Bệnh viêm amiđan chia làm 2 loại: viêm amiđan cấp, Đông y gọi là hầu nga hay phong nhiệt nhũ nga, do nhiệt độc ở phế vị bên trong kết hợp với phong nhiệt bên ngoài gây ra bệnh và loại viêm amiđan mạn, Đông y gọi là thạch nga hay hư hoả nhũ nga, do phế vị âm hư tân dịch không đầy đủ, hư hoả viêm lên trên gây ra bệnh.

Viêm Amidan cấp:

  • Sốt cao 39-40oC
  • Đau họng, nuốt khó.
  • Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.
  • Khám họng: 2 Amidan to, đỏ. Niêm mạc họng đỏ.
  • Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.
  • Cận lâm sàng: XN công thức máu, phết họng

    Hình ảnh của Bệnh viêm amiđan
    Hình ảnh của Bệnh viêm amiđan

Viêm amidan mạn:

  • Khám họng: Amidan to hoặc hốc bả đậu.
  • Hơi thở hôi.
  • Nuốt vướng, ho khan.

VIÊM AMIĐAN CẤP

Phong nhiệt nhũ nga chia làm 2 thể: thể nhẹ và thể nặng

Thể nhẹ

Ngoại cảm phong nhiệt

Triệu chứng: sợ lạnh, nhức đầu, amiđan sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác

Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu Bài thuốc:

Trẻ em dùng liều lượng ít hơn.

Bài 1 :

Bạc hà8gCát cánh6g
Ngưu bàng tử8gXạ can6g
Huyền sâm12gCỏ nhọ nồi16g
Sinh địa12gBồ công anh16g
Kim ngân hoa16gSơn đậu căn12g
Bài 2: Thanh yên lợi cách thang gia giảm;
Ngưu bàng tử12gCát cánh6g
Bạc hà6gCam thảo4g
Kim ngân hoa40gHoàng cầm4g
Liên kiều16gHoàng liên4g
Bài 3: Ngân kiều tán gia giảm:
Kim ngân hoa16gBạc hà4g
Liên kiều12gHuyền sâm16g
Đạm trúc diệp12gCát cánh6g
Ngưu bàng tử12gCam thảo8g

Kinh giới              4g

Vị thuốc Liên Kiều chữa bệnh viêm amidan
Vị thuốc Liên Kiều chữa bệnh viêm amidan

Thể nặng

Hoả độc hay nhiệt thịnh ở phế vị.

Triệu chứng: sốt cao, miệng khô, tuyến amiđan sưng to, loét hoặc hoá mủ, họng đau nhiều, không dám ăn, tiểu tiện đỏ, hạch nổi ở dưới hàm, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng dầy, mạch sác hữu lực.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc ở phế vị: hoạt huyết, trừ mủ. Bài thuốc:

Trẻ em dùng liều lượng ít hơn:

Bãi 1:

Kim ngân hoa20gSinh địa16g
Xạ can8gTanh bạch bì12g
Hoàng liên12gCam thảo Nam16g
Hoàng bá12gThạch cao20g
Huyền sâm16g
Bài 2: Phức phương lượng cách thang giagiảm:
Thạch cao sống40gĐạm trúc điệp12g
Kim ngàn hoa16gSơn chi tử12g
Hoàng cầm12gHuyền sâm16g
Liên kiều12gBạc hà4g
Cát cánh8gCam thảo8g
Bài 3: Hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm
Kim ngân hoa40gSơn đậu căn12g
Liên kiều20gXạ can8g
Hoàng cầm12gXích thược12g
Hoàng liên4gHuyền sâm12g
Ngưu tất             20g

Táo bón thêm Đại hoàng 8-12g.

VIÊM AMIĐAN MẠN

Hư hoả nhũ nga.

Triệu chứng: hay tái phát, miệng khô hơi đau, miệng hôi, ho khan, sốt nhẹ, người gầy yếu, mệt mỏi.

Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh phế, hoạt huyết tiêu viêm.

Bài thuốc:
Sa sâm12gTang bạch bì12g
Mạch môn12gCát cánh4g
Huyền sâm16gThăng ma6g
Xạ can8gNgưu tất12g

Bài 2: Lục vị địa hoàng gia giảm:

Sinh địa16gHuyền sâm12g
Sơn thù8gXạ can6g
Hoài sơn12gThiên hoa phấn8g
Trạch tả8gTri mẫu
Đan bì8gĐịa cốt bì8g
Phục linh8gNgưu tất12g
Bài 3: Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm
Sinh địa20gBối mẫu8g
Mạch môn8gCam thảo4g
Huyền sâm12gBạc hà4g
Bạch thược12gThiên hoa phấn8g
Đan bì12gĐịa cốt bì8g
Bài 4: Ích khí thanh kim thang gia giảm:
Sa sâm12gXạ can8g
Mạch môn12gTang bạch bì12g
Huyền sâm12g
Xạ can ( Rẽ quạt, Biển Trúc) -
Xạ can ( Rẽ quạt, Biển Trúc)

Miệng hôi thêm Thạch hộc, Tri mẫu mỗi thứ 12g.

Ho khan thêm Hạnh nhân 8g, Bối mẫu 6g.

Châm cứu:

Nên châm trường hợp bệnh nhân viêm amiđan cấp.

Chọn các huyệt sau: Thiên đột, Giáp xa, Hợp cốc, Khúc trì.

Nhĩ châm:

Vùng tuyến amiđan, Họng hầu.

Xem tiếp:

Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh viêm amidan theo y học hiện đại

0/50 ratings
Bình luận đóng