NHỊP NHANH XOANG (Sinus Tachycardia)

1. ĐIỆN TÂM ĐỒ

Ở người lớn chẩn đoán nhịp nhanh xoang khi tần số tim ≥ 100 lần/phút, có những trường hợp nhịp nhanh xoang lên đến 180 lần/phút, nút xoang hiếm khi phát quá 200 lần/phút

Phức bộ P QRS T hoàn toàn bình thường
Sóng P đi trước QRS dẫn truyền 1:1
Nhịp nhĩ và thất đều
Tần số P, QRS bằng nhau 100‒180 lần/phút.

2. NGUYÊN NHÂN

‒ Lo lắng
‒ Đau
‒ Giảm oxy khí thở vào (Hypoxia)
‒ Sợ hãi
‒ Tức giận
‒ Gắng sức
‒ Cường giáp
‒ Caffeine
‒ Nicotine
‒ Rượu
‒ Sốt
‒ Thiếu máu
‒ Giảm thể tích
‒ Thuyên tắc phổi
‒ Thiếu máu cơ tim
‒ Hạ huyết áp
‒ Suy tim sung huyết
‒ Do thuốc: Theophyline, Amphetamine
‒ Sốc
‒ Viêm nhiễm
‒ Có thai
‒ Viêm màng ngoài tim cấp.

Ở những bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc (structural heart disease) nhịp nhanh xoang thường làm giảm cung lượng tim, gây đau thắt ngực, tạo thuận lợi rối loạn nhịp tim, giảm lưu lượng mạch vành.
Nhịp nhanh xoang đôi khi gây ra hiện tượng sốc điện nhầm ở những bệnh nhân đã được cấy máy phá rung tự động (AICDs)

3. ĐIỀU TRỊ

Chủ yếu là điều trị nguyên nhân: bù dịch, hạ sốt, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, giảm cafê, điều trị cường giáp, thiếu máu…
Có thể dùng một số thuốc làm giảm tốc độ phát xung của nút xoang [1] như: Propranolol, Verapamil, Digoxin (cho bệnh nhân suy tim), đơn trị liệu hoặc phối hợp các thuốc với nhau tùy từng trường hợp (liều dùng và chống chỉ định xem phần thuốc chống loạn nhịp)
Trong những trường hợp quá nặng nhiều khi phải cắt đốt nút xoang bằng tần số radio hoặc qua phẫu thuật (surgical ablation).

0/50 ratings
Bình luận đóng