BỆNH SỐT VÀNG

Định nghĩa: bệnh truyền nhiễm do một loài arbovirus, bệnh lưu hành và thành dịch ở vùng nhiệt đới, do muỗi truyền; bệnh khởi đầu đột ngột có sốt tiếp theo là viên gan thận xuất huyết.

Căn nguyên: virus gây bệnh sốt vàng (flavivirus) là một arbovirus thuộc nhóm flavivirus, do một loài muỗi truyền.

Dịch tễ học: sau các vụ dịch cuối cùng xảy ra vào những năm 60 thế kỷ XX, mỗi năm số bệnh nhân mắc không quá vài trăm người, tỷ lệ tử vong trung bình là 50%, thấy ở các vùng nhiệt đới ở châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Sốt vàng thành phố hay nông thôn: người là nguồn dự trữ virus và bệnh do Aedes aegypti truyền. Muỗi này có ở các thành phố gần các khu rừng, nơi có lưu hành bệnh sất vàng rừng rậm. Lục địa Mỹ đã không còn bệnh sốt vàng thành phố.

Sốt vàng rừng rậm: nguồn dự trữ virus là các loài động vật, nhất là khỉ. Bệnh do muỗi Aedes và Hemagogus truyền. Sốt vàng rừng rậm lưu hành ở phần lớn châu Phi và châu Mỹ, từ Mehico cho đến Achentina, ở những vùng có rừng (ví dụ lưu vực sống Amazon).

Giải phẫu bệnh: tế bào gan bị hoại tử bắt đầu từ vùng trung tầm tiểu thuỳ, không có tổn thương viêm. Có các thể Councilman (tế bào hoại tử có hình cầu và phân giải chất nhiễm sắc của nhân). Những trường hợp nặng có teo gan vàng cấp. ở thận, các thành phần của ống thận bị thoái hoá trong nhưng cũng không có phản ứng viêm. Niêm mạc dạ dày ruột bị sung huyết và có các ổ xuất huyết.

Triệu chứng

THỜI KỲ ủ BỆNH: từ 3 đến 6 ngày sau khi bị muỗi mang virus đốt.

THỜI KỲ XÂM LẤN (pha có virus trong máu): bắt đầu đột ngột bằng rét run, sất 39-40°C, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn. Da mặt, kết mạc, và lưỡi đỏ (sung huyết mặt hay “sốt đỏ”). Nước mũi có màu đỏ. Bệnh nhân lo âu, vật vã, đôi khi mê sảng. Rất khát nước, lưỡi khô. Nhịp tim nhanh trong thời kỳ này tương ứng với thân nhiệt. Thời kỳ này dài 3-6 ngày.

THỜI KỲ TẠM LUI: không có sốt trong 24-36 giờ.

THỜI KỲ NHIỄM ĐỘC (viêm gan thận): nhiệt độ lại tăng và vượt trên 40°c, mạch tương đối chậm (dấu hiệu Faget); bệnh nhân nằm im chứ không vật vã như thời kỳ trước. Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen, kèm theo hội chứng xuất huyết, ỉa ra máu; sau đó là vàng da tăng dần. Suy thận thể hiện bằng thiểu niệu có albumin niệu và trụ niệu. Thường có các chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu lợi. Bệnh nhân vô cảm và lú lẫn. Từ ngày thứ 7, hoặc các triệu chứng giảm đi và bắt đầu thời kỳ lại sức kéo dài; hoặc là bị chết trước ngày thứ 15 do hôn mê gan, xuất huyết ồ ạt hay truy tuần hoàn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

– Trong 3 ngày đầu mắc bệnh, phân lập virus trong máu (tại các phòng thí nghiệm chuyên khoa).

Phản ứng cố định bổ thể dương tính từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 19.

Protein niệu rất cao, trụ niệu.

Bilirubin huyết cao và bilirubin niệu.

Giảm tiểu cầu, giảm prothrombin máu. Đôi khi có đông máu nội mạch rải rác.

