Bệnh Giun đũa là bệnh đường ruột do Ascaris Lumbricoides rất phổ biến, có tính chất dễ lây lan, bệnh thoáng qua trong giai đoạn xâm nhập (Loeffer), triệu chứng không đặc hiệu trong giai đoạn giun trưởng thành với các hội chứng đường ruột, “Hội chứng giun”, triệu chứng nhiễm độc. Các biến chứng ngoại khoa ít gặp, nhưng cần sự can thiệp khẩn cấp.

KÝ SINH TRÙNG

Ascaris Lumbricoides là một loại giun tròn lớn, màu trắng hồng, con đực dài 20-25cm, đuôi cong, có gai giao hợp. Con cái dài 20-30 cm, đuôi thẳng.

Giun trưởng thành sống ở ruột non, hấp thụ các thức ăn có trong lòng ruột (carbonhydrat, protein…). Giun cái đẻ khoảng 200.000 trứng/ ngày. Trứng theo phân ra ngoài mới chỉ có một đám tế bào phôi. Sau 2-4 tuần ở ngoại cảnh (đất, rau, nước, trong trứng đã có ấu trùng). Khi được nuốt vào ruột non, trứng nở ra ấu trùng; ấu trùng chui vào vách ruột theo máu lên gan, từ đó đến phổi, ấu trùng ở phổi khoảng 1 tuần rồi theo tiểu phế quản, đi lên phế quản và được nuốt xuống thực quản, rồi định vị ở ruột non. Giun trưởng thành sau 1 tháng, nhưng phải thêm 1 tháng nữa mới bắt đầu đẻ trứng.

Giun sống được 12-18 tháng.

DỊCH TỄ

Bệnh giun đũa gặp ở khắp nơi. Trứng giun đũa được thải ra ngoài với số lượng lớn, vỏ trứng dầy và bền vững với nhiều tác nhân lý hoá, trứng giun đũa sống được nhiều tháng cho đến 6 năm ở ngoại cảnh nhất là những nơi sử dụng phân người để bón cây ( ở Việt Nam : miền Bắc 70-80%, miền Nam 18-35%).

Người ta thường nhiễm giun là do ăn rau sống có lẫn trứng hoặc uống nước không đun sôi.

BỆNH SINH

Ấu trùng giun thường không gây thiệt hại gì cho gan. Ở phổi, ấu trùng to hơn, phá vỡ vách huyết quản để vào phế nang và tiểu phế quản gây xuất huyết và viêm phổi. Một số người bị dị ứng với ấu trùng.

Giun trưởng thành trong ruột có thể gây các tổn thương cơ học như làm trầy xước niêm mạc, tắc nghẽn lòng ruột, giun chui lên ống mật chủ, ống tụỵ hoặc xuyên thủng ruột, cũng như bò lên thực quản. Nó có thể tước đoạt thức ăn của ký chủ. Các chất thải ra của giun sống hoặc do xác giun rữa nát có thể ngấm vào máu gây hiện tượng nhiễm độc và dị ứng.

TRIỆU CHỨNG

Giai đoạn ấu trùng

Hội chứng Loeffer: ( Từ ngày 3-4 đến 10-15 sau khi nuốt trứng):

  1. Sốt có thể đến 39-40°C.
  2. Khó thở dạng hen
  3. Tăng bạch cầu toan tính trong máu đến 20-40%.
  4. Đôi khi có nổi mề đay, phù.
  5. quang có hình ảnh thâm nhiễm phổi nhất thời, hình ảnh đó biến mất sau 1 tuần.

Giai đoạn giun trưởng thành: (Từ tuần lễ thứ 3 trở đi).

  • Triệu chứng đường ruột:

Đau mơ hồ quanh rốn.

Có thể ăn chậm tiêu, tiêu chảy.

Xen kẽ táo bón, buồn nôn.

  • Hội chứng giun: Ho, chảy nước bọt, co giật cơ, vẻ mặt buồn bã, sốt nhẹ.
  • Triệu chứng nhiễm độc: (Toxemia)

Khó ngủ, vật vã.

Biểu hiện giống viêm màng não, liệt chi dưới.

Ngứa, phù Quink, nổi mẩn đỏ da. –

  • Biến chứng

Tắc ruột bởi búi giun.

Xoắn ruột.

Lồng ruột.

Thoát vị bẹn.

Giun chui ống mật.

Giun chui ông tuỵ.

Giun gây viêm ruột thừa.

Giun làm thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.

Giun chui ngược lên thực quản, phế quản.

CHẨN ĐOÁN

Giai đoạn ấu trùng: Dựa vào:

Gia tăng bạch cầu toan tính trong máu.

Sự thay đổi nhanh của phim X quang phổi.

Giai đoạn trưởng thành

  • Từ tuần lễ thứ 3 đến thứ 8:

Giun trưởng thành nhưng chưa đẻ trứng, xét nghiệm phân âm. tính, bạch cầu toan tính giảm từ 20-40% xuống dần đến 6-7%.

  • Từ tuần lễ thứ 9 trở đi:Xét nghiệm tìm trứng trong phân rất dễ dàng.

ĐIỀU TRỊ

Giai đoạn ấu trùng: Không có điều trị đặc hiệu.

Giai đoạn trưởng thành

  • Có thể dùng thuốc xổ giun từ tuần lễ thứ 3 trở đi:

Piperazin dưới dạng sirô citrat hay hydrat piperazin 50mg/kg/ ngày trong 5- 7 ngày, hay dạng sebacat piperazin liều 50mg/kg/ ngày trong 2 ngày.

Levamisol 3 mg/kg liều duy nhất.

Pyrantel pamoat 10mg/kg liều duy nhất.

Mebendazol 100 mg X 2 lần/ ngày trong 3 ngày.

Albendazol 400 mg ( người lốn) hay 200 mg (trẻ em) liều duy nhất.

  • Can thiệp ngoại khoa khẩn cấp:

Cho các trường hợp:

Tắc ruột.

Viêm ruột thừa.

Viêm tuỵ cấp.

Vàng da do tắc ống mật chủ.

DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC

Dự phòng

Điều trị hàng loạt để giảm số lượng người mang ký sinh trùng.

Quản lý phân bằng các loại hcí xí hợp tiêu chuẩn vệ sinh, không sử dụng phân tươi để bón cây.

Làm sạch nước uống.

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm.

Chăm sóc bệnh nhân

  • Với các người sổ giun:

Chăm sóc chính là giúp bệnh nhân xổ sạch giun và hạn chế các phản ứng phụ do thuốc, cũng như tránh các trường hợp chống chỉ định thuốc (ví dụ tránh dùng Vemox, Zentel cho phụ nữ có thai…).

  • Với các người cần can thiệp ngoại khoa:

Chăm sóc, điều dưỡng ở đây nằm trong chăm sóc điều dưỡng chung tiền phẫu, hậu phẫu của các bệnh cảnh ngoại khoa ây (tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tuy cấp, tắc ống mật chủ…)

0/50 ratings
Bình luận đóng