Tên khác; bệnh sợ nước
Nội dung
Định nghĩa
Bệnh do virus từ động vật truyền sang người, gây viêm não-tuỷ, gây tử vong.
Căn nguyên
Virus dại (lyssavirus) là một rhabdovirus có trong nước bọt động vật bị dại. Chó bị dại thường hung hãn (vật vã, giãy giụa, sùi bọt mép, rồi bị liệt) hay có các thể “tiềm tàng” (chó vô cảm, tiết nhiều nước bọt). Trong cả hai thể, chó bị chết trong vòng 10-15 ngày. Mèo bao giờ cũng bị thể “hung hãn”. Động vật truyền bệnh từ 3-5 ngày trước khi có triệu chứng xuất hiện cho đến lúc chết. Xác chết vẫn còn khả năng truyền bệnh (cần xử lý cẩn thận).
Dịch tễ học
Từ 1990, số trường hợp bị dại ở các nước châu Âu đã giảm do các chiến dịch cho động vật hoang dã uống thuốc phòng dại.
Bệnh lây truyền do bị động vật bị dại cắn, do nước bọt con vật bị dại tiếp xúc với vết thương có ở da hoặc ở niêm mạc. Bệnh dại ở thành phố là do động vật nuôi không được tiêm phòng (do chó, hiếm hơn là do mèo và các động vật nuôi cảnh). Thể hoang dã có ở miền Nam châu Âu và là thể chủ yếu ở Pháp là do cáo. Bệnh có thể truyền sang động vật nuôi (chó, bò) rồi sang người. Vectơ truyền bệnh ở Đông Âu và ở vùng Bắc cực có thể là chó sói; ở Nam Phi và Caribe là cầy hôi; ở Mỹ Latinh là một số loài dơi. Động vật gậm nhấm, thỏ rất ít khi bị dại. Những nước không có bệnh dại thường là các quốc đảo: Anh, Australia, Nhật bản, Hawaii, Haiti; các nước này chỉ cho nhập động vật sau khi đã cách ly 4-6 tháng.
Tại châu Phi, các virus có họ hàng với virus dại (virus Mokala, Duvenhage) gây bệnh tương tự ở người. Đã có một số trường hợp bị dại truyền qua ghép giác mạc.
Giải phẫu bệnh
Virus dại có tính hướng thần kinh và đi theo các dây thần kinh ngoại biên tối tủy sống và não rồi nhân lên ở đó. Một số tới tuyến nước bọt và ra theo nước bọt.
Trong não có hiện tượng lympho thâm nhiễm xung quanh mạch máu, tế bào não “bị ăn” và có thể nhìn thấy được các thể Negri trong các tế bào thần kinh, ở sừng Ammon, trong tiểu não và ở các hạch.
Triệu chứng
ủ BỆNH: trung bình 1 đến 2 tháng (từ 10 ngày đến nhiều tháng). Nếu bị cắn sâu hay ở gần đầu thì thời gian ủ bệnh ngắn và bệnh tiến triển rất nhanh.
CƠN DẠI: ngứa, kiến bò, loạn cảm, đau ở quanh chỗ bị cắn. Bệnh nhân lo âu, sốt, vật vã. Đôi khi có hoang tưởng và thao cuồng. Thở ngắt quãng, nhiều nước bọt, có những cơn co thắt thanh quản và họng rất đau đón. Chỉ cần nhìn thấy một cốc nước là làm xuất hiện các cơn co thắt (“sợ nước”). Bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện cơn co thắt. Sau giai đoạn có các cơn co đến giai đoạn liệt, có tổn thương hành não và chết sau 2-4 ngày do liệt hô hấp. Giai đoạn có các cơn co (dại “bại liệt”) có thể không có.
Bệnh dại cũng có thể – nhất là ở người đã được tiêm phòng dại- biểu hiện như một hội chứng Guillain- Barré hay liệt lên cao của Landry (dại “yên tĩnh”).
Xét nghiệm cận lâm sàng
Lấy bệnh phẩm ở động vật hay người bị nghi ngờ mắc (nước bọt, dịch não tuỷ, chất tiết ở vết thương). Lấy bệnh phẩm ở não khi mổ tử thi.
Phát hiện kháng nguyên dại bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (cho kết quả sau 2 giờ) hay bằng phương pháp RREID (chẩn đoán nhanh dại bằng miễn dịch enzym, Rapid Rabies Enzyme Immunodiagnosis).
Phân lập virus bàng cách tiêm truyền vào não chuột con hay vào các dòng tế bào sinh nơron của người.
Chẩn đoán
Đã bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị nghi ngờ.
Lo âu, vật vã, mê sảng.
Tiết nhiều nước bọt, co giật, liệt và rối loạn hô hấp.
Xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm não động vật bị nghi ngà.
Chẩn đoán phân biệt với: các bệnh khác được truyền qua vết động vật cắn. Nếu không có thì chẩn đoán phân biệt với uốn ván, viêm màng não, viêm não cấp, liệt sau tiêm vacxin. Có thể có cơn hysteri do sợ hãi sau khi bị động vật cắn làm nhầm lẫn với cơn dại.
Tiên lượng
Bệnh dại đã lên cơn bao giờ cũng gây tử vong. Nếu áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay lập tức sau khi bị động vật dại cắn thì tỷ lệ tử vong trung bình là dưới 1%.
