ĐẠI CƯƠNG

Là bệnh da do các yếu tố nghề nghiệp gây ra. Là bệnh tương đối phổ biến nhất là trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, ở Liên Xô cũ, theo thống kê của DONJOP, bệnh da nghề nghiệp chiếm 50% các bệnh nghề nghiệp, ở CHDC Đức cũ, theo thống kê của WEBER và KI NETT trong 7 năm (1973-1980), bệnh da nghề nghiệp tăng 3,25 lần.

ở Hoa Kỳ, theo thông kê của Sở Lao Động về sự an toàn và sức khỏe công nhân ở nơi có xưởng sản xuất tư nhân (www.osha.govL năm 2000 có 5,7 triệu công nhân bị bệnh da nghề nghiệp và chấn thương nghề nghiệp được báo cáo.

ở Việt Nam, với sự phát triển của công nghiệp hóa chất, bệnh da nghề nghiệp càng tăng.

Bệnh da nghề nghiệp không gây thiệt hại nhiều cho sức khỏe công nhân nhưng ảnh hưởng đên ngày công lao động. Người công nhân phải nghỉ việc, số lượng sản phẩm giảm sút. Nếu tiếp tục đi làm bệnh sẽ nặng khó điều trị, có thể mang bệnh suốt đời.

Thường bệnh xuất hiện sau vài lần tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, nhưng hay xảy ra cho người có tuổi nghề cao, kinh nghiệm nhiều. Nếu người công nhân phải đổi nghề là một thiệt hại to lớn cho bản thân họ và cho cả đơn vị sản xuất. Thường các yếu tố gây bệnh trên phần hở như mặt, cổ tay, chân làm cho bệnh nhân bị mặc cảm. Bệnh da nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Vì vậy cần tích cực phòng bệnh và hạn chế tối đa mức sự phát triển của bệnh đó.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân trực tiếp thường là các yếu tố:

Các chất hóa học.

Các yếu tố vật lý trong đó kể cả các yếu tố cơ học như va chạm, chân thương trên da.

Do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trực tiếp trong môi trường sản xuất.

Thường ở các nước công nghiệp phát triển, bệnh da nghề nghiệp do hóa chất. Thí dụ ở Liên Xô cũ, theo thống kê Antomep, bệnh da nghề nghiệp do hóa chất chiếm tỷ lệ 94,35%, trong khi do các nguyên nhân khác chiếm 5,65%. Nhưng đối với sự phát triển bệnh da tùy từng trường hợp cụ thể nếu chỉ nói các nguyên nhân trực tiếp như đã kể trên, thì chưa đủ. Thí dụ trong cơ sở sản xuất có người bị bệnh nặng có người bị bệnh nhẹ hay không có bệnh.

Trong hai đơn vị sản xuất cùng một sản phẩm, có nơi bệnh phát triển có nơi bệnh không đáng kể. Vì vậy giải thích sinh bệnh học bệnh da nghề nghiệp nhiều khi rất phức tạp và không phải lúc nào cũng tìm được nguyên nhân trừ những trường hợp phỏng trên da do acid hoặc chất kiềm nồng độ cao hoặc loét da do tia xạ.

Sự phát sinh bệnh da nghề nghiệp còn phụ thuộc vào môi trường và bản thân của người bệnh. Nói đến điều kiện do bản thân bệnh nhân hoặc điều kiện cơ địa thì quá phức tạp và nhiều khi khó giải thích.

LÂM SÀNG

Bệnh da nghề nghiệp biểu hiện dưới nhiều hình thức như Viêm da, Chàm, Nhiễm độc dị ứng, Loét da, thương tổn ở lỗ chân lông, ở móng tay, Dày da, Sạm da, Mày đay, Nhiễm khuẩn da, Ung thư da.

Bệnh da nghề nghiệp do hóa chất

Viêm da nghề nghiệp

Là một bệnh ngoài da cấp tính xuất hiện ngay tại chỗ các chất kích thích tác động trên da, không có khuynh hướng lan rộng. Đa số công nhân làm việc trong điều kiện giống nhau đều có thể bị bệnh.

Khi loại bỏ chất kích thích, bệnh giảm nhanh chóng và ít có khả năng tái phát nếu bệnh nhân không trở lại tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp nữa. Biểu hiện bằng phù, đỏ da, nổi các mụn nước lấm tấm, chảy nước vàng, ngứa từng đợt.

Chàm nghề nghiệp

Là một bệnh ngoài da bán cấp có thời gian tái phát mặc dù người công nhân đã loại bỏ không tiếp xúc với các chất kích thích nữa.

Bệnh Chàm chỉ xảy ra ở một số ít công nhân cùng làm việc trong điều kiện giống nhau vì còn tùy thuộc vào yếu tố cơ địa của người bệnh. Chất kích thích trong bệnh hàm đã trở thành chất gây dị ứng nên bệnh có khuynh hướng lan rộng ra khỏi phạm vi tiếp xúc.

