Rung giật nhãn cầu:
Là những chuyển động theo nhịp của nhãn cầu, đặc trưng bởi hai pha nối tiếp ngược chiều.
Có hai loại cơ bản của rung giật nhãn cầu:
- Loại quả lắc đồng hồ khi hai pha tương xứng, tốc độ đều nhau.
- Rung giật nhãn cầu kiểu lò xo với một pha chậm (bệnh lý) theo sau là một pha nhanh đưa mắt trở lại vị trí ban đầu. Người ta định nghĩa chiều của rung giật nhãn cầu là chiều của pha nhanh.
Theo hướng di chuyển của rung giật nhãn cầu, người ta phân biệt:
- Rung giật nhãn cầu đơn thuần:
+ Ngang.
+ Đứng.
+ Xoay, đôi khi chéo.
- Rung giật nhãn cầu phức tạp, ngang xoáy.
Hai mắt thường bị đồng thời, hiếm khi chỉ bị một mắt.
Rung giật nhãn cầu do mắt (rung giật nhãn cầu bẩm sinh):
Thường là kiểu quả lắc đồng hồ, nhưng cũng có thể là kiểu lò xo, đôi khi kèm theo nghiêng cổ và có vị trí hãm.
Trong một số trường hợp có thể không thấy bất thường ở mắt (rung giật nhãn cầu di truyền), thường gặp hơn là rung giật nhãn cầu có kèm nhược thị nặng mà khám mắt sẽ tìm ra nguyên nhân: bất thường của nhãn cầu, đục thể thuỷ tinh, viêm hắc mạc, viêm hoàng điểm, tật khúc xạ nặng, mù màu, bạch tạng, thoái hoá võng mạc. Thị lực thường dưới 4/10.
Cũng cần nhớ đến các rung giật nhãn cầu kèm theo liệt vận nhãn không hoàn toàn.
Rung giật nhãn cầu căn nguyên thần kinh:
Luôn luôn là kiểu lò xo chứng tỏ có tổn thương ở đường cảm thụ tiền đình: ngoại vi (ở mức tai trong) hoặc trung ương (các trung tâm ở thân não).
- Rung giật nhãn cầu ngoại vi: có đặc trưng kiểu ngang hoặc ngang xoáy. Nó nằm trong hội chứng hài hoà có nghĩa là pha chậm của rung giật nhãn cầu, sự lệch hướng đồng thời và song song của hai ngón trỏ, hướng mất thăng bằng ở vị trí của Romberg là cùng chiều. Nó thường kèm theo cảm giác chóng mặt, nôn và buồn nôn.
Các nguyên nhân rất đa dạng:
+ Nhiễm khuẩn do lan đến từ tai giữa, hiếm hơn là quai bị, Zona hoặc giang mai giai đoạn III.
+ Mạch máu: xuất huyết hoặc thiếu máu hoặc rối loạn vận mạch dẫn đến chóng mặt kiểu Ménière, khỏi phát đột ngột, kèm theo ù tai, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của bộ máy thính giác tiền đình.
- Rung giật tiền đình trung ương: nằm trong hội chứng mất hài hoà, người ta không thấy tính song song giữa hướng của rung giật nhãn cầu, sự lệch hướng của hai ngón trỏ và chiều ngã. Rung giật nhãn cầu có thể đơn thuần, nhất là khi nó không kèm theo các biểu hiện thính giác.
Chiều của rung giật nhãn cầu cho phép khu trú vị trí tổn thương:
+ Đứng: chứng tỏ tổn thương của chỏm cuông não.
+ Ngang: tổn thương của cầu não.
+ Xoáy: tổn thương của hành não (theo chiẹu kim đồng hồ – tổn thương bên trái, ngược chiểu kim đồng hồ – bên phải).
Tất cả các ổ nhiễm khuẩn, viêm, tổn thương mạch hoặc khối u ảnh hưởng đến thân não có thể gây rung giật nhãn cầu, tương tự một số u ăn đến thân não (u nguyên bào tuỷ của não thất rv, u của tiểu não hoặc tụt tiểu não trong tăng áp lực nội sọ)
Trong số các nguyên nhân thường gặp cần lưu ý:
+ Hội chứng Wallenberg.
+ Xơ hoá mảng.
+ Bệnh rỗng tuỷ.
Cuối cùng, rung giật nhãn cầu có thể gặp trong di chứng chấn thương sọ não (đụng giập mê đạo hoặc của thân não).