BÀO CHẾ THUÔC PHIẾN THUỐC

1. Định nghĩa
Thuốc phiến là những thuốc được chế biến từ các dược liệu thảo mộc, động vật hay khoáng chất bằng cách bào hay thái lát thành từng miếng mỏng, có khi để sống hoặc đã chế biến bằng các cách chế khác nhau như: nung, nướng, chưng, thuỷ phi…
Thông thường các thuốc phiến phải được sao tẩm theo yêu cầu điều trị.
Thuốc phiến là dạng trung gian dùng để bốc thuốc thang và để chế các dạng thuốc khác như: bột, viên, rượu, cao….
2. Yêu cầu của bào chế thuốc phiến.
– Phải rửa sạch và chọn lựa đúng bộ phận cần bào chế (đã trình bày ở phần chế biến làm bằng tay).
– Dược liệu dùng để bào chế thuốc phải chọn thứ tốt, to, mập, dễ thái miếng, bào
– Sau khi đã qua giai đoạn chọn lọc, rửa sạch, ngâm, ủ hoặc đồ cho mềm thì đem ra thái, bào. Độ dày của thuốc phiến từ 1 – 2mm. Những thứ nhỏ vụn thì dùng làm thuốc hoàn tán.
– Khi sao tẩm thuốc phiến phải nhẹ nhàng, tránh vỡ nát, hao thuốc.
– Khi bào thái và phơi sấy phải đảm bảo vệ sinh. Nếu cần phơi thì để vào mẹt sạch, chỗ cao, xa nơi đi lại và nơi ô nhiễm.
– Thuốc phiến không nên để lâu, các thứ tẩm sao thì nên dùng đến đâu chế biến đến đó.
– Thuốc phiến cần bảo quản trong thùng, lọ kín, nơi khô ráo; thỉnh thoảng đem phơi lại để tránh ẩm mốc.
3. Các phương pháp phiến dược liệu.
Có ba phương pháp phiến dược liệu cơ bản sau đây:
3.1. Phiến dọc
Là phương pháp làm phiến dọc theo suốt độ dài của dược liệu
Áp dụng: Bạch thược, Bạch cập, Đương qui, Xuyên khung…
Bạch truật dầy 2 – 3 mm, dài 3 – 6 cm.
Cát cánh dày 1 – 3 mm, dài 3 – 6 cm,
    Địa cốt bì  hình trụ dầy 1 – 1,5 cm, dài 3 – 5 cm
Hoài sơn, ,…. .v..v ….
3.2. Phiến vát chéo
Áp dụng: Hầu hết các dược liệu kể cả dược liệu có thể áp dụng phiến dọc:
Ba kích dầy 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm,
Bách bộ dầy 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm
Bạch chỉ dầy 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm
Bạch thược dày từ 1 – 2 mm, dài 3 – 5 cm
Cam thảo dày 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm,
Cát căn dày 2 – 3 mm, đà  3 – 6 cm
Đại hoàng dày  2 – 3 mm, dài 3 – 5 cm
Đan sâm dày 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm
Đảng sâm dày 1 – 3 mm, dài 3 – 5 cm
Hoàng kỳ, Huyền sâm…
Ngọc trúc khô thái vát dài 3 – 5cm, dày 2 – 5 mm. Khô.
Ngũ gia bì sạch, phiến dầy 5mm, dài 3 – 5 cm. Phơi khô.
Ngưu tất sạch, làm mềm, phiến vát dày 1 – 3mm, cắt đoạn 3 – 5 cm
Phòng phong phiến vát dài 3 – 5 cm, dày 1 – 3 mm. Phơi âm can.
    Bố chính sâm phiến vát 5 – 7 cm, dầy 1 – 3mm. Phơi hoặc sấy khô.
Thông thảo phiến vát 3 – 5 mm, hoặc phiến tròn.
Thường sơn sạch, phiến vát dài 3 – 5 cm, dầy 1 – 3mm. Phơi hoặc sấy khô
Tục đoạn phiến vát 3 – 5 cm, dầy 5 – 7mm. Phơi hoặc sấy khô âm can phiến vát 2 – 3 cm, dày 1 – 3 mm. Phơi khô.
Xích thược phiến chéo hoặc dọc, phơi khô .v..v ….
Chú ý: đối với dược liệu có hình trụ thì chiều dài của lát thuốc gấp 4 – 6 lần tiết diện của vị thuốc đó.
3.3. Phiến ngang:
Áp dụng: Cho các dược liệu dáng  tròn (hình cầu) hoặc dược liệu làm thuốc bột.
3.3.1.- Dược liệu củ tròn:
Bán hạ dầy 1 – 3 mm, đường kính 1 – 6 cm
Chỉ thực phiến hình tròn hoặc bán nguyệt, đường kính 2 – 3 cm
Chỉ xác hình sợi, dày 2 – 3 mm, dài 3 – 5 cm.
Địa liền đường kính 2 – 5 cm, dày 1 – 3 mm
3.3.2.- Dược liệu làm bột: Cam thảo,
Cẩu tích dầy 1 -3 mm, dài 3 – 6 cm, …
Núc nác phiến ngang dài 2 – 5 cm, dầy 1 – 3mm. phơi khô. .v..v ….
4. Phân tích lựa chọn phương pháp chế biến.
Bước 1: Phân tích vị thuốc về:
– Tên, xuất xứ nguồn gốc của vị thuốc
– Tính vị qui kinh, tính âm dương

justify;text-indent: 14.2pt">– Công năng chủ trị.

– Thất tình hoà hợp
– Bộ phận dùng, thời gian thu hoạch, màu sắc, hình dáng, đặc điểm vật lý (năng, nhẹ, đặc, xốp…)
– Thành phần hoá học, đặc biệt là độc tính và tác dụng chính của hoạt chất
Bước 2: Tìm hiểu mục đích của việc chế biến vị thuốc đó.
Ví dụ: chế biến nhằm dẫn thuốc vào kinh mới hoặc giảm tính độc hoặc tăng hay giảm tính mãnh liệt, tính ấm, tính ráo, tính âm / dương ….  của vị thuốc.
Bước 3:  Chế biến vị thuốc:
– Nếu vị thuốc có độc tính phải chọn pương pháp làm giảm độc tính.
– Dựa vào mục đích điều trị mà tăng tác dụng qui kinh để tăng tác dụng điều trị của vị thuốc.
– Nếu vị thuốc có tác dụng phụ có hại (như gây kích ứng cơ thể, táo bón, ngứa, ỉa chảy… ) thì phải chế biến để giảm tác dụng phụ đó đi.
– Tạo ra hình dáng, mẫu mã đẹp… dễ bảo quản.

0/50 ratings