Bệnh thường bắt đầu ở phần hở mặt cổ, các chi nơi các chất kích thích tác động trong quá trình lao động rồi lan ra các phần khác. Nếu cứ tiếp tục tiếp xúc với các điều kiện cũ, bệnh càng ngày càng nặng hơn. Tình trạng cảm ứng và quá trình bệnh kéo dài làm thay đổi phản ứng của cơ thể và bệnh nhân trở nên dị ứng đối với nhiều chất khác trong sản xuất.

Bệnh nhiễm độc da dị ứng

ít gặp hơn, bệnh phát ra một cách rầm rộ mặc dù có khi tiếp xúc với rất ít số lượng chất kích thích. Lần đầu thương tổn ngoài da phát ra ở nơi tiếp xúc với chất kích thích về sau lan nhanh ra các vùng khác và toàn bộ cơ thể. Da đỏ toàn thân. Trên nền da đỏ xuất hiện sẩn mụn nước toàn thân, sốt cao, mỏi mệt, phù ngứa khắp người và chảy nước.

Nêu bỏ ngang không tiếp xúc các chất độc nữa thì bệnh không phát nặng và có khả năng lành hắn. Ngược lại nếu cứ tiếp tục làm việc trong điều kiện cũ bệnh nặng dần lên.

Bệnh da nghề nghiệp do tác nhân vật lý

Chấn thương cơ học

Xảy ra ở nhiều ngành nghề khác nhau nhất là công nhân cơ khí. Chấn thương có thể do va chạm, áp lực, xé rách da, xói mòn. Chấn thương lặp đi lặp lại như là đè ép cường độ thấp hoặc va chạm lâu ngày dẫn đến tăng sắc tố, lichen hóa. Những va chạm mạnh hơn đưa tới tăng sừng hoặc thành lập chai da. Mạnh hơn nữa đưa tới thành lập bóng nước lở hoặc loét, hoại tử. u hạt da nghề nghiệp có thể phát sinh do vật thể lạ xuyên qua da.

Nhiệt độ

Phỏng nhiệt: Những người làm việc tiếp xúc với nhiệt, kim loại nóng chảy, hắc ín, than, bếp lửa thường dễ bị phỏng. Những người nấu bếp nhà hàng thường bị phỏng do chiên mỡ. Công nhân làm trong xưởng đúc, nấu chảy quặng, công nhân hàn dễ bị phỏng do mảnh kim loại nóng văng vào người. Phỏng nông để lại sẹo tăng sắc tố hoặc mất sắc tố. Phỏng sâu sau này đưa đến sẹo lồi làm hạn chế cử động.

Phỏng điện: Điện cao thế phá hủy mô nghiêm trọng, tổn thương nhiều cơ lan tỏa đưa đến nguy cơ suy thận. Có thể tử vong do ngưng tim. Điện thế thấp thương tổn nhẹ hơn nhưng ảnh hưởng sâu các mô dọc theo thần kinh, mạch máu.

Hồng ban abigne: Là bệnh da tăng sắc tố hình mạng lưới gây ra do sự tiếp xúc với bức xạ hồng ngoại (nhiệt) lâu ngày, lặp đi lặp lại nhưng chưa đủ để gây phỏng. Công nhân làm việc ở những nguồn nhiệt cao như người đốt lò (tàu thủy), thợ rèn, công nhân thổi thủy tinh, công nhân lò bánh mì… dễ bị tình trạng này. Sau nhiều năm có thể đưa đến ung thư da.

Hội chứng rung

Do dụng cụ máy móc gây ra sự rung động cơ thể làm cho mạch máu co thắt ở ngón tay, cánh tay gọi là “ngón tay trắng” hoặc “ngón tay chết” và “bệnh ngón tay trắng gây ra bởi sự rung động”. Triệu chứng có thể phối hợp với triệu chứng thần kinh cơ và triệu chứng khớp lâu dần đưa đến liệt, yếu sự cầm nắm và trở thành tàn tật không làm việc được.

Bệnh chất tạo keo do nghề nghiệp

Bệnh xơ cứng hệ thống, thay đổi da giống Xơ cứng bì với tiêu xương các ngón tay, xơ hóa tĩnh mạch cửa và gan. Bệnh phổi nhiễm silic xảy ra ở công nhân làm việc trong các hầm mỏ.

Ung thư da nghề nghiệp

Ung thư da không hắc tố bào thường gặp ở người da trắng, dân cư vùng xích đạo, nơi có bức xạ cực tím lớn nhất. Các quốc gia hay bị nhất là úc và Hoa Kỳ. Trong số 1,2 triệu trường hợp Ung thư da không hắc tố bào xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 300.000 là Ung thư biểu mô tế bào gai và 900.000 trường hợp là Ung thư biểu mô tế bào đáy.

Việt Nam là quốc gia ở vùng nhiệt đới, nghề nông, nghề xây dựng, nghề chạy xe và nhiều nghề khác, các công việc lao động ngoài trời còn phổ biến, Ung thư da nghề nghiệp rất hay gặp-

Năm 1775, Percival Pott mô tả Ung thư bìu xảy ra ở thợ quét ống khói. Những loại ung thư khác như Ung thư mạch máu gan ở công nhân tiếp xúc chất Polyvinyl Chloride, Ung thư bàng quang ở công nhân làm ngành nhuộm, Ung thư phổi ở công nhân bị bệnh bụi phổi ami- ant.

