Chất độc là chỉ độc tố thâm nhập vào trong thể sinh vật, tức là trong điều kiện lượng thuốc tương đối ít, vẫn có thể thành vật thể gây tổn thương các cơ quan hoặc chức năng thể sinh vật. Có rất nhiều các loại chất độc, chỉ nói riêng các chất hóa học, trên thị trường đã có từ 5000 đến 10000 loại. Nhưng có không quá 100 đến 150 loại là có khả năng gây ngộ độc. Bao gồm các chất khí gây ngộ độc như khí Carbonnic Monocide, khí Nitrogen Diocide, Sulfur Diocide, khí Amoniac, khí Clo, khí Forgen, Bifloride, v.v…; các loại kim loại và muối như chì, thủy ngân, mangan, Cađimium, Chromium Beryllium, Lân vàng (phốt pho vàng), Arsenic Triocide, Barium Chloride, Thallic Nitrate, Potassium Cyaride, Sodium Nitrite, v.v…; một số hợp chất hóa hữu cơ như Benzene, rượu Metylic, Formaldehyde, Carbon Tetrachloride, Chlorolorm, Trichloroathylene, Ethylene Tetrachloride, Dimethyl Sulíate, Toluene, Allyl
Chloride, Chloro Ethylene (Etylen), acryloy Acylate, v.v… và các loại thuốc sâu như Sulfua Phosphoryl, Thio Phosphoryl, Methyl Thiophosphoryl, Methylanrine Phosphoryl, Dech Phosphoryl, Vinyl Acylate, Pentcachlorophenol, Insecticide (Pesticide); các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc giảm đau, Moocphin, v.v… Ngoài ra còn do nhiều loại chất độc trong thiên nhiên, chất độc của động vật như chất độc ở nọc rắn, nọc ong, cá nóc, V.V.. Các loại chất độc trong thực vật như nấm độc, thuốc phiện, cây gai, cà độc dược. Một số loại khuẩn độc như khuẩn gậy trong thịt độc, độc tố trong tụ cầu khuẩn, v.v…
Khi khám lâm sàng cần xem có phải bị ngộ độc không, xem loại chất độc đó là loại gì, có hay có gây hại gì. Khi bác sỹ chẩn đoán, ngoài việc xem xét kỹ các bệnh trong các cơ quan của cơ thể một cách có hệ thống, không được bỏ qua các bệnh do ngộ độc, các loại bệnh này thường có biểu hiện lâm sàng là bị tổn thương có hệ thông khắp cơ thể, khi chỉ chẩn đoán một bộ phận nào đó, thì khó tìm ra bệnh, ví dụ như khi bị ngộ độc hoặc bán ngộ độc chì cấp tính, do bác sỹ không nắm chắc toàn bộ biểu hiện của cả cơ thể, thường tách riêng ra để chẩn đoán.
Khi đau bụng do ngộ độc chì lại chẩn đoán nhầm là chứng đau bụng cấp, hay chứng giun chui ống mật, viêm tuyến tụy, viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thậm chí là chửa ngoài dạ con. Các biểu hiện khác như thiếu máu do chì lại chẩn đoán nhầm là thiếu máu do sắt; một số biểu hiện .về thần kinh do nhiễm chì, huyết áp cao, thương tổn gan, v.v… lại ghép vào với nhau, mà chỉ lấy một loại bệnh trong hệ thống thì rất khó giải thích.
Do đó đối với việc bị mắc bệnh do ngộ độc thì khi chẩn đoán lâm sàng cần tìm hiểu 3 trường hợp dưới đây mới tổng hợp phân tích và phán đoán.
Tìm hiểu xem trước đây có tiếp xúc với chất độc không
Tiếp xúc về nghề nghiệp thì rất dễ nắm được, như khi phun thuốc trừ sâu hoặc sau đó xuất hiện triệu chứng, hay xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, hoặc bị ô nhiễm môi trường gây ra ngộ độc. Điều khó khăn là các ca ngộ độc do uống nhầm thuốc có độc hoặc ăn nhầm thực phẩm nào đó có chất độc, đặc biệt là các cháu nhỏ rất dễ bị ngộ độc do ăn nhầm phải bả chuột, thuốc men và các chất độc làm ô nhiễm da, khi chẩn đoán rất khó khăn. Nhưng điều quan trọng đối với bác sỹ khi chẩn đoán, đặc biệt đối với các loại bệnh không có biểu hiện điển hình hoặc có rất nhiều người cùng phát bệnh thì cần nghĩ ngay đến khả năng bị ngộ độc.
