Mặc dù ngày thường bạn thích giữ bí mật về độ tuổi thực của mình, nhưng đối với bác sĩ thì điều này không nên làm, tại sao? Vì bạn cần biết rằng, tuỳ theo sự tăng dần của tuổi tác, cơ thể cũng dễ mắc chứng bệnh nào đó. Ví dụ, sau đây là một số bệnh sau tuổi trung niên dễ mắc phải, khi bạn bỗng nhiên phát hiện mình có triệu chứng như vậy mà trước đây không có, thì nên nghĩ xem mình có mắc chứng bệnh này hay không ?
Ung thư : từ đầu tới chân nơi nào cũng có thể phát sinh.
Xơ hóa động mạch : biến chứng chủ yếu là tim, hay não, cũng có thể có bệnh tật khác.
Loãng xương : do mất đi chất canxi trong xương, khiến xương loãng và dễ gãy, nhất là thường gặp đối với số chị em mãn kinh.
Tiểu đường : là một biến chứng mang tính gia tộc, thông thường liên quan tới cân nặng quá mức, thông thường không cần bổ sung insulin.
Chứng Alzheimer : người già hơn 65 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh là 15%.
Đục thủy tinh thể : bắt đầu xuất hiện từ 40 tuổi trở lên.
Tăng nhãn áp : không điều trị có khả năng mù mắt, cho nên sau 35 tuổi, hàng năm cần tiến hành kiểm tra một lần về mắt.
Điếc tai dạng thần kinh : lúc đầu thì nghe không rõ lời thoại trên sân khấu, thích thưởng thức âm nhạc hay múa, phim hay kịch câm, không thích nhiều lời thoại.
Táo bón : đi cầu bình thường đã trở thành chuyện xa xưa của thời trẻ, nay đi cầu hết sức khó khăn.
Viêm khớp : gối, hay lưng nơi gánh sức nặng toàn thân đã bắt đầu thấy đau nhức.
Loét hệ tiêu hoá : nam dễ mắc bệnh loét dạ dày hay tá tràng, tỉ lệ mắc bệnh của nữ thì nhiều hơn khi bước vào thời mãn kinh.
Thống phong :ngón chân cái sưng đỏ, rất đau đớn, tuỳ theo độ tuổi gia tăng, tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên người trẻ hơn cũng có thể mắc chứng bệnh này, nhất là thường gặp ở phía nam giới.
Chứng Parkinson : do não bộ thiếu Dopamine là một chất hóa học gây nên chứng thần kinh dị thường, người bệnh đa số là đàn ông trên 65 tuổi.
Huyết áp cao : tuy huyết áp tăng theo độ tuổi, nhưng khi huyết áp tăng quá cao, sẽ bị trúng gió, bệnh tim, thận, mù, hay tắc nghẽn động mạch.
Thoát vị (Hernia) : cơ thể dựa vào cơ bắp khoẻ giữ các cơ quan trong vị trí vốn có của chúng, một khi cơ trở nên yếu mềm, một số tổ chức sẽ bị đẩy ra, hay trượt theo bên cạnh cơ, tới bất cứ một nơi nào đó, sau 60 tuổi, có thể phát sinh hai trường hợp thoát vị thường gặp nhất là : chứng thoát vị lỗ thực quản và thoát vị bẹn. Trường hợp trước là dạ dày đi lọt qua hoành cách mô yếu ớt lên lồng ngực, gây nên chứng bệnh về tim, trường hợp sau là khi người bệnh đứng hay ho hay gắng sức, phía háng sẽ sưng to rõ rệt. Người lớn tuổi do sưng tiền liệt tuyến, cản lại đường tiểu khiến tiểu phải dùng sức mạnh, nên sẽ gây thoát vị bẹn.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp khi tuổi tác tăng cao, nhưng không phải người lớn tuổi nào cũng bị máu cao, tăng nhãn áp, hay Parkinson. Trên thực tế, theo số liệu thống kê gần nhất : người lớn tuổi ở nước Mỹ có tới 82% có sức khoẻ tốt, đủ sức tự chăm sóc bản thân. Chứng Alzheimer chỉ có 5 % người già mắc phải và phải ở vào viện dưỡng lão. Tuy lão hóa là một quá trình khó tránh khỏi, nhưng những triệu chứng xuất hiện theo độ tuổi chỉ cần phát hiện và điều trị cũng có cách chữa khỏi. Quan trọng là phải định bệnh cho kịp thời.