ĐẠI CƯƠNG

Điều trị loét dạ dày tá tràng trong vài thập kỉ gần đây có nhiều tiến bộ đáng kể và đã làm đảo lộn chiến lược điều trị cổ điển trước đây chủ yếu là: điều trị ngoại khoa bằng cắt dạ dày loại trừ ổ loét. Chiến lược điều trị hiện nay coi điều trị nội khoa là chính, nếu không khỏi mới phải phẫu thuật cắt dạ dày. Do đó mổ cắt dạ dày điều trị loét đã giảm khá nhiều, tới 80 – 90% so với trước đây, Sở dĩ có những tiến bộ lớn như vậy là nhờ:

  • Phát hiện vi khuẩn Helicobacter pyloricó vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây loét.
  • Hiểu biết mới về cơ chế bài tiết
  • Tìm ra nhiều thuốc mới rất có hiệu quả để làm giảm bài tiết HCl cũng như làm tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

NGUYÊN TẮC CHUNG

  1. Điều trị nội khoa trước (dù ổ loét to, chảy máu…) một cách tích cực, đầy đủ và đúng cách, kiên trì. Nếu không có kết quả mới phải phẫu thuật.
  2. Nếu phải phẫu thuật, nên cắt dây thần kinh phế vị trước, cắt dạ dày sau.

CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT

  1. Các thuốc tác dụng đến thân não

Metoclopramiđ: Primperan viên 10 mg, 3 – 4 v/ngày.

Sulpirid: Dogmatil, viên 50 mg, 3-4 v/ngày.

  1. Các thuốc ức chế bài tiết HCl

  • ức chế cơ quan thụ cảm muscarid

Pyrenzepin, Gastrozepin: Tác dụng mạnh hơn atropin nhưng cũng có những biến chứng như atropin..

Liều lượng, cách dùng: 100-150mg/ngày, chia nhiều lần trong ngày, phải dùng trước khi ăn 30 phút

  • Thuốc chống H2: ức chế cơ quan thụ cảm với histamin của tế bào thành. Thuốc thuộc nhóm này đến nay có tới 5 thế hệ:

Cimetidin, ranitidin, nizatidin, roxatidin và famotidin. Thuốc càng mới càng ít độc hơn mà tác dụng lại mạnh hơn, kéo dài hơn ít tái phát hơn.

  • Cimitidin, (Tagamet): lg/ngày.30 ngày, uống nhiều lần trong ngày, trong đó có 1 lần uống buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc có độc tính với gan và thận do đó phải theo dõi transaminase và Creatinin trong khi dùng. Tỉ lệ tái phát sau 1 năm là 90%-100%
  • Famotidin (Servipep, Pepdin…) viên 20 mg

Liều lượng cách dùng: 40mg/ngày. 4 tuần, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tỉ lệ tái phát ít hơn nhiều so với cimetidin.

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Ưc chế hoạt động của men ATPase do đó K+ không vào trong tế bào được, và H+ không ra ngoài tế bào để tạo nên HCl. Do đó HCl không được hình thành.

Lansoprazol: Lanzor, Ogast: viên 20 mg

Omeprazol: Mopral, Lomac, Losec, Prilosec… viên 20 mg.

Liều lượng, cách dùng:       20 mg/ngày.   4   –    8    tuần.

40 mg/ngày. 2-4 tuần

uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Prostaglandin El, E2: chúng có hai tác dụng:
  • Chống bài tiết HCl.
  • Tăng tiết nhầy và bicarbonat Liều lượng, cách dùng:

Misoprostol (Cytotec, Dimixen) 800 ịig/ngày. 4 tuần.

Enprotil: 70 ng/ngày

Tác dụng phụ: ỉa chảy, chóng mặt, đầy bụng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần dùng thận trọng.

  1. Thuốc trung hoà acid

Trung hoà H+ của HCl, đưa dịch vị lên trên 3 làm cho HCl bị loại bỏ, không còn hoạt động. Các thuốc thuộc nhóm này đều là muối của nhôm và magie: carbonat, phosphat, trisilicat, hydroxyt. Các biệt dược có rất nhiều: Maalox, Gelox, Polysilanegel, Gastrogel, Gâsưopulgite, Phosphalugel…

Liều lượng cách dùng: liều lượng tuỳ theo từng biệt dược, cần uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn 30phút – 1 giờ để duy trì dịch vị luôn luôn trên 3 – 3,5.

Tác dụng phụ: ỉa chảy, sỏi thận, kiềm hoá máu.

  1. Thuốc tạo màng bọc

Gắn với protein hoặc chất nhầy của niêm mạc dạ dày tạo thành màng che chở niêm mạc dạ dày, nhất là che chở cho ổ loét. Có rất nhiều loại thuốc:

Kaolin, Smecta, Gelpolysilan

Actapulgit, Gastropulgit

Bismuth:     Subcitrat bismuth (Trymo)

Tripotasium dicitrat bismuth sucralíat

Liều ỉượng: 480 mg/ngày, chia nhiều lần, uống trước khi ăn.

Thuốc diệt Hélicobacterpylori: Ngoài các thuốc ức chế bơm proton, muối bismuth, có rất nhiều kháng sinh có tác dụng diệt HP, nhưng một số kháng sinh sau đây có tác dụng nhất: Tetracyclin, amoxicillin, claritromycin và metronidazol.

ÁP DỤNG THỰC TẾ

Cần được chẩn đoán ổ loét bằng nội soi hoặc ít nhất bằng X quang. Đánh giá kết quả cũng bằng nội soi hoặc X quang dạ dày.

  1. Điều trị khi ổ loét đang tiến triển

Có thể dùng một trong các loại thuốc chống bài tiết HC1, thuốc chống acid, thuốc tạo màng bọc trên đây với liều tấn công không nhất thiết phải phối hợp 2-3 loại thuốc, mà có thể dùng một loại riêng rẽ, cũng có kết quả. Không nhất thiết phải dùng các thuốc mới nhất, đắt tiền nhất mới có kết quả. Các thuốc chông bài tiết HC1, cũng như các thuốc chông acid thuốc tạo màng bọc có tác dụng liền sẹo gần tương tự nhau, nếu được dùng đúng cách, đầy đủ.

  • Thuốc phối hợp:

Dogmatil, Primperan

  • Thuốc diệt HP.
  • Chc’ độ ăn uống: Không uống rượu, thuốc lá, cà phê tránh các chất kích thích gia vị, hạt tiêu, ớt, dấm…
  1. Khi ổ loét đã lành sẹo

Có người cho rằng không cần điều trị duy trì, khi nào loét tái phát sẽ điều trị lại.

Có người chủ trương phải tiếp tục điều trị duy trì. Có thể đùng: thuốc ức chế thụ thể H2, ức chế bơm proton nhưng liều lượng và cách dùng giảm 1/3 hoặc 1/4 so với liều tấn công. Thuốc tạo màng bọc như,Gasưopulgit, Phosphalugel, Gel de polysilan… cũng với liều lượng giảm bằng 1/3 hoặc 1/4 so với liều tấn công.

Thời gian điều trị duy trì tuỳ theo từng người từ 6 tháng đến vài năm.

  1. Điều trị ổ loét chảy máu

Nên dùng các thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton loại tiêm, trong 2

  • 3 ngày đầu khi máu đang chảy, khi máu đã cầm thì dùng thuốc uống.

loet-da-day-dieu-triloet-da-day-dieu-tri-2

0/50 ratings
Bình luận đóng