ĐÀO NHÂN
Tên khoa học vị thuốc: Semen perricae
Tên khoa học cây Đào: (Prunus persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Bộ phận dùng: Nhân hạt đào. Nhân hạt đào cũng giống hạnh nhân nhưng rộng và đẹp hơn, thứ nhân vỏ mỏng sắc vàng nâu, nhân trong sắc trắng, có nhiều dầu là tốt.
Thứ vỡ nát, mọt, đen là kém, không dùng. Trung Quốc dùng cây Prunus persica Batsch, cùng họ.
Thành phần hóa học: Nhân chứa tinh dầu, amygdalin, colin và acetylcolin…
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính bình. Vào hai kinh tâm và can.
Tác dụng: phá huyết, trục ứ, nhuận táo.
Chủ trị:
– Dùng sống: trị kinh nguyệt bế tắc sinh vón cục, bụng dưới đầy đau, vấp ngã ứ huyết.
– Dùng chín: đại tiện khó, hoạt huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: không có ứ huyết, đàn bà có thai không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đào nhân hành huyết nên để cả vỏ và đầu nhọn mà dùng sống. Dùng để nhuận táo hoạt huyết, nên tẩm nước nóng, bóc vỏ, để đầu nhọn, sao vàng hoặc sao với cám, hoặc đốt tồn tính, tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đào nhân chê làm hai loại: một loại để nguyên vỏ và đầu nhọn, tẩm rượu, sao qua, khi dùng giã dập; một loại tẩm nước nóng bóc vỏ, bỏ đầu nhọn sao qua, khi bốc thuốc giã dập.
Có trường hợp tùy theo đơn, có khử dầu (giã dập, bọc giấy bản, ép hoặc lèn để dầu thấm ra, bỏ giấy bản), để bớt tính mạnh của đào nhân (cơ thể hư).

6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản, rất chóng bị mọt. Cần để nơi khô, ráo, mát, trong lọ đậy kín, có lót chất hút ẩm (như vôi sống…).

0/50 ratings