Môi trường làm việc, nguyên nhân chính gây Ung thư da là tia cực tím, hương liệu hydro- carbon đa vòng, hắc ín, thạch tín, chân thương, tia xạ.

Tác nhân sinh học

Nhiễm khuẩn da do các tác nhân như:

Nhiễm Liên cầu và Tụ cầu: do làm việc trong môi trường dơ bẩn, bị rách da, môi trường nóng ẩm, tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn (bệnh viện), người bán thịt, chăn nuôi, huấn luyện thú… dễ bị.

Bệnh Than (Anthrax) do nhiễm Bacillus anthracis bởi tiếp xúc với súc vật bị nhiễm.

Lao da và Mycobacteria không điển hình: nhiễm Lao ở phẫu thuật viên, người làm vườn, người giết mổ súc vật.

Brucella: bệnh súc vật truyền sang người, do tiếp xúc với súc vật bệnh hoặc uống phải sữa chưa tiệt dùng.

Tularemia: gây ra do Francisella tularensis.

Viêm quầng: gây ra do Erysipelothrix rhusiopathiae.

Nhiễm siêu vi

Herpes simplex virus: HSV-1 và HSV-2.

Virus gây mụn cóc lây qua vết rách da.

U mềm lây: Xảy ra ở võ sĩ quyền anh, đấu vật, bơi lội, chạy đua.

ORF (Ecthyma contagiosum) gây bởi Parapoxvirus thường xuất hiện ở cừu và dê.

Cục Milker do Paravaccinia virus, nhiễm vào vú bò sau đó gây loét miệng con bê. Có thể truyền sang nông dân nuôi bò sữa, thú y sĩ, gây nổi cục Milker ở tay, màu đỏ, không đau, kèm theo hạch vùng.

Nhiễm vi nấm

Trong quá trình làm việc, người công nhân có thể bị nhiễm các loại vi nấm sau:

Vi nấm Dermatophytes: ở những người làm việc ở nông trại, nuôi súc vật.

Nấm Candida: Do làm việc trong môi trường ẩm ướt, bán cơm, sinh tố.

Sporotrichose: Do Sporothrix schenkii xảy ra ở người làm vườn.

Mycetoma: Xảy ra ở người làm vườn, đi bộ chân không.

Chromoblastomycose: một loại nấm sâu thường xảy ra ở người làm nông nghiệp, trang trại.

Blastomycose: nhiễm đầu tiên ở phổi, lan tỏa ra da ở người làm nông, làm trong rừng, công nhân xây dựng.

Nhiễm ký sinh trùng

Leishmania tropica, Leishmanỉa brasiliensis: Da loét và tổn thương da niêm mạc. Thường xảy ra ở nông thôn. Trung gian truyền bệnh là loại ruồi cát.

Âu trùng của Ancylostoma brasiliensis và Necator americanus gây ra bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da. Những người làm nông, chài lưới, bảo vệ, đi chân đất hay bị.

CHẨN ĐOÁN

Bệnh da nghề nghiệp phần lớn không có những biểu hiện ngoài da đặc điểm cho từng ngành nghề vì vậy khi xác định cần thận trọng và tìm hiểu kỹ một số đặc điểm loại trừ tính chất không phải do nghề nghiệp.

Về thời gian phát bệnh

Nếu xuất hiện trước khi vào làm việc tại một cơ sở sản xuất nào đó thì bệnh ngoài da của người công nhân không phải là bệnh da nghề nghiệp. Nhưng cần chú ý người công nhân có thể bị một bệnh da cũ và trong quá trình sản xuất lại mắc thêm một bệnh da mới do nghề nghiệp.

Vấn đề đặt ra là sau một thời gian làm việc bao nhiêu lâu bệnh da nghề nghiệp mới phát ra. Trong thực tế khó mà trả lời một cách dứt khoát.

Tính chất khu trú của thương tổn

Các thương tổn ngoài da do bệnh da nghề nghiệp gây nên thường khu trú tại chỗ da tiếp xúc chất kích thích nhất là phần hở như mặt, cổ, bàn tay, bàn chân. Cũng có một số bệnh phát ra ở phần kín của cơ thể: bệnh Mày đay nghề nghiệp. Ngay cả những trường hợp bệnh phát ra ở phần hở cũng phải loại bỏ những yếu tố kích thích không phải do nghề nghiệp.

Tính chất tiến triển của thương tổn

Đặc điểm của đa số bệnh da nghề nghiệp là bệnh giảm có khi lành hẳn khi ngừng tiếp xúc với các chất kích thích. Khi bắt đầu đi làm việc lại tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp cũ bệnh lại tái phát và tăng lên. Để xác định bệnh da nghề nghiệp cần tiến hành xét nghiệm và thăm dò chức năng trong bệnh da nghề nghiệp:

Công nhân tiếp xúc với hóa chất: định lượng hóa chất trong máu, trong nước tiểu.

Dùng ánh sáng Wood soi trên da: nếu có ứ đọng các chất hắc in, than đá thì các chất đó phát sáng huỳnh quang lên.

Làm phản ứng kết hợp bổ thể huyết thanh bệnh nhân + chất nghi ngờ gây bệnh.