Điều trị
Thuốc an thần như với uôn ván, hô hấp viện trợ. Không có trị liệu chữa khỏi bệnh.
Phòng dại sau khi bị động vật nghi mắc dại cắn: Nếu có thể, tới trung tâm phòng dại hay cơ sở thú y để có lời khuyên và biện pháp hợp lý nhất, tuỳ theo thông tin về dịch tễ học và về tiền sử.
Phòng ngừa dại sau khi bị động vật b| nghi ngờ mắc dại cắn (xem bảng ở dưới)
KHÁM TẠI CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN KHOA: phần lớn các nước có các cơ sở y tế công ở tuyến trung ương hoặc địa phương chuyên trách phòng trừ bệnh dại. Khi bị súc vật cắn hay khi nghi ngờ, bác sĩ cần hỏi ý kiến các trung tâm này để có chỉ dẫn thích hợp nhất dựa trên tiền sử và hoàn cảnh.
LOẠI | KIỂU TIẾP XÚC VỚI ĐỘNG VẬT1 | ĐIỀU TRỊ |
1 | Do tiếp xúc, cho động vật ăn, động vật liếm trên da lành lặn. | Không cẩn nếu tiền sử là đáng tin |
II | Da hở, có vết cắn. Vết cào hay vết xước không chảy máu. Liếm trên phần da bị trầy trợt. | Tiêm vaccln ngay lập tức. Ngừng trị liệu nếu sau 10 ngày theo dõi hay sau khi làm xét nghiệm với các kỹ thuật phù hợp thấy động vật không bị dại 2. |
III | Vết cắn hay vết cào xuyên qua da. Niêm mạc bị nhiễm nước bọt. | Tiêm ngay lập tức gammaglobulin và vaccin dại. Ngừng trị liệu nếu sau 10 ngày theo dõi hay sau khi làm xét nghiệm với các kỹ thuật phù hợp thấy động vật không bị dại3. |
Điều trị tại chỗ: biện pháp bảo vệ có hiệu quả nhất là lau rửa vết thương hay vết cắn bằng xà phòng rồi bôi cồn hoặc dung dịch có iod. Không được khâu kín ngay vết thương; nếu cần thì tiêm ngay các globulin miễn dịch. |
Tiếp xúc với động vật gậm nhấm, thỏ hay thỏ rừng không đòi hỏi phải điều trị đăc hiệu chống dại.
Nếu chó hoặc mèo tỏ ra mạnh khoẻ, ở một vùng (t có nguy cơ bị dại hoặc từ vùng ít bị dại tới và được theo dõi thì có thể bắt đầu trị liệu muộn hơn.
Thời gian theo dõi này không áp dụng cho chó hoặc mèo. Trừ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hay bị đe doạ tuyệt chủng, các động vật nuôi và động vật hoang dại bị nghi ngờ là mắc dại phải được gây mê và xét nghiệm các mô bởi các kỹ thuật labô thích hợp.
ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ: lau rửa vết thương bằng nước xà phòng 20%. Không khâu kín vết thương nếu không thật cần thiết. Bôi tại chỗ một chất sát khuẩn có ammonium bậc 4. Phong bế vaccin dại quanh vết thương và tiêm nhắc lại vaccin chống uốn ván. Nếu vết thương nặng nên dùng thêm penicillin.
THEO DÕI ĐỘNG VẬT BỊ NGHI NGỜ: không giết động vật bị nghi ngờ mà phải nhốt lại và theo dõi. Nếu trong vòng 10 ngày, động vật không có biểu hiện gì thì có thể loại trừ bị dại. Nếu là động vật hoang hay động vật có dấu hiệu nghi ngờ thì phải giết ngay và mang não đi xét nghiệm để tìm kháng thể huỳnh quang chống dại. Kỹ thuật nhanh này thay thế cho xét nghiệm tế bào tìm thể Negri.
MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG (VACCIN) VÀ THỤ ĐỘNG (globulin miễn dịch kháng dại hay nếu thiếu không có thì dùng huyết thanh chống đại): nói chung, kết hợp miễn dịch chủ động với miễn dịch thụ động.
Vaccin phòng dại (xem vaccin này): nên tiêm vào cơ delta, sẽ cho lượng kháng thể nhiều hơn.
Globulin miễn dịch kháng dại: tiêm ngay lập tức một liều 20 đơn vị/kg một nửa liều xung quanh vết cắn; còn một nửa liều thì tiêm vào bắp thịt ở chỗ khác chỗ đã tiêm vaccin (cơ bụng hay cơ mông). Nếu không có thì tiêm huyết thanh chống dại có nguồn gốc động vật (ngựa) với liều 40 đơn vị/kg. Huyết thanh thường gây bệnh huyết thanh và có thể cần phải tiêm theo phương pháp Besredka cho người bị mẫn cảm.
Phòng bệnh: tiêm phòng cho chó, diệt chó hoang. Giảm số lượng cáo (săn bắn và phun hơi vào hang cáo trong vùng có bệnh lưu hành). Tiêm phòng và kiểm soát động vật cảnh nhập (một số nước quy định phải cách ly 4 tháng). Tiêm phòng cho những người có nguy cơ do nghề nghiệp (thú y, kiểm lâm, nhân viên phòng xét nghiệm) và kiểm tra kháng thể sau khi tiêm phòng. Thông báo cho cơ quan y tế nếu thấy có động vật bị nghi ngờ dại.