Dù cơ thể ta trong trạng thái rất khỏe nhưng do hoàn cảnh cũng có thể khiến hai cặp đùi bị sưng, như ngồi máy bay quá lâu chẳng hạn. Có một số chị em trong quá trình hành kinh, cũng có thể do bị tích nước và dẫn tới sưng đùi. Hoặc nếu đứng quá lâu trong ánh nắng thì đùi cũng bị sưng, hoặc có hiện tượng dị ứng nói chung. Giãn động mạch, những vết thương trên đùi hoặc trên cổ chân cũng khiến đùi bị sưng. Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn có một số bệnh cũng dẫn tới đùi, cổ chân và chân có hiện tượng sưng lâu dài.
Theo thống kê, suy tim và viêm tĩnh mạch đùi là hai chứng bệnh chủ yếu gây sưng đùi mãn tính, muốn phân biệt hai chứng bệnh trên không khó, thông thường viêm tĩnh mạch chỉ làm sưng một bên đùi, còn chứng suy tim gây sung huyết thì khiến hai chân đều sưng lên, viêm tĩnh mạch cũng gây đau, còn sưng do suy tim thì không. Xét về mặt cơ bản, những chứng bệnh gây sưng đùi, đều có đặc trưng và cơ chế khác nhau. Trước hết chúng ta hãy thảo luận về chứng tim. Tâm thất trái của tim có chức năng đẩy máu ra khỏi tim, rồi từ động mạch chuyển máu đi khắp cơ thể, số máu này sau khi tới các tổ chức trong cơ thể sẽ được phóng thích ra những oxy mang theo, và thâu lại CO2 và các thứ cặn bã, sau đó nhờ tĩnh mạch chảy về tâm thất phải, tâm thất phải sẽ mang số máu dơ này, đẩy vào phổi để bổ sung oxy, cuối cùng số máu này lại trở về tâm thất trái, đây là quá trình tuần hoàn máu.
Nêu do bệnh tim hoặc cao huyết áp lâu ngày chưa được chữa trị, nhiễm virus hoặc biến chứng van tim sẽ khiến cơ tim trở nên suy yếu, lúc này tim không đủ sức đưa máu lưu thông tới phổi, máu sẽ chảy ngược lại trong tĩnh mạch, cuối cùng tập trung tại cơ quan ở dưđi tim, đó là gan, khiến gan bị sung huyết và sưng, nếu tình trạng này không được cải thiện, cuối cùng máu sẽ chảy về tĩnh mạch ở đùi, khiến đùi bị sưng, ở một vị trí nào đó, thậm chí chầt dịch trong máu còn ngâm vào trong các tổ chức khiến bản thân tổ chức đó sưng to. Giả sử tâm thất trái yếu sức, thì máu tươi được đưa tới bđi những nhánh mạch máu ở phổi, không thể đưa tới các tổ chức đầy đủ, cũng chảy ngược lại về phổi, những hiện tượng sung huyết phổi sẽ khiến người bệnh thở sốc và ho. Thông thường tâm thất trái phải của tim cũng có thể nảy sinh trạng thái suy yếu, cho nên người bệnh suy tim đều có hai triệu chứng sưng chân và thở sốc.
Dưới đây xin giới thiệu với các bạn những chứng bệnh gây sưng hai chi như sau :
- Một hoặc nhiều tĩnh mạch nằm bề mặt hoặc phía sau của đùi bị viêm hoặc bị tắc nghẽn bởi huyết khối, đều sinh chứng bệnh viêm tĩnh mạch (Phlebitis), nếu sưng do bị viêm sẽ có cảm giác đau và sưng đỏ, còn nếu do tắc nghẽn tĩnh mạch, buộc máu chảy ngược và thấm vào các tổ chức xung quanh, lúc này, thành mạch máu vì hiện tượng viêm tĩnh mạch mà trở nên càng có sức thẩm thấu, đây khác với hiện tượng suy tim, cho nên suy tim khiến hai đùi đều sưng, còn viêm tĩnh mạch thông thường chỉ sưng một bên đùi mà thôi.