Sản sinh số lượng bạch cầu ái kiềm trong bọng nước. Bạch cầu ái kiềm tăng cao ở chất gây dị ứng hơn do chất kích thích.

Đo pH da: Tính chất của hóa chất tiếp xúc là kiềm hay toan, pH da phụ thuộc vào ion H+ và OH~ (pH da người lớn bình thường 4,9-5,9). Nghiên cứu pH da là nghiên cứu khả năng trung hòa của thượng bì đối với acid và kiềm. Tìm hiểu pH da giúp cho chẩn đoán sớm và đề ra những biện pháp phòng bệnh đối với các bệnh da nghề nghiệp.

Trắc nghiệm phản ứng thượng bì của JADASSHON.

Thường lựa vùng da dễ khảo sát (thí dụ: lưng) và chia ra 3 phần đều nhau. Lau chùi da bằng ether cho sạch, lấy chất nghi ngờ gây bệnh pha với dung môi (dầu, nước cất, acetone, lanolin, vaselin, nưổc muối sinh lý) với nồng độ tùy theo chất, nếu dị nguyên ở dạng rắn được tán nhỏ giống như bột mịn rồi cho áp lên da.

Phần 1: Đắp trực tiếp chất ấy lên da để biết cảm ứng ở phần nông nhất của thượng bì.

Phần 2: Lấy giấy nhám chà lên da rồi đắp thuốc lên để biết phản ứng dưới sâu của thượng bì.

Phần 3: Lấy ngòi viết trồng trái gạch nhẹ lên da và đắp thuốc lên để trắc nghiệm cảm ứng của trung bì.

Xong lấy băng băng lại. Sau 48 giờ đọc kết quả (trường hợp phản ứng muộn sau 48-72 giờ). Lau sạch băng dính và thuốc, chờ vài giờ có các mức độ:

. Ngứa, dát đỏ (+).

. Ngứa đỏ, sẩn phù: (++).

. Ngứa đỏ, sẩn phù, mụn nước: (+++).

. Ngứa đỏ, sẩn phù, bóng nước: (++++).

Chẩn đoán trường hợp (+) giả do đậm độ thuốc, da nhăn nhúm đi và tróc (dùng chất kích thích ăn da), vảy, viêm nang lông và loét ra.

PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ PHÒNG BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP

Nhằm mục đích nâng cao đời sống và bảo vệ sức khỏe công nhân, ngành y tế có nhiệm vụ lập phương hướng tổ chức và phòng ngừa bệnh da nghề nghiệp, nâng cao trình độ hiểu biết của công nhân và nhân dân, trình độ khoa học kỹ thuật.

Nguyên tắc chung về phòng chống bệnh da nghề nghiệp gồm các điểm sau:

  1. Khi tuyển công nhân vào làm việc tại bất cứ cơ sở sản xuất nào phải tổ chức khám sức khỏe, đặc biệt những người có tiền sử bệnh dị ứng như Hen suyễn, Mày đay thì không nên chọn vào làm việc nơi có chất độc hại hoặc lao động quá nặng nhọc. Những người bị bệnh da khác như trứng cá thì không nên chọn vào làm việc tiếp xúc với các chất dầu, mỡ.
  2. Trong quá trình làm việc tùy theo ngành nghề cần bố trí kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng đến một năm một lần nhằm phát hiện kịp thời các bệnh da nói chung và bệnh da nghề nghiệp để đặt kế hoạch điều trị và phòng bệnh.
  3. Có kỹ thuật nhằm làm giảm tiếp xúc với các chất gây tác hại trên da. Điều kiện tốt nhất là cơ giới hóa dây chuyền sản xuất để các bụi hóa chất, bụi kim khí, hơi dầu, hơi than không tỏa ra ngoài. Khi áp dụng một hóa chất mới vào sản xuất cần nắm được tính chất gây độc hại, gây kích thích và dị ứng đối với da.
  4. Tăng cường các biện pháp vệ sinh lao động, cần nghiên cứu ngay từ khi thiết kế các cơ sở sản xuất, bảo đảm cơ sở thoáng khí, có đủ nước cho công nhân tắm rửa sau giờ làm việc, đủ quần áo và phương tiện bảo hộ lao động như găng tay, kính đeo mắt, tablier. Định kỳ kiểm tra hơi độc, bụi khói trong môi trường sản xuất để có kế họach thông hơi thông gió. Giáo dục công nhân ý thức vệ sinh tốt, thực hiện đúng nội qui an toàn lao động.
  5. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ da đề phòng các bệnh da nghề nghiệp. Các loại thuốc bảo vệ da cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Không kích thích và không gây dị ứng đôi với da, bảo vệ da đối với các yếu tố nghề nghiệp nhất là hóa chất, dễ rửa không ngăn cản các thao tác lao động, giữ được trên da trong suốt quá trình lao động mỗi ngày.

Không làm hỏng dụng cụ và sản phẩm, để lâu không thay đổi tính chất, rẻ tiền và dễ tìm, pH của thuốc bảo vệ da khoảng 5,5-6,5 gần giống pH bình thường của da.

