I.  ĐẠI CƯƠNG

Răng khôn thường là răng mọc sau cùng trên cung răng ở người trưởng thành. Do là răng mọc sau cùng khi các răng vĩnh viễn khác và xương hàm đã phát triển gần như hoàn chỉnh, không tăng trưởng thêm và có độ cứng cao nên răng thường bị thiếu chổ dẫn đến dễ bị lệch và ngầm trong hoặc dưới xương hàm.

II.  CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng :
  • Bệnh có răng khôn không mọc được, gây đau nhiều lần.
  • Khám trong miệng răng khôn có thể mọc một phần hay chưa mọc.
  • Nướu phủ hồng hay sưng đỏ, có thể có mủ trắng đục thoát ra khi ấn vùng răng khôn.
  • Trường hợp đang sưng viêm có thể có hạch ngoại vi
  • Có thể há miệng đau hay giới hạn

    Răng khôn mọc lệch ngầm dưới xương
    Răng khôn mọc lệch ngầm dưới xương

  1. Cận lâm sàng:
  • Xét nghiệm tiền phẫu, xét nghiệm bệnh nội khoa (nếu cần).
  • X quang: chụp phim quanh chóp hoặc chếch nghiêng hoặc phim toàn cảnh cho thấy hình ảnh răng khôn lệch ngầm dưới xương .
  1. Chẩn đoán phân biệt:

U xương hàm

Nang do răng ngầm U men

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nguyên tắc: PT nhổ răng nguyên nhân
  2. Điều trị:

Trường hợp bệnh đang đau nhức:

  • Cấp toa:

a/  Kháng sinh:  có  thể  chọn  các  nhóm  kháng  sinh  thông  dụng (nhóm  ß-  lactamin  hoặc macrolide).

+ Nhóm Cephalosporins:  500mg x 3 lần uống/ ngày  (tùy tình trạng bệnh mà sử dụng thế hệ I, II, III)

+ Hoặc Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g): 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

+ Hoặc nhóm macrolide: Spiramycine 3 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày. b/ Kháng viêm:

+ Chọn nhóm corticoid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày

+ Hoặc non-corticoid: Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày.

+ Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần / ngày uống hoặc ngậm. c/ Giảm đau:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3 – 4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2 – 3 lần/ ngày (có thể truyền tĩnh mạch).

  • Tái khám: giảm đau, sưng, miệng há
  • Thực hiện cận lâm sàng: xét nghiệm máu, các xét nghiệm kiểm tra bệnh nội khoa ( nếu có )
  • Phẫu thuật răng khôn khi điều kiện nội khoa, lâm sàng và cận lâm sàng cho phép.
  • Chăm sóc hậu phẩu: chườm lạnh sau phẩu thuật, ăn mềm, nguội.
  • Tái khám cắt chỉ sau 1 tuần.

Trường hợp không đau nhức:

  • Thực hiện cận lâm sàng: các kết quả xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường
  • Phẫu thuật răng khôn lệch ngầm dưới xương
  • Cấp toa:
  • Kháng sinh:  có  thể  chọn  các  nhóm  kháng  sinh  thông  dụng  (nhóm  ß-  lactamin  hoặc macrolide)

+ Cephalosporins:  500mg x 3 lần uống/ ngày.

+ Hoặc Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g): 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

+ Hoặc nhóm macrolide: Spiramycine 3 MIU: 1viên x 2-3 lần uống/ ngày.

  • Kháng viêm:

+ Chọn nhóm corticoid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.

+ Hoặc non-corticoid: Diclofenac 75 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống / ngày.

+ Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần / ngày uống hoặc ngậm.

– Giảm đau:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg x 3 – 4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2 – 3 lần/ ngày.

  • Chăm sóc hậu phẩu: chườm lạnh sau phẫu thuật, ăn mềm, nguội.

IV.  XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
  • Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch, mủ.
5/51 rating
Bình luận đóng