Tìm hiểu các loại chất độc dễ xâm nhập vào cơ thể và biểu hiện của nó
Tuy trong biểu hiện lâm sàng một số chất độc khi gây tổn thương cho các bộ phận của cơ thể, các chất độc khác nhau thì các giai đoạn ngộ độc cũng khác nhau hoặc ở các mức độ khác nhau, biểu hiện lâm sàng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể lại càng có thay đổi nổi bật. Do đó, mọi người có thể căn cứ vào các biểu hiện chủ yếu để chẩn đoán xem khả năng đã bị ngộ độc loại chất độc nào. Các chất độc chủ yếu gây tổn thương cho con người có thể chia làm các loại sau:
Chất độc và hệ thống thần kinh:
Chủ yếu là bệnh ở não bị ngộ độc, xung quanh hệ thần kinh các cơ bắp rung động, chân tay run, cử động mất cân đối, tê liệt, tai điếc do thần kinh, dây thần kinh thị giác bị co lại, chứng thần kinh, có vướng mắc về tinh thần và có hành động khác thường, v.v… Trong đó ngộ độc cấp tính ở mức độ nặng thường có biểu hiện là bị bệnh não và phù não do ngộ độc, thường là bị tụt não dẫn đến tử vong. Các chất độc thường hay thấy là chì, Lead Tetraethyl, thủy ngân, thủy ngân hữu cơ, thiếc hữu cơ, Mangan, arsenic, Thallium (ôn), Barium, Carbon Monocide, Carbon Bisuhide, Methyl Alcohoe, Methyl Bromide, Allyl Chloride, acryloyl, Tritolyl Phosphate, Phân lân hữu cơ, Acid Boric, Streptomycin, Gentamycil, chất độc cá nóc.
Chất độc ở hệ thống hô hấp:
Các chất hóa học này thường gây ra các chứng bệnh như viêm mũi cấp, viêm họng cấp, viêm khí quản cấp, viêm nhánh khí quản cấp, hen suyễn do bị kích thích hoặc bị dị ứng; viêm phổi, phù phổi vì hóa chất, chứng khó thở ở người lớn, suy hô hấp, v.v… Biểu hiện lâm sàng thường gặp là do vô ý hít phải chất độc. Các chất độc thường hay gặp là khí Nitrogen dioxide, Sunfurơ dioxide, khí Clo, Carbonyl Chloride, Amoniac, Methylamine, Diethyl Amin, khí Nustard, cỏ bách thảo khô, Dimethyl Sunfate, Carboxyl Nickel.
Chất độc ở hệ thống máu:
Các chất độc khác nhau sẽ dẫn đến sự tổn thương khác nhau.
- Chất độc trong dung dịch máu:
Có thể gây thiếu máu do bị suy thận cấp. Lấy ví dụ tiêu biểu là chất arsenic Hydride thường hay gặp trong công nghiệp xử lý quặng đá. Ngoài ra còn một số chất khác như Antimony Hydride, Hydrogen Phosphite, Copper Sulfate, Amino Benzene, Nitro Compound, chất xà phòng, nọc rắn và một số thuốc miễn dịch gây thiếu máu như aspirin, thuốc chế từ Antimony, thuốc chế từ chất acsenic, Sulfamide, Quinine, v.v…
- Các chất ức chế việc tạo máu ở tủy sống:
Có thể dẫn đến chứng giảm tế bào, giảm thành phần trong máu, thậm chí còn gây khó khăn trong việc tái sinh máu khi bị thiếu máu. Các chất thường gặp phải là Benzen, Trinitrotoluene, Carbon Tetrachloride, khí Mustard và một số thuốc như thuốc Ankyl hóa, thuốc Chloromycetin, thuốc Syntomycin v.v… Chì và các hợp chất khác có thể gây ức chế cho việc tổng hợp huyết sắc tố, gây ra chứng thiếu máu do tế bào sắt non.
- Biến tướng của các chất độc trong việc hình thành Hemoglobin:
Biếu hiện lâm sàng có màu tím sẫm và có triệu chứng thiếu dưỡng khí, hàm lượng Hemoglobin trong máu tăng cao, hồng tế bào (Tế bào máu) tồn tại ở dạng tiểu thể Heinz. Thường thấy các chất độc như Nitrite (Muối công nghiệp), nhóm Aniline, Nitro-compound, Trinitrotoluene, Hydroylamine, Amino Phenol, Methyl Radical Hydradin, Nitroglycerine, Tetranitromethane và một số thuốc như Acid Nitric Glycerine, Amyl Nitrite, v.v…
- Các chất độc làm cản trở việc đông máu:
Có thể gây xuất huyết toàn thân, phát ban từng mảng trên da. Thường thấy ở các chất độc trong vàng, thủy ngân, Bismuth, một số thuốc độc quân dụng (Khí độc lewisite) và một sô loại thuốc diệt chuột, v.v…
Chất độc đường tiêu hóa:
Một số chất độc khi bị nuốt vào trong cơ thể có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng ở đường tiêu hóa như: loét niêm mạc trong miệng, loét dạ dày, thực quản, dạ dày bị thủng. Thường có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi .ỉa ra máu, tiêu chảy và bị viêm phúc mạc do bị thủng. Các chất độc tiêu biểu là các loại acit mạnh, kiềm mạnh, Phenol, nước ôxy già, Chlorates, Nitrate Bạc (Silver Nitrate), Bichromates, thuốc trừ sâu, bách thảo khô. Một số chất độc có thể gây ra viêm, loét dạ dày, viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi như thủy ngân, arsenic, v.v… Một số chất độc có thể gây đau bụng dữ dội như chì, thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, Thaline, v.v… Khi bị ngộ độc Morphin, Atropine, v.v… thì thường có biểu hiện dạ dày bị trướng khí và đau đớn.
