Ở Việt Nam, thường gặp trẻ em bị áp xe tiểu não, não ngang và áp xe đại não, áp xe não do tai với tỉ lệ cao trên 50% trong các áp xe não nói chung, gần 20% biến chứng nội sọ.
Nguyên nhân gặp trong giai đoạn hồi viêm xương chũm mãn tính, có bệnh tích côlesteatôm trên 80%.
Gặp trong áp xe tiêu não gây nên.
Vi khuẩn gây bệnh có tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn Friedlander, vi khuẩn yếm khí…
Biểu hiện lâm sàng các áp xe não do tai, diễn biến phức tạp, triệu chứng rất đa dạng, chỉ âm ỉ thường gọi là áp xe câm. Ớ nước ta gặp trong giai đoạn hồi viêm của xương chũm, vẫn gặp các triệu chứng, hội chứng kinh điển, tuy kín đáo, ở giai đoạn khởi phát: thể trạng bệnh nhi mệt mỏi, bơ phờ. Bệnh nhi sốt cao, kéo dài, nhiệt độ 39-40°C, sốt từng đợt, không dứt, nhức đầu từng cơn, có vị trí khu trú nhất định, các thuốc aspirin, Efferalgan…không tác dụng. Giai đoạn này kéo dài một tuần đến vài tháng.
Giai đoạn toàn phát: xuất hiện hội chứng tăng áp lực nội sọ:
Nhức đầu có vị trí nhất định, gặp vùng thái dương, vùng đỉnh, chẩm, trán. Vị trí nhức đầu, có thể tương ứng với ổ áp xe. Nhức đầu từng cơn dữ dội. Trong cơn nhức đầu, có buồn nôn hay nôn.
Bệnh nhi nôn vọt, nôn dễ dàng, no, đói vẫn nôn.
Tinh thần trí tuệ thiếu minh mẫn, trả lời chậm chạp như phải suy nghĩ khó khăn, không muốn tiếp xúc, chưa có tình trạng lẫn, li bì…
Mạch chậm, khoảng 50 lần một phút, không tương ứng với nhiệt độ khi sốt, mạch chậm từng lúc.
Bệnh nhi mờ mắt bên bị bệnh, thường gặp trong áp xe đại não do phù nề gai mắt, giãn đồng tử.
Hội chứng nhiễm khuẩn, bệnh nhi sốt nhẹ, gầy sút nhanh thường gặp trong áp xe tiêu não, da bọc xương, có hiện tượng tiêu cơ. Nhiễm khuân màng não rất rõ.
Hội chứng định khu, xuất hiện liệt nửa người bên đối diện, trong áp xe não. Bệnh nhi co giật tay, chân.
Bệnh nhi bị bán manh cùng bên, mù một mắt, cùng bên với bên tổn thương.
Bệnh nhi bị mất ngôn ngữ, có thể gặp mù lòi( thể Vernicke), nói được, nhưng quên số từ thường dùng rất quen như cái bàn, cái dao, chỉ gọi được là cái ấy hay điếc lòi, nghe được tiếng nói, lại không nhớ nghĩa của một số từ hay mù nhiều chữ, không đọc được, có thể gặp trong mất nói (câm).
Mắt của bệnh nhi rung giật nhãn cầu tự phát.
Bệnh nhi mất phối hợp động tác, động tác quá tầm, rối tầm, mất liên rộng, mất vận động, giảm trương lực cơ, mất thăng bằng.
Giai đoạn cuối cùng ở bệnh nhi trong tình trạng nhiễm khuẩn, suy sụp nặng, gầy gộc, sốt cao, nhiệt độ 40-41 °c, có những cơn co giật hay liệt chi, đi vào hôn mê, ngừng thở, tử vong.
Chọc dò tuỷ sống, cần thận trọng, khi đã có hội chứng tăng áp lực sọ não, tránh biến chứng tụt kẹt.
Nước não tuỷ áp lực tăng cao, albumin tăng cao, tế bào tăng cao, đường giảm.
Chụp động mạch não, tiêm chất cản quang vào động mạch cảnh, khối áp xe đại não làm di lệch vị trí động mạch thân nền khi bơm thuốc cản quang vào động mạch cột sống.
Soi đáy mắt, phát hiện ứ phù gai mắt, mạch gai mắt giãn, ngoằn ngoèo, có thể xuất huyết ở gai mắt. Biến đổi đáy mắt, chỉ gặp trong áp xe đại não.
Vang siêu âm, phát hiện các áp xe não có khối lượng lớn, làm cản trở sự lan truyền cửa sóng siêu âm.
Điện não đồ, có sự thay đổi biên độ của các sóng cơ bản; bêta, alpha và các sóng bất thường.
Điều trị ngoại khoa là lấy ổ mủ trong não, làm giảm áp lực nội sọ, loại bỏ bệnh tích ở xương chũm. Tuỳ theo áp xe nóng hay áp xe lạnh mà tiến hành khác nhau.
Điều trị ngoại khoa nhằm chống nhiễm khuẩn, bằng kháng sinh liều cao phổ rộng, phối hợp các loại kháng sinh.
Chống phù não bằng huyết thanh ngọt ưu trương, hypothiazit, magiê sulfat.
Nâng cao thể trạng cho bệnh nhi ăn nhiều sữa, ăn nhiều dưỡng chất đặc biệt là chất đạm, các loại vitamin, các loại quả cam, chanh, xoài, nhãn, lê, táo, chôm chôm, dưa hấu, na, thanh long.
Phòng tránh là chữa khỏi các bệnh về tai, xương chũm, không để xảy ra bệnh tích côlesteatôm, trong áp xe tiêu não bằng các kháng sinh liều cao, phổ rộng và kết hợp nhiều loại kháng sinh ngay từ đầu…