Hiện nay, tại các xí nghiệp có thể dùng các loại thuốc bảo vệ da sau đây:

+ Thuốc bảo vệ da dị ứng các chất dầu mỡ: Kaolin 20g, Lanolin 20g, Savon 70% 20g, nước 40ml.

+ Thuốc bảo vệ da với dung dịch Acide kiềm: Acid Boric 5g, Oxyde kẽm 5g, Bột Talc 15g, dầu phụng 7,5g.

+ Trong quá trình lao động do tác dụng của các chất kích thích nhất là các hóa chất, da có thê bị khô, giảm bớt tính tiết bã. Nên dùng các loại thuốc như hồ Brocq: Oxyd kẽm 30g, Lanolin 30g, Vaselin 40g.

+ Thuốc chống nắng (Spectraban cream, Sunplay) dùng cho những công nhân làm việc ngoài trời.

BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP SẮP XẾP THEO NGÀNH NGHỀ

Bệnh da nông nghiệp

Viêm da do vĩ ấu trùng sán vịt

Bệnh phát triển vào mùa cây hay mùa gặt hái. Nguyên nhân gây bệnh là một loại ấu trùng của sán vịt hình thoi có đuôi đơn hay đuôi kép. Loại ấu trùng này sống ở cơ thể ốc. Vịt bơi lội trong các ruộng nước mò ăn nên có thời gian ấu trùng sống ký sinh trong ruột vịt rồi sẽ theo phân ra ngoài bám vào da để gây bệnh.

Thương tổn căn bản tại chỗ ấu trùng bám vào da là những vết sẩn đỏ, mới đầu phù, đến ngày 2-3 màu đỏ sẫm giảm dần và tại chỗ nổi sẩn phát ra một mụn nước kích thước bằng đầu kim, trong vòng 5 ngày nếu không bị tái nhiễm các sẩn mụn nước lặn đi da trở lại bình thường.

Vị trí ở các bộ phận ngâm dưới nước.

Ngứa là triệu chứng sớm nhất vài giờ hoặc nửa ngày sau khi xuống nước làm việc. Đến lúc mặt trời lên cao càng nóng, ngứa càng tăng dữ dội.

Bệnh sẩn ngứa do côn trùng

Bệnh phát triển ở công nhân ngành nông nghiệp phải làm việc ở vùng rừng núi. Bọ chét sống trên súc vật như chó, mèo, chuột, gà để hút máu, bọ chét nhảy ra đốt người vào lúc sáng sớm hay chập tối. Ớ nhà sàn miền rừng núi, chuồng súc vật ở gần nhà, bọ chét có thê từ chuồng súc vật đến ẩn núp trong quần áo chăn chiếu. Trong rừng có thể thây bọ chét trong các hốc cây nhỏ đất trũng và ẩm.

Ruồi vàng: gặp nhiều ở các vùng rừng núi rậm rạp ẩm ướt hoặc ký sinh ở giống trừu con, ngựa. Có điểm lông màu vàng, hút máu người buổi sáng và tối. Cũng như bọ chét đốt người gây sẩn đỏ. Ớ giữa các nốt sẩn có điểm như chấm kim rướm nước hoặc rướm máu.

Ngay sau khi bị bọ chét hay ruồi vàng đốt cần nặn máu, bôi cồn-iode 1%, có thể dùng dầu cù là, lá ngải cứu hoặc lá trầu, chà xát lên chỗ sẩn làm đỡ ngứa.

Phòng bệnh: Phun thuốc DDT, dời chuồng súc vật ra xa, phơi chăn chiếu, mặc quần áo dài.

Bệnh da do hóa chất sử dụng trong nông nghiệp

Khi dùng phân hóa học (Super photphate) hơi phân bay lên mặt làm viêm bờ mi, viêm kết mạc, da mặt đỏ có mụn nước chảy nước vàng rất ngứa.

Vôi, nitrat bón ruộng: Khi tiếp xúc xuất hiện các sẩn màu vàng da cam quanh các nang lồng và các sẩn tồn tại rất lâu kể cả sau khi ngừng tiếp xúc với vôi.

Các loại thuốc trừ sâu cũng có thể gây viêm da, nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân, nứt da, chảy nước vàng, toàn trạng sốt cao, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển nặng dần và có thể gây tử vong.

Bệnh da nhiễm khuẩn ở những người làm công tác chăn nuôi

Bệnh sốt phát mụn

ở những người chăn nuôi súc vật, bệnh lây do tiếp xúc với súc vật ốm, hoặc uống sữa bò, sữa dê chưa đun sôi.

Triệu chứng: sốt, mệt mỏi, mụn nước ở niêm mạc miệng, rìa móng tay.

Điều trị: Kháng sinh.

Phòng ngừa: Nuôi riêng súc vật ốm.

Bệnh nổi cục

ở những người vắt sữa súc vật. Thương tổn căn bản là những cục hình bán cầu không đều đặn to bằng đầu ngón tay. Số lượng đến vài chục cục màu đỏ sẫm. Vị trí ở mu bàn tay, ngón cái và ngón trỏ là những ngón trực tiếp dùng để vắt sữa. Có thể kèm theo mụn mủ, phù tại chỗ. Viêm mạch bạch huyết.