Giảm bạch cầu trong máu vào ngày thứ 5, sau đó tăng bạch cầu cho đến thời kỳ cuối cùng.

Chẩn đoán

Khởi phát đột ngột có sốt cao và sung huyết ở mặt.

Hội chứng xuất huyết (nôn ra máu), vàng da, protein niệu.

Giảm bạch cầu, tăng bilirubin huyết, bilirubin niệu.

Có thời gian ở vùng dịch.

Chẩn đoán phân biệt với: vàng da xuất huyết do xoắn khuẩn. Viêm gan do virus, sốt rét, sốt hồi quy, dengue xuất huyết. Phân bố theo địa dư của các bệnh này khác nhau.

Tiên lượng: tỷ lệ tử vong trong các vụ dịch có thể tới 50%, nhưng chỉ khoảng 5% trong các vùng có lưu hành. Bệnh nhân thường bi tử vong vào khoảng giữa ngày thứ 6 và ngày thứ 9.

Điều trị: không có điều trị đặc hiệu. Truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý và dung dịch glucose. Chế độ ăn giàu carbon hydrat và giàu protein.

Phòng bệnh

Thông báo dịch bắt buộc.

Vaccin chống sốt vàng (xem vaccin này): kháng thể xuất hiện 7-10 ngày sau khi tiêm chủng và tồn tại trong 17 năm hoặc lâu hơn. Bắt buộc phải tiêm chủng khi đến một số nước ở châu Phi và Nam Mỹ.

– Phòng bệnh sất thành phố bao gồm cả việc diệt muỗi và thay cây côì bằng cây tếch châu úc có tác dụng làm giảm số muỗi truyền.

SỐT DO CHUỘT CẮN

Tên khác: sốt xoắn khuẩn, sodoku.

Định nghĩa: bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn truyền qua vết chuột cắn, có sưng tại chỗ, sốt tái phát và nổi ban ngoài da.

Căn nguyên: mầm bệnh là Spirillum minus, còn được gọi là s. morsus muris, là trực khuẩn xoắn, ngắn và rất di động. Gram âm, nhìn thấy rõ dưâi kính siêu hiển vi.

Dịch tễ học: bệnh ở vùng Viễn Đông và thỉnh thoảng gặp ở các khu kém vệ sinh tại các thành phố châu Âu và châu Mỹ. Loài gậm nhấm, nhất là chuột và chuột công lớn là nguồn mang xoắn khuẩn. Bệnh do các con vật này bị nhiễm truyền qua vết cắn. Điều kiện vệ sinh kém và suy giảm miễn dịch làm bệnh dễ phát triển.

Triệu chứng: thời gian ủ bệnh từ 15 ngày đến 2 tháng. Nếu không bị bội nhiễm, vết cắn sẽ liền sẹo sau vài ngày nhưng sau vết lành bên ngoài này sẽ xuất hiện một khối sưng gây ngứa, sưng mạch và hạch bạch huyết tại chỗ. Sốt kéo dài 2-4 ngày, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá và đau nhức cơ. Sau đó toàn thân nổi các mảng đỏ và một nửa số trường hợp có viêm đa khớp. Sau đó sốt giảm rồi 3-7 ngày sau lại sốt lại giống như lần đầu và các dấu hiệu tại chỗ nặng thêm. Có thể xuất hiện các vết dát, vết sẩn xung quanh vết cắn và vết cắn có thể bị loét. Nếu không điều trị, bệnh sẽ tiến triển trong nhiều tháng và có thể sẽ có biến chứng với những triệu chứng màng não, rối loạn tiết niệu và tình trạng toàn thân suy sụp.

Xét nghiệm cận lâm sàng: tìm xoắn khuẩn trong dịch rỉ tiết ở chỗ vết cắn bị loét hay dịch chọc hút từ hạch sau khi nhuộm Giemsa và soi kính siêu hiển vi. Tiêm truyền các dịch trên cho chuột lang và tìm xoắn khuẩn trong máu. Lấy máu trong cơn sốt để cấy. Phản ứng Bordet- Wassermann dương tính. Thường có tăng bạch cầu.

