1. Định nghĩa:
ỉa chảy kéo dài là trạng thái bệnh xảy ra dai dẳng tái diễn thường xuyên, nguyên nhân phức tạp, hậu quả vừa gây mất nước điện giải, vừa gây nên hội chứng hấp thu kém, đe doạ tính mạng của bệnh nhân.
2. Các nguyên nhân
a. Thiếu men tiêu hóa:
+ Thiếu mật ở ruột non
- Số lượng thiếu: tắc mật, dò ống mật ra ngoài, dò túi mật hoặc ống choledoque vào đại tràng.
- Chất lượng thiếu: thiếu axit mật tạo ra muối mật: cắt đoạn hồi tràng (nơi hấp thu axit mật về gan).
ứ trệ ruột non, vi khuẩn phát triển phá huỷ axit mật gây rối loạn chuyển hoá lipit, rối loạn hấp thu vitamin: A, D, E, K.
Do sử dụng cholestyramin: thuốc làm mất tác dụng của axit mật
Do sử dụng neomyxin kéo dài, nấm bị diệt, vi khuẩn phát triển gây rối loạn chuyển hoá axit mật.
+ Thiếu men tuỵ tạng
- Do nguyên nhân thực thể
Cắt bỏ tuỵ toàn phần hoặc bán toàn phần Viêm tuỵ mạn
Ung thư tuỵ ngoại tiết. Mucuviscidosa (bệnh nhầy nhợt)
- Do rối loạn cơ năng:
Nối dạ dày hỗng tràng, dịch vị không qua được đoạn II tá tràng để kích thích tuỵ tiết dịch.
Hội chứng: Zollinger-Ellison: dịch tuỵ rất toan tính làm mất tính chất kiềm của môi trường tá tràng (môi trường này cần thiết cho hoạt động của men tuỵ).
b. Do ứ trệ lưu thông ruột non
Trạng thái bệnh lý này còn được gọi “H/C ứ đọng quai ruột” do:
- Các quai ruột chột: (anes borgnes: sau nối ruột bên – bên, nối dạ dày – hỗng tràng, thực quản – hỗng tràng).
- Các hẹp ruột non không hoàn toàn: bẩm sinh, sau phẫu thuật, sau quang tuyến trị liệu, biến chứng của bệnh
Các dò ruột non tự phát, biến chứng của bệnh Crohn hoặc do một túi cùng (diverticule) bị thủng.
- Các túi cùng ruột non (diverticule)
Toàn bộ ruột non bị giảm co bóp trong bệnh xơ cứng bì hoặc sau phẫu thuật cắt cả 2 giây phế vị.
Hậu quả của sự ứ trệ ruột non: làm tăng sinh vi khuẩn, phá huỷ axit mật, lipit không chuyển hoá, kém hấp thu, dịch ruột càng ưu trương kéo nước từ niêm mạc ruột gây ra ỉa lỏng. Mặt khác vi khuẩn tăng sinh gây tổn thương teo nhung mao kèm chứng kém hấp thu càng nặng.
c. Do tắc bạch mạch
- Sưng hạch mạc treo hoặc hạch sau phúc mạc do lao hoặc K (di căn)
- U nang giả của thân tuỵ.
- Giãn bạch mạch tự nhiên tiên phát.
Hậu quả của tắc bạch mạch: gây hội chứng kém hấp thu lipit và các sinh tố tan trong mỡ (A, D, E, K). Đồng thời protein máu giảm do hiện tượng xuất tiết nhiều protein, đặc trưng của bệnh đường ruột xuất tiết (enteropathie exdative) này. Tình trạng giảm protein máu gây ra phù nề toàn thân đôi khi gây ra tràn dịch màng phổi màng tim bụng kiểu dịch dưỡng chấp và giảm BC limpho máu.
d. Do bệnh lý thực tổn ở ruột non
- Bệnh Coeliaque
- Bệnh Sprue nhiệt đới.
- Bệnh Crohn .
- Bệnh Whipple
- Bệnh chuỗi nặng alpha
3. Triệu chứng học
- Triệu chứng điện giải mất nước
- Triệu chứng của hội chứng hấp thu kém (xem phần đại cương)
4. Điều trị
Tuỳ theo nguyên nhân:
- Nếu thiếu men tiêu hoá suy tuỵ ngoại tiết, sau cắt dạ dày) dùng enzym tuỵ, pepsin,
- Nếu do thuốc: (neomyxin, cholestyramin …) ngừng thuốc.
- Nếu nhiễm khuẩn (trong quai ruột đến, quai ruột chột, túi thừa) dùng kháng sinh thích hợp kết hợp sinh tố.
- Nếu do điều trị tia xạ bụng lúc mới đầu: ngừng điều trị.
- Thiếu vitamin (B12, A, D, E, K) hay một số chất Fe, Ca… bổ sung bằng tiêm hoặc uống các chất đó.
- Nếu chứng kém hấp thu nguyên phát: chủ yếu điều trị triệu chứng (giảm gamma globulin máu: ăn kiêng gluten, điều trị cocticoid kháng sinh và tiêm gammaglobulin)