Điều trị: Kháng sinh, rửa thuốc sát khuẩn.

Bệnh Vaccin

Do một loại siêu vi khuẩn truyền từ súc vật bị bệnh đậu sang người. Bệnh phát thành những mụn mủ bằng hạt đậu lõm ở giữa. Thường mọc ở ngón tay, bàn tay và cẳng tay.

Bệnh Lao da

Thường bị lây từ những bò bị Lao sang người. Bệnh thường phát ở mu bàn tay bắt đầu là những nốt cứng có mủ về sau phát thành một đốm sùi nứt nẻ trên da màu nâu xám. Ớ chung quanh có một quầng viêm màu đỏ tím. Ân trên thương tổn sẽ thấy mủ vọt ra. Bệnh chỉ khu trú tại chỗ nhưng cũng có trường hợp vi khuẩn Lao từ da theo đường bạch huyết lan vào các phủ tạng.

Điều trị Lao da phải tích cực và kiên trì bằng phác đồ điều trị đa hóa.

Phòng bênh: Sau khi săn sóc súc vật, rửa tay kỹ bằng xà phòng bôi thuốc sát khuẩn vào các chỗ xây xát da để phòng bệnh.

Bệnh da công nghiệp

Ngành hóa chất

  • Những hóa chất gây kích thích da

Ammoniac gây phỏng da, loét các móng tay.

Arsenic gây Chàm, loét dai dẳng, bọng nước, ngứa bìu do lúc đi tiểu tay còn dính hóa chất. Trường hợp này có thể bị dày da, đỏ da lòng bàn tay, chân, viêm các dây thần kinh, Ung thư da.

Acid Fluorhydric làm viêm chân lông, rụng móng, nung mủ, sạm da. Hay thấy ở công nhân thủy tinh, tráng men, thợ nhuộm.

Acid Nitric làm vàng lông móng tóc gây chàm.

Acid Chlorhydrie làm phồng giộp da.

Acid Sulfuric làm da nhăn mất màu có khi gây loét da:

+ Kích thích hô hấp, niêm mạc mũi họng.

+ Gây chàm vùng da hở.

Brome làm đỏ da, ngứa, chàm, trứng cá, có khi loét da.

Carbonate de Sodium gây sẩn, giữa có vảy đen.

Chlor gây Viêm nang lông, thương tổn có thể xuất hiện ở mặt, tay, da đầu, cổ, lưng, ngực, da bìu. Hay gặp ở công nhân sản xuất Chlor: Acid Chlorhydrie, bột màu, công nhân tẩy giấy, tẩy vải. Chlorure Sodium làm phù mi mắt, loét đầu ngón tay. Bệnh hay xuất hiện ở công nhân làm muối, nước mắm.

Cyanure ăn da mạnh gây loét da, Trứng cá mũi đỏ, Chàm, thường xuất hiện ở công nhân làm đồ mỹ nghệ, vàng bạc, hàn kim loại, rửa hình, khắc dấu.

Fluorcyanure Potassium gây đỏ lông tóc.

Formol dùng để chế cồn, cao su, chất dẻo, thuộc da. Hơi Formol làm chảy nước mũi, viêm họng, viêm phế quản. Dung dịch Formol làm giảm tiết mồ hôi, da khô, Mày đay, Chàm loét. Thương tổn khu trú ở vùng da hở có khi lan khắp người.

Hydrocarbure làm đỏ da, ngứa, mụn nước, trứng cá, kén bã, hạt dầu, sạm da, dày da. Hay gặp ở công nhân chưng cất than, sản xuất hắc ín.

Lưu huỳnh dùng để chế thuốc súng, diêm, chất dẻo, thuốc tẩy, len vải, thuốc trừ sâu. Lưu huỳnh kích thích da, niêm mạc hô hấp và mắt.

Sulfate sắt, Sulfate nhôm có thể ăn da.

Oxyd Carbone: Nhiễm độc nặng có thể bị tử vong. Nhiễm độc ít da sẽ tím nổi bọng nước bong vảy có khi loét da toàn thân, mệt mỏi, nhức đầu, thiếu máu.

Phenol dùng để tái sinh cao su gây đỏ da, sạm da, chàm, có khi hoại tử đầu ngón tay, tê tay.

Trisulfure phosphoric gây nhiễm độc da mạn tính, hoại tử hàm dưới, viêm da, viêm niêm mạc mũi, mắt, họng.

  • Phòng bệnh do hóa chất

Trang bị lá chắn, thông hơi, thông gió.

Công nhân phải mặc áo kín, đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang.

Rửa tay, ngâm trong các dung dịch giảm độc trung hòa acid-kiềm.

Thuốc bôi bảo vệ da sau đây:

+ Chống Hydrocarbure có lẫn Chlor như Chloroform, Chlorure ethylen, Trichlor-ethylen; có thể dùng công thức: Brome 10g, hàn the 2g, nước 88g.

+ Chống dầu mỡ hắc in: Lanolin 70g, dầu thầu dầu 30g.

+ Chống các loại acid: Carbonate Magnesium 5g. Bột Talc 5g, Savon 30g, Lanolin 30g, dầu thầu dầu 30g.