Chẩn đoán phân biệt: sốt do liên cầu khuẩn (xem phần ghi chú), sốt hồi quy, sốt rét, viêm màng não do não mô cầu.

Tiên lượng: nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong vào khoảng 10%.

Điều trị: cứ 12 giờ 1 lần tiêm bắp thịt 500.000 đơn vị procain- benzylpenicillin; hay cứ mỗi 6 tiếng cho uống 0,5 g tetracyclin; dùng thuốc trong 1 tuần.

GHI CHÚ: Sốt do liên cầu khuẩn (nổi ban viêm khớp lưu hành) do một vi khuẩn Gram âm, Streptobacillus moniliformis còn có tên là Streptothrix muris ratis, Haverhillia       multiformis        hay Actinomyces muris. Chuột là nguồn mang mầm bệnh (trong khoang miệng hầu của chuột lành có vi khuẩn). Bệnh không những được truyền qua vết chuột cắn mà còn qua cả sữa bị nhiễm khuẩn do nước mũi, nước  mắt chuột (sốt Haverhill). Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới. Nhiều vụ dịch nhỏ được cho là do ăn sữa không đun. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị giống như sốt do chuột cắn đã trình bày ở trên. Thời gian ủ bệnh ngắn hơn (3 ngày). Sốt và có viêm đa khớp rất đau, viêm họng gây khó nuốt và ngoại ban dạng sởi. Chẩn đoán xác định bằng cấy máu hay cấy dịch ổ khốp hoặc tăng hiệu giá kháng thể trong tuần thứ 2 và thứ 3.

Điều trị: cứ 12 giờ 1 lần tiêm bắp thịt 500.000 đơn vị procain- benzylpenicillin; hay cứ mỗi 6 tiếng cho uống 0,5 g tetracyclin; dùng thuốc trong 1 tuần.

SỐT PAPPATACI

Tên khác: sốt do bướm đêm, sốt ba ngày.

Định nghĩa: bệnh lành tính do một arbovirus được loài bướm đêm truyền và có sốt kiểu cúm.

Căn nguyên: mầm bệnh là một arbovirus (buniyavirus) có nhiều typ tuỳ theo được phân lập ở vùng nào (Napoli, Xixin, Toscan, Candiru, Chagres, Punta Toro …). Người có thể là nguồn mang mầm bệnh. Bệnh được truyền qua vết đốt của loài bướm đêm.

Dịch tễ học: bệnh được thấy ở những vùng có nhiều bướm đêm (Phlebotomus papatasi) ở vùng Địa Trung Hải, ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.

Triệu chứng: sau thời gian ủ bệnh 6 ngày, bệnh khởi phát đột ngột, khó chịu, cơn chuột rút, đau khớp, nhức đầu dữ dội, cảm giác rát bỏng ở mắt. Sốt kéo dài 2-4 ngày. Kết mạc sung huyết (hình tam giác đỏ ở dưới mống mắt hay dấu hiệu Pick), nhãn cầu đau khi bị ấn và có thể có dấu hiệu màng não, nổi ban đỏ ở mặt và ở các phần hở của cổ. Thời gian lại sức dài.

Xét nghiệm cận lâm sàng: phân lập virus và phản ứng cố định bổ thê làm ở các phòng xét nghiệm cận lâm sàng chuyên khoa.

Điều trị: điều trị triệu chứng.

Sốt hống ở dãy núi đá

Tên khác: sốt có chấm xuất huyết, sốt có đốm, sốt xứ Texas.

Định nghĩa: bệnh truyền nhiễm do Rickettsia, bắt đầu bằng sốt đột ngột, tiếp theo là tình trạng giống thương hàn và xuất hiện các chấm xuất huyết.

Căn nguyên: mầm bệnh là Rickettsm rickettsii được truyền sang người qua bọ Dermacentor hay Amblyoma của loài gậm nhấm. Nguồn mang vi khuẩn là sóc và con cu ly; hiếm khi là dê, chó sói và mèo rừng.