- Người mắc bệnh thận nặng, hiện tượng sưng sẽ xuất hiện khắp cơ thể, kể cả đùi, mặt và ngón tay, đó là vì nước tiểu mất quá nhiều protein – protein do gan sản sinh lưu thông trong hệ tuần hoàn máu – một quả thận có chức năng bình thường sẽ đủ sức ngăn protein chảy vào nước tiểu, nhưng một khi thận bị bệnh, protein sẽ chảy ra, cho nên một số người làm dịch vụ bảo hiểm thường dựa vào bản báo cáo xét nghiệm hàm lượng protein trong nước tiểu để kiểm tra xem khách hàng mình có bị bệnh thận hay không. Hơn nữa protein không những tồn tại trong máu mà còn phân bổ ở các tổ chức xung quanh mạch máu. Trong trạng thái bình thường, hàm lượng protein ở hai bộ phận này giữ được cân bằng, nhưng khi protein bị thất thoát nhiều trong nước tiểu, để duy trì nhu cầu sinh lý về protein của mạch máu và các tổ chức, chất dịch trong máu sẽ từ mạch máu tán ra các tổ chức xung quanh, chất dịch dư thừa này cũng khiến cơ thể bị sưng.
- Trong giai đoạn cuối của bệnh gan (không phải những chứng viêm gan thường do ăn phải đồ biển không sạch), cũng do hai cơ chế sau mà gây sưng đùi : một là do tế bào gan bị phá hoại không thể tạo ra protein đầy đủ, kết quả dẫn tới cũng như biến chứng của bệnh thận là do protein thất thoát ; để cân bằng hàm lượng trong mạch máu cũng như là những tổ chức ngoại vi mạch máu, chất dịch trong máu sẽ chảy vào trong các tổ chức gây nên các tổ chức bị sưng. Còn một cơ chế khác là do gan có thẹo khiến máu từ chân chảy về tim không thể thông qua gan, gây nên hiện tượng máu chảy ngược. Ngoài ra, những tuyến thể sưng to trong bụng và khối u cũng khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép, gây nên hiện tượng sưng đùi.
- Sưng do suy dinh dưỡng. Bạn có khi nào đặt câu hỏi tại sao những trẻ em ở khu bị nạn đói thường có cái bụng to không nhỉ ? Hiện tượng sưng bụng là do thiếu protein gây cho chất dịch trong máu bị thẩm thấu ra khỏi mạch máu đi vào tổ chức trong cơ thể. Khi bụng bị sưng, có nghĩa là trong khoang bụng đã chứa chất dịch này, điều này cũng giống như là hiện tượng biến chứng xảy ra trong gan và trong thận.
- Suy tuyến giáp nặng cũng có thể khiến toàn thân phù thũng, đương nhiên bao gồm cả đùi, điều này cũng giống như những biến chứng nêu ở phần trên về thận và gan. Cũng là vì muốn cân bằng hàm lượng protein trong mạch máu và trong tổ chức, chất dịch chảy ra các mạch máu và đi vào các tổ chức, khiến cho tổ chức bị sưng.
- Những năm gần đây còn có một chứng bệnh gây sưng đùi, và có tỉ lệ ngày càng tăng, thường xuất hiện trên cơ thể những bệnh nhân cần làm phẫu thuật đặt ống dẫn bên động mạch vành, phẫu thuật này là lấy một tĩnh mạch nhỏ từ một hoặc hai bên đùi để tạo ra đường ống dẫn mới ghép vào bên cạnh động mạch vành bị tắc nghẽn, khi động mạch đó bị cắt đứt lấy khỏi đùi sẽ sưng lên, không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng cũng không gây khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa chờ cho tĩnh mạch trong đùi thường thông nối được lưu lượng máu. Hiện tượng sưng sẽ biến mất.
- Có vài thứ thuốc gây sưng đùi như : Testostrone (thuốc điều trị liệt dương), Steroid (trị viêm khớp, hen suyễn, ung thư) dùng lâu ngày, Estrogens, thuốc tránh thai dạng uống, thuốc ức chế trầm uất (Nardil), thuốc hạ huyết áp như Apresoline, Reserpine, Aldomet và một số thuốc mới về bệnh tim mạch…
- Màng tim bao bọc ngoài tim cũng có thể nảy sinh tai biến do virus hoặc các viêm nhiễm khác hoặc do sau cơn mổ tim, trở nên vừa cứng vừa dày, cứ như mặc thêm một bộ áo giáp cho quả tim. Tình trạng này làm cản trở sự co giãn bình thường của cơ tim, cuối cùng khiến mạch máu không thể trôi chảy quay về tâm thất phải mà ngược dòng đi vào tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch cổ và bụng sưng to, và gây đến đùi cũng sưng to.
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao chân và đùi của bạn bị sưng, và lý do sưng rồi đó. Thông qua những kiến thức khái quát trên, phần dưới đây giúp cho các bạn chẩn đoán nguyên do gây bệnh theo các nguyên tắc sau :
- Nếu hiện tượng sưng chi nảy sinh ở một bên đùi và một bên chân, thường không do biến chứng toàn thân, như chứng bệnh thiếu protein trong máu, suy tim hoặc thận.