Các chất độc nhiễm vào gan, thận:
Những người bị ngộ độc có thể gây ra ở gan, người bị nặng có thể làm cho gan bị hoại tử, gan teo lại có sắc vàng, suy gan cấp tính.
Tổn thương thận có biểu hiện là cấp tính do bị ngộ độc ở thận, gây viêm thận từng lớp, tiểu quản thận bị hoại tử, bị tắc tiểu quản thận, bị suy thận cấp tính. Chất độc cũng thường xâm nhập vào cơ tim, gây ra bệnh về cơ tim do ngộ độc. Các chất độc có thể gây ra tổn thương cho các bộ phận trong cơ thể thì rất nhiều, có người đã thống kê được hơn 700 loại, có thể kể ví dụ một vài chất tiêu biểu như Carbon Tetrachloride, Chlorotorm, Vinyl Chlorid, Phenol, Benzen, Chlornaphthalenes,
Alinine, Phenylhydrazine, Thallium, Antinony, Arsenic, Cadmium, Chlomium, Phốt pho trắng, v.v… Ngoài ra còn có rất nhiều chất độc trong thuốc chữa bệnh có thể gây thương tổn cho gan, thận như Liphupin, Isoniazid, Gentamycin, thuốc kháng sinh.
Các tổn thương khác:
Một số chất độc gây ra ngộ độc có các biểu hiện đặc biệt nên được tham khảo trong chẩn đoán. Ví dụ như khi bị ngộ độc Thallium và Chlor-prene có thể gây nên rụng tóc, rụng lông rất nhiều; khi bị ngộ độc chì thì có thể thấy viền chì ở quanh lợi. Khi bị ngộ độc Arsenic thì có vân trắng ở móng tay, da có màu xám xịt thành khía cạnh; Khi bị ngộ độc Trinitrotoluene Naphthalene có thể làm cho mắt thong manh. Khi -bị ngộ độc rượu metylic có thể dẫn đến viêm dây thần kinh mắt, ảnh hưởng tới dây thần kinh mắt. Khi bị ngộ độc Carbon Bisulíìde có thể dẫn đến biến chứng ở võng mạc mắt. Khi bị ngộ độc Vinyl Chloride có thể làm cho đầu ngón tay, ngón chân đứt khúc và bị loãng xương; khi bị ngộ độc Fluorine mãn tính có thể dẫn đến các bệnh ở khớp xương; khi bị ngộ độc lân trắng, có thể dẫn đến việc hoại tử cằm, bọng răng có nhiều mủ; nếu bị ngộ độc Pentachlorophenol Sodium có thể dẫn đến sốt cao; khi bị ngộ độc nước ớt, Barium, Magnesium, Phenol bông, sẽ dẫn đến cơ bắp mệt mỏi, đuối sức và thiếu Kali, v.v… đều có những biểu hiện có tính chất đặc trưng.
Tiến hành xét nghiệm
Lấy mẫu máu, nước tiểu, sữa, nước dãi hoặc các bộ phận bị ngộ độc hoặc kiểm tra hàm lượng chất thải ra của độc tố là chứng cứ khách quan quan trọng nhất để tìm ra các chất đã bị ngộ độc. Các chất độc này càng tăng cao sẽ cho ta biết rõ ràng rằng chất độc được hấp thụ vào cơ thể đã quá nhiều.
Ngoài ra, việc phải xét nghiệm các’ thương tổn của các bộ phận trong cơ thể để chẩn đoán là không thể thiếu được như xét nghiệm chức năng, gan, thận, phổi, máu, tuỷ, làm điện não đồ, cơ đồ, điện tâm đồ kiểm tra các xét nghiệm và chiếu chụp, nhằm xác định vị trí các bộ phận trong cơ thể bị thương tổn là điều cực kỳ quan trọng.
Nếu như có thể xem xét tình hình hai mặt trên và tiến hành xét nghiệm, rồi tổng hợp phân tích. Đối với một số căn bệnh tương tự khác, các bệnh do ngộ độc gây ra cũng không khó chẩn đoán.