Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffm.) Benth. Et Hook.f.
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
1. Mô tả, phân bố
Là cây thảo sống lâu năm, cao 1-2m. Thân hình trụ, tròn, rỗng màu tím hồng tía hay trắng. Lá xẻ 3 lần long chim, mép có răng cưa, cuống lá dài phình ra thành bẹ: Hoa tự tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu trắng. Quả bế đôi thường gọi nhầm là “hạt”.
Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát’ triển rất tốt. Các tỉnh có trồng nhiều bạch chỉ là Hà Nội (Văn Điển); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Lào Cai (Sa Pa) . . .
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng của Bạch chỉ là rễ. Thường thu hái vào lúc cây đựơc 10 tháng tuổi, khi lá bắt đầu úa vàng. Đào lấy rễ củ, cắt bỏ phần cổ rễ và rễ con, đem phơi nắng hay sảy nhẹ cho khô. Bạch chỉ có mùi thơm, vị cay, hơi nóng. Bạch chỉ đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính của Bạch chỉ một loại nhựa màu vàngvà tinh dầu.
4. Công dụng, cách dùng
Bạch chỉ có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng chữa các bệnh: Cảm mạo, sốt, ho, thấp nhiệt, tiêu chảy; dung ngoài làm thuốc sát trùng, chống viêm…
Cách dùng: Uống 1 – 12g/ngày (thuốc thang), 20g/ngày (hãm với 1 lít nước), 3 – 6g (dạng bột). Dùng ngoài, sắc láy nước để rửa, bôi, đắp.