Dịch tễ học: bệnh của châu Mỹ. Thấy cả ở Canada, Hoa Kỳ, Mêhicô,

Pânma, Colombia và Braxil (“sốt thương hàn ở Sao Paulo”).

Giải phẫu bệnh: vi khuẩn khu trú trong các tế bào nội mô và trong các sợi cơ trơn của mạch máu. Chúng làm cho lòng mạch bị hẹp lại và tạo thành huyết khối. Ton thương chủ yếu ở các mạch máu nhỏ của da và mô liên kết dưới da, trong tinh hoàn, cơ vân và đôi khi ở não.

Triệu chứng: thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Khởi phát đột ngột bằng các triệu chứng toàn thân nặng: rét run dữ dội, sốt rất cao ngay từ những ngày đầu và trạng thái ly bì. 2-6 ngày sau khi thấy sốt, xuất hiện các chấm xuất huyết tương tự như của bệnh sốt rickettsia phát ban, bắt đầu từ cổ tay và cẳng chân rồi lan ra toàn thân. Khác với sốt rickettsia phát ban, ban nổi cả ở gan bàn tay, gan bàn chân, đầu và đôi khi cả ở niêm mạc miệng. Thường hay có biến chứng thận và thần kinh.

Xét nghiệm cận lâm sàng: phản ứng Weil-Felix dương tính đối với 0X19 và 0X12. Vi ngưng kết đặc hiệu với Rickettsia rickettsii.

Chẩn đoán phân biệt với: sất

rickettsia mooserii, nhiễm não cầu khuẩn, sởi.

Tiên lượng: tỷ lệ tử vong nếu không được điều trị là 20%; nếu được điều trị là 5%.

Điều trị: tetracyclin (cứ 6 giờ một lần uống liều 0,5g) hoặc chloramphenicol (50 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần) cho đến khi thuyên giảm; thường là trong vòng 3-5 ngày.

Phòng bệnh: vaccin có tác dụng làm bệnh đõ nặng nhưng tác dụng bảo vệ là không chắc chắn. Tuy vậy vẫn khuyên những người thường phải tới những vùng có dịch nên tiêm phòng. Diệt bọ.

GHI CHÚ: bệnh sốt do bọ cắn Colorado được gặp ở Hoa Kỳ là do một virus thuộc họ orbivirus do bọ truyền. Tiến triển lành tính và chẩn đoán xác định bằng phân lập virus trong máu và trong dịch não tuỷ.

SỐT Q

Tên khác: “Query fever” (query, từ tiếng Anh, có nghĩa là câu hỏi).

Căn nguyên: mầm bệnh là Coxiella burnetti (Rickettsia burnetti) là bệnh lây của động vật do bọ truyền. Người mắc bệnh do hít phải bụi có mang mầm bệnh và do ăn phải sữa không được khử trùng hay thịt bò nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật mắc bệnh hay do các sản phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, sữa, lông). Các nghề có nguy cơ mắc bệnh là: thú ý, nông dân, người làm việc trong lò mổ. Hiếm gặp trường hợp truyền từ người sang người và trong thực tế, bệnh không lây. Sốt Q là bệnh gây miễn dịch.

Dịch ti học: bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới. Một nửa số trường hợp là không có triệu chứng. Nguồn chứa mầm bệnh là gia súc, chó, dê và nhiều động vật hoang dã, nhất là các động vật gậm nhấm, chim và loài thú có túi ở Australia.

Giải phẫu bệnh: trong phổi, dịch rỉ viêm phế nang chứa tế bào lympho, tương bào và bạch cầu đơn nhân lớn. Mô kẽ bị các tế bào trên thâm nhiễm. Có thể có u hạt trong gan.

Triệu chứng

Ủ BỆNH: khoảng 2-3 tuần.

THỂ CẤP TÍNH

Hội chứng giả cúm: xuất hiện đột ngột, sốt 39-40°C, nhức đầu dữ dội, đau cơ, chán ăn, buồn nôn. Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên rõ hoặc không rõ, gan lách to.

