HÒE
Tên khoa học: Sophora japonica L.; Họ đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: Nụ hoa (hòe hoa), quả (hòe giác).
– Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn cuống lá, tạp chất là tốt.
– Quả khô, nhăn nheo, đen nâu, chắc, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Hoa có rutosid từ 8% đến 20% (vitamin PP)
Tính vị – quy kinh:
– Hoa: vị đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và đại trường.
– Quả: vị đắng, tính hàn, vào kinh can.
Tác dụng:
– Hoa: Thu liễm, cầm máu, mát huyết, thanh nhiệt.
– Quả: Cũng giống hoa, tính thiên giáng xuống, có thể trụy thai.
Công dụng:
Hoa: xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, xích bạch lỵ (dùng chín); trị đau mắt, cao huyết áp (dùng sống).
Còn dùng làm thuốc nhuộm có màu vàng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g.
Kiêng kỵ: Không có thực hỏa không nên dùng quả.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng hòe hoa nên hái vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Lúc dùng thì sao vàng hoặc sao cháy dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Hoa: dùng sống, phơi khô dùng, lấy thứ nguyên hoa, nhặt bỏ tạp chất sao hơi vàng để pha nước uống.
Bỏ vào nồi đất, đun to lửa, đảo luôn tay cho cháy tồn tính (7/10) để cầm máu.
– Quả: rửa sạch, đổ mềm, phơi khô, khi dùng giã dập (dùng sống)
Rửa sạch để ráo, sao qua,

khi dùng giã đập.

Bảo quản: Dễ bị mốc, cần để nơi khô ráo, thoáng gió.

0/50 ratings
Bình luận đóng