng, đau bụng do ngộ độc chì, loạn dưỡng porphyrin, bệnh tabet.
Điều trị
- NỘI KHOA: chủ yếu nhằm chuẩn bị bệnh nhân cho can thiệp ngoại khoa.
+ Hút dạ dày liên tục.
+ Chõng rối loạn nước-điện giải.
+ Thuốc kháng sinh phô rộng trong trường hợp viêm phúc mạc thứ phát. Thuốc kháng sinh đặc hiệu nếu đã xác định được mầm bệnh nhò cấy dịch cổ chướng (báng nước) trong trường hợp viêm phúc mạc nguyên phát.
+ Truyền máu nếu bệnh nhân thiếu máu.
– NGOẠI KHOA: chỉ định mở ổ bụng thăm dò trong bất kỳ trường hợp viêm phúc mạc toàn bộ nào. Biện pháp này cho phép xác định và điều trị nguyên nhân gây viêm phúc mạc, lấy bệnh phẩm đê xét nghiệm vi khuẩn, rửa sạch ổ phúc mạc, đặt ống dẫn lưu nếu thấy cần thiết.
GHI CHÚ: có một nhóm những trường hợp viêm phúc mac man tính bao gồm bệnh lao phúc mạc (sẽ mô tả ở phần dưới), viêm phúc mạc do nhiễm nấm đặc biệt là nhiễm Candida, viêm phúc mạc sau phẫu thuật do bột talc (bột dùng để xoa vào các găng tay của phẫu thuật viên), đôi khi do dị vật để quên không lấy ra (gạc mổ, V..V…), và những trường hợp viêm phúc mạc nhiễm khuẩn mạn tính do thẩm phân phúc mạc, đặt ống thông để lưu, hoặc đặt ống tắt (shunt) vào ổ bụng để điều trị tràn dịch phúc mạc.