Bệnh phổi có nhiều ổ: các triệu chứng phổi xuất hiện trong khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5. Ho khan, đau ngực, đờm ít. Dấu hiệu khi nghe phổi rất kín đáo và thoáng qua (ran nhe, đôi khi có tiếng cọ màng phổi), X quang thấy có một hay nhiều đám mờ trong phổi.

Tiến triển: sốt lui trong vòng 1-2 tuần nhưng thời kỳ lại sức kéo dài và các hình ảnh trong phổi tồn tại lâu hơn là thời gian lại sức. Đôi khi có nổi ban dát sẩn thoáng qua.

Biến chứng: tim mạch (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim). Thần kinh (viêm não màng não), mắt và gan (viêm gan thể hạt).

THỂ mạn TÍNH: viêm màng- trong tim nhiễm khuẩn, nhất là ở người có van tim nhân tạo, phình động mạch hay nếu bị suy giảm miễn dịch. Tổn thương thận thứ phát với đái máu.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (ngưỡng 1/40): cho phép tính hiệu giá IgG và IgM tồn tại khoảng 6 tháng ở thể cấp.

Phản ứng cố định bổ thể (dương tính từ ngày thứ 10).

Tét ELISA: có ích cho việc theo dõi lượng kháng thể trong thể mạn tính; các kháng thể này chỉ giảm sau 2-3 năm được điều trị.

Chẩn đoán phân biệt: cúm, sốt thương hàn, viêm phổi do virus và sốt vẹt (ngay khi có dấu hiệu phổi).

Tiên lượng: nói chung là tốt, trừ trường hợp có viêm nội tâm mạc hay viêm gan.

Điều trị: tetracyclin (ví dụ doxycyclin) hay chloramphenicol hoặc một fluoroquinolon cho đến khi bệnh giảm (để tránh bị lại). Điều chỉnh mất nước. Nghỉ ngơi dài ngày sau khi bệnh giảm. Nếu bị viêm nội tâm mạc, điều trị được duy trì ít nhất là 3 năm.

Phòng bệnh: khử trùng hoặc đun sôi sữa. Tiêm chủng rất hữu ích với người làm ở phòng xét nghiệm. Khử trùng đờm rãi, nước tiểu, phân, khăn, giường, áo quần bệnh nhân. Tiêm chủng cho gia súc.

SỐT CHIẾN HÀO

Tên khác: sốt Wolhynie, sốt 5 ngày, sốt đau xương chày.

Căn nguyên: mầm bệnh là vi khuẩn Bartonella (Rochalimaea) quintana, thường do rận (Pediculus corporis) truyền, người là nguồn mang vi khuẩn.

Dịch tễ học: các vụ dịch đã xảy ra năm 1915 ở các đội quân đóng ở Wolhynie. Các ổ dịch lưu hành, có liên quan đến chấy rận, đã được thấy ở châu Âu, Mehicô, Ethiopia và Bắc Phi.

Triệu chứng: sau thời gian ủ bệnh 1- 2 tuần, bệnh khởi phát với sốt cao và đau khớp. Sốt lui sau 1-2 ngày rồi lại tăng sau 4-6 ngày và các cơn sất lặp lại. Có thể thấy nổi ban dát sẩn hay kiểu tinh hồng nhiệt, lách to, sưng hạch. Bệnh tự khỏi sau 6-7 tuần.

Xét nghiệm cận lâm sàng: xác

định chẩn đoán bằng vi ngưng kết đặc hiệu, cấy máu (R.quintana mọc trên môi trường agar-máu) và phản ứng cố định bổ thể. Thường có protein niệu.

Tiên lượng: tốt nhưng thời kỳ lại sức kéo dài và có khả năng bị mắc lại.

Điều trị: tetracyclin (0,5 g, 6 giờ một lần theo đường uống).

Phòng bệnh: diệt chấy rận.

0/50 ratings
Bình luận đóng