- Suy tim thông thường chỉ khiến cặp đùi bị sưng, còn mặt, ngón tay, mắt sẽ không sưng..
- Nếu bụng và đùi đều sưng, thì vấn đề do gan nhiều hơn là do tim, nhất là bụng sưng trưđc đùi, càng có thể khẳng định về điều này.
Ngoài ra, xin giới thiệu thêm một số cách tự kiểm tra như sau :
- Dùng ngón tay cái ấn vào nơi sưng của đùi, vài giây sau buông ra, sẽ thấy nơi đó lõm xuống, 1-2 phút sau đó trở lại bình thường. Chỉ có trường hợp suy tuyến giáp mới không có hiện tượng trên, ngoài ra, những chứng sưng do nguyên nhân khác đa số đều có hiện tượng sưng cả.
- Nam giới nếu có sưng đùi, vàng da, to vú và số lần cạo râu ít dần, lòng bàn tay màu đỏ, thở sốc, có thể khẳng định mắc phải chứng bệnh gan một cách nghiêm trọng.
- Nêu hiện tượng sưng có cả trên mặt và trên đùi, thì không phải là chứng bệnh tim hoặc gan. Nên nghĩ tới nguyên nhân khác : suy tuyến giáp, dị ứng, màng tim đè vào quả tim, bị nhiễm khuẩn do ăn phải những thịt bị nhiễm giun trùng biến chứng do nấu không được kỹ càng, hoặc là chứng bệnh thận.
- Nếu đùi bị sưng và có màu nâu sẫm lắng đọng, nhất là lắng đọng ở chỗ xung quanh cổ chân, thường do những chứng bệnh kéo dài đã lâu do giãn tĩnh mạch mãn gây nên. sắc tố nâu bị lắng đọng, do máu đi qua thành mạch máu tới các tổ chức gần đó gây nên.
- Nếu nơi sưng có cảm giác đau, đỏ, hơi nóng, chắc do đùi bị thương, hoặc bị viêm, cũng có thể là viêm tĩnh mạch cấp. Nếu đơn thuần là suy tim, hoặc chứng bệnh gan thận, thì không có đau ở nơi sưng.
- Nếu hai chân đều sưng và có triệu chứng thở dốc, chắc là suy tim mà ra.
- Triệu chứng sưng đùi có diễn ra suốt ngày hay không ? hay chỉ sưng khi về chiều. Nếu sưng 24/24, có thể là vấn đề của mất cân bằng chất đạm hoặc bệnh tĩnh mạch. Nếu chỉ sưng khi ngủ, có thể do suy tim.
- Nếu sưng phát sinh một cách đột ngột, có thể do huyết khối gây tắc nghẽn, tắc nghẽn mạch máu hoặc tĩnh mạch bị viêm, ít khi do chất đạm mà ra.
- Nếu bụng sưng trước đùi, có thể do gan hoặc màng tim hoá dày ; nếu chân sưng trước, sau đó mới có hiện tượng tích nước ở bụng, nếu không phải bệnh tim thì là bệnh thận.
Bất kể nguyên nhân gây sưng đùi là gì, chớ nên lạm dụng những thứ thuốc không rõ lai lịch để nhanh chóng bớt thũng, chỉ khi nào được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị thích đáng mới mong khỏi bệnh thực sự.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : SƯNG ĐÙI
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý | |
1. Suy tim (cặp đùi đều sưng) | • Điều trị bệnh tim. | |
2. Viêm tĩnh mạch (sưng một đùi) | • Chườm nóng, nghỉ ngơi, kê cao chần, dùng thuốc chống đông máu. | |
3. Giãn tĩnh mạch | • Chăm sóc động viên, mổ và chích để chống xơ cứng. | |
4. Biến chứng bệnh thận (toàn thân phù thũng) | • Điều trị. | |
5. Biến chứng gan. | • Dùng thuốc lợi tiểu, chú ý ăn uống, steroid. | |
6. Đói hoặc kén ăn.
| • Ăn uống đúng cách. | |
7. Suy tuyến giáp. | • Bổ sung Thyroid hormones | |
8. Rút tĩnh mạch đùi làm đường ông dẫn cho phẫu thuật tim.
| • Chăm sóc. | |
9. Triệu chứng do thuốc. | • Ngưng ngay những thứ thuốc gây dị ứng. | |
10. Viêm màng tim. | • Thuốc men hoặc mổ. |
Xem chi tiết bệnh
Suy (hẹp) động mạch cấp tính ở chi dưới
Suy (hẹp) động mạch mạn tính ở chi dưới
Bệnh lý màng ngoài tim và điều trị
Bệnh viêm màng ngoài tim – Chẩn đoán, xử trí