Ngành dệt

Công nhân ngành dệt có thể bị sạm da do thuốc nhuộm, nguyên liệu dệt như sợi, len, tơ. Dầu mỡ gây mụn mủ nang lông, bệnh hạt dầu.

Ngừa: Mặc quần áo kín và dày để dầu mỡ khó thấm qua mình, sau khi làm việc phải rửa tay bằng xà phòng.

Thuốc nhuộm hay gây bệnh da nhất là nhóm Aniline và Diphenyl aniline. Bệnh thường biểu hiện thể cấp. Mặt và tay sưng phù, mụn nước chi chít, nước chảy liên tục và ngứa.

Nguyên liệu như bông ít khi gây bệnh, len có thể gây bệnh vì có Arsenic, Bichromate, thuốc nhuộm.

Phòng bệnh: Tương tự phòng bệnh do hóa chất.

Ngành xây dựng

Công nhân ngành xây dựng kiến trúc hay bị bệnh da do tiếp xúc với vôi và xi măng. Vôi sống kích thích da niêm mạc hơn là vôi tôi, làm đỏ da chảy nước bong vảy có khi hăm kẽ, móng tay biến dạng, đỏ da toàn thân.

Phòng bênh: Thoa Vaselin lên mặt lên tay. Rửa tay bằng Acid Chlorhydrie 1 % để biến vôi thành Chlorure Calcium.

Xi măng bột ít ăn da nên công nhân làm ở nhà máy xi măng không bị bệnh da. Trái lại xi măng trộn nước hay làm bong vảy da nứt nẻ, có khi bội nhiễm làm mủ đau đớn ngứa ngáy.

Những người có thể tạng dị ứng hay bị chàm. Công nhân quét dọn có thể bị viêm da do các chất màu trong sơn như Chì, Đồng, Arsenic, Cobalt hay do tiếp xúc dầu pha sơn: dầu thông, dầu cá, có thể gây bệnh hạt dầu.

Phòng bênh: đi giày mang vớ kín, không nên rửa da bằng xà phòng vì xà phòng làm khô da thêm. Sau giờ làm việc rửa kẽ móng tay để phòng viêm móng.

Nếu da nứt nẻ có thể bôi mỡ trộn dầu lạc hoặc bôi mỡ trộn oxyde kẽm 10%.

Ngành dầu mỏ

Dầu lửa, dầu mazout làm sạm da, bàn tay căng, nổi hột xám: Da dày có khi nổi gai xù xì. Ánh sáng làm bệnh nặng thêm.

Những chất lấy từ dầu mỏ như Ether, Essence, Benzène, Paraffine, cũng có thể gây ra bệnh viêm da.

Essence kích thích nhẹ làm mất chất bã bảo vệ da gây nứt da, chàm tiếp xúc có khi lan khắp người.

Dầu máy bám vào nang lông gây bệnh hạt dầu.

Trứng cá: Những công nhân tiếp xúc Paraffin hay bị mụn, sạm da, mụn nước, dày sừng, Ung thư da.

Phòng bênh: Không tuyển những công nhân mắc bệnh da như trứng cá, sạm da. Sau giờ làm việc rửa tay bằng xà phòng, không nên rửa tay bằng essence. Sau khi lau tay bôi 1 hỗn hợp gồm có lanolin trộn với dầu lạc tỷ lệ gần bằng nhau.

Ngành thủy tinh

Công nhân xưởng thủy tinh có thể bị sạm da do đứng gần lò nóng 2.600°c hay bị thủy tinh nóng bắn vào da. Bàn tay có thể bị nứt nẻ, đen do cầm ống thổi vừa nặng vừa nóng. Những hóa chất để làm thủy tinh như chì, muối chì, muối bạc, nhôm, Antimoin, Thallium, Acid Chlorhydrie, Acid Fluorhydric, Acid Chromic có thể kích thích da.

Phòng bênh: Dùng ống thổi có miệng tháo rời hay ống thổi riêng để khỏi lây lan bệnh truyền nhiễm. Đi giày để phòng bị phỏng.

Ngành than

Bệnh sạm da: gặp ở công nhân tiếp xúc với nhựa than. Nhựa than là chất còn lại sau khi đốt hắc ín lâu quá 360°c.

Bệnh bắt đầu bằng dát nhỏ ở mặt và cẳng tay kèm theo ngứa. Sau đó ở trán và 2 bên thái dương xuất hiện sạm da màu thâm tím, sạm xung quanh hố mắt như đeo kính râm. Ớ cẳng tay, ngang thắt lưng và đùi cũng thâm lại, có thể dày sừng ở lỗ chân lông, còn có thể thấy dày sừng ở lòng bàn tay lòng bàn chân.

Bệnh tiến triển qua giai đoạn 2 với tính chất sạm da rõ rệt hơn, da có thể có ứ huyết từng chỗ thấy rõ, dãn mao mạch. Da bong vảy và teo nhẹ.

Đến giai đoạn 3 xuất hiện da thâm hình mạng lưới, da khô và thêm nhăn nheo như da người già. Toàn thân mệt mỏi năng suất lao động càng ngày càng giảm sút, nhức đầu dai dẳng, mất ngủ.

Điều trị: Sinh tố C liều cao 1-1,5g/ngày.

Nâng cao thể trạng, cho nghỉ ngơi và cho chuyển công tác.

Phòng bệnh: Cơ giới hóa dây chuyền sản xuất, tránh làm việc giữa nắng. Kinh nghiệm của một số công nhân, sau khi làm việc rửa mặt bằng nước vo gạo cho mặt đỡ rát.

Công nhân mỏ than còn có thể mắc bệnh nấm kẽ chân do làm việc trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm, bụi, phải thường xuyên đi ủng. Nhẹ thì đỏ và ngứa ở kẽ chân. Nặng hơn thì da kẽ bị bỢn trắng, mủn da, xung quanh có viền vảy có thể có mụn mủ khi có nhiễm khuẩn.

Ngành luyện kim

Rất nhiều kim loại có thể gây bệnh da như kim loại nguyên chất ít tác động trên da. Trái lại kim loại hỗn hợp hay kích thích da.

Antimoỉn: (dùng làm khuôn chữ in) thường gây ngứa, nổi bọng nước giống như thủy đậu khu trú ở chi, ngực, bộ phận sinh dục, có khi bội nhiễm rồi loét. Thường kèm theo viêm da thanh quản, thiếu máu, nhức đầu. Chlorure d’antimoine làm nổi dát đỏ, lâu ngày làm dày da, loét.

Bạc: Công nhân tráng gương, làm thủy tinh, rửa ảnh, làm đồ dùng bằng bạc có thể bị sạm da mặt, sạm quanh hố mắt, lâu ngày thường tỏa lan khắp người kể cả da đầu, móng tay, móng chân, màng kết mạc. Công nhân mài đánh bóng đồ bạc có thể bị mảnh vụn bám vào da gây nên những vết xám.

Chì: Nhiễm Sulfure chì gây những vết xám xanh ở lợi phía trong má.

Đồng: Kích thích da đôi khi gây chàm, xuất huyết da, sau để lại những vết xanh di chứng ở da và lợi.

Kẽm: Bột oxyd kẽm bám vào nang lông có thể gây mụn nước ở vùng da bị cọ xát, công nhân sử dụng thuốc nhuộm có kẽm hay bị ngứa mặt.

Nhôm: ít gây bệnh da đôi khi làm nổi dát đỏ khắp người.

Thủy ngân: Nhiễm độc thủy ngân thường gây tai biến toàn thân nặng.

Phòng bênh da do tiếp xúc kim loại:

+ Cải tiến trang o ! máy móc, tránh tiếp xúc trực tiếp.

+ Trang bị lá chắn, găng kín.

+ Thuốc giải độc BAL.

+ Bôi thuốc bảo vệ da tránh mảnh vụn kim loại.

Oxyd sắt Oxyd kẽm Bột Talc

Nước

Cồn

Lanolin  40g

+ Chống sạm da bằng mỡ Hydroquinone, Acid Azelaic, Acid Kojic…

Ngành Y Tế

Thường xuyên tiếp xúc với thuốc men và bệnh nhân nên y tá làm nghề này dễ bị bệnh da. Phẫu thuật viên hay bị viêm da do ngâm tay vào thuốc sát khuẩn như dung dịch Iode, Javel, Sublimé. Cán bộ gây mê có thể bị bong da do tiếp xúc Novocain, thuốc mê.

Cán bộ ngành điện quang, vật lý điều trị có thể bị viêm da tay hay loét da do tia cực tím.

Ngành Dược

Cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên, dược sĩ, dược tá đều có thể mắc bệnh da.

Thuốc sát khuẩn như thuốc đỏ, cồn Iode có thể gây chàm, ngứa. DDT thường gây đỏ da nặng. Tetracyline gây bệnh chàm, Sulfamide gây ngứa tay nổi mụn nước. Vitamin Bl, B12 gây viêm da móng tay bàn tay.

Phòng bênh: Cán bộ nhân viên phòng điện quang phải được trạng bị áo chì, thường xuyên theo dõi: công thức máu, thử nghiệm hóa chất gây dị ứng bằng thử nghiệm da. Có tiêu chuẩn nghỉ trực cho y tá, dược tá.

Ngành nghệ thuật sân khấu

Hay bị Mụn Trứng cá, Viêm da do hóa trang bằng kem không tinh khiết hay để lâu ngày bị biến chất. Sáp môi có chứa Eosin hay bị đỏ, phù viêm môi.

Thuốc nhuộm tóc đôi khi cũng gây phản ứng làm da đầu ngứa và chảy nước. Thuốc uốn tóc lạnh và thỏi đánh móng tay có thể gây bệnh.

Phòng bệnh: chỉ dùng mỹ phẩm tinh chế đã được kiểm nghiệm. Mỗi diễn viên phải được trang bị phấn sáp riêng, khi dùng xong phải đậy kỹ tránh bụi bặm. Khi điều trị phải nghỉ trình diễn hoặc tránh hóa trang. Nếu bị Sạm da, Trứng cá dai dẳng phải chuyển ngành.

0/50 ratings